- Tái chế kim loại B ụi, CO, hơi kim loại, hơ
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.5.3. Giải pháp kỹ thuật
3.5.3.1. Đối với chất thải rắn:
Hiện tại xã Đại Bái đã có bãi rác tập trung, nhưng bãi rác lộ thiên và nằm ngay cạnh sông gây ô nhiễm môi trường nước xung quanh. Chất thải sinh hoạt và chất thải sản xuất chưa được phân loại thu gom và xử lý bằng các biện pháp nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Để giải quyết được vấn đề rác thải tồn đọng và lượng rác thải ngày một gia tăng, trước mắt thực hiện quy hoạch lại các bãi rác hiện có, đồng thời quản lý thu gom, phân loại rác tại nguồn.
- Mỗi hộ gia đình được phát 3 thùng chứa hoặc bao chứa chất thải rắn để phân loại thành: rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ và rác có thể tái chếđược. Mỗi hộ gia đình cần phân loại để tách riêng và đặt chúng vào trong các thùng chứa thích hợp.
- Trong ngày thu gom quy định, các thùng chứa được đưa ra ngoài lề đường để các xe thu gom rác đến đổ và chởđi. Hộ nào không tiến hành phân loại sẽ bị xử phạt.
- Chính quyền xã, thôn tuyên truyền phân loại rác trên loa, đài phát thanh của thôn, xã khoảng 2 - 3 lần/tuần. Đồng thời đưa ra những hình thức xử phạt đối với các hộ không có ý thức chấp hành.
Hình 3.9 minh hoạ sơđồ tổng thể của hệ thống thu gom rác thải. Trong sơ đồ này đề cập đến các khâu trong quá trình thu gom rác thải từ nguồn phát sinh chất thải, phân loại rác, thu gom, vận chuyển đến tách và xử lý rác thải. Các khâu này có quan hệ mật thiết với nhau.
Hình 3.8: Sơđồ tổng thể hệ thống thu gom chất thải rắn
* Xây dựng hệ thống cây xanh quanh khu vực tập trung rác thải:
Đối với bãi rác lộ thiên cần tiến hành trồng hành lang cây xanh xung quanh bãi rác. Cây xanh có tác dụng rất lớn trong quá trình giảm thiểu ô nhiễm. Trồng hành lang cây xanh xung quanh bãi rác không những có tác dụng giảm
Nguồn phát sinh chất thải
Phân loại rác thải tại nguồn
Thu gom
Trung chuyển , vận chuyển Tách, xử lý và tái chế
thiểu ô nhiễm không khí mà còn có tác dụng ngăn cản rác thải phát tán ra các khu vực xung quanh. Chiều rộng của hành lang thiết kế khoảng 5m.
Tại các bãi rác, tình hình ruồi phát triển rất nhiều cần tiến hành phun xịt các chế phẩm để hạn chế mùi và ruồi.
* Tiến hành chôn lấp rác hợp vệ sinh:
Quy trình chôn rác hợp vệ sinh được tiến hành như sau: rác tươi sau khi được thu gom từ các hộ gia đình sẽ được đưa đến bãi rác và được xử lý sơ bộ bằng vôi và các chế phẩm sinh học. Rác được san ủi thành từng lớp rác, lớp đất cho đến khi đầy hố. Mỗi hố chôn rác đều có lớp vải địa kỹ thuật và màng chống thấm, lắp đăt hệ thống thu gom nước rác để đưa về trạm xử lý nước rác. Tuy nhiên, đối với một xã như xã Đại Bái, việc xây dựng các hệ thống xử lý nước rác rò rỉ là vấn đề rất khó khăn do vấn đề kinh phí và đầu tư. Trên thực tếđó, xã Đại Bái nên tận dụng diện tích đất tại bãi chôn lấp để trồng cây có giá trị kinh tế cao như cỏ vetiver, cỏ voi hoặc cây dầu mè. Cách làm này vừa giúp tận dụng được đất của các bãi chôn lấp rác để làm kinh tế, vừa kết hợp tận dụng xử lý nước rỉ rác để làm nguồn tưới dinh dưỡng cho cây nên giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường. Sau khi hốđược chôn đầy rác sẽđược phủđất và trồng cỏ.
3.5.3.2. Đối với khí thải:
Đặc điểm khi chế tạo các hệ thống xử lý áp dụng cho làng nghề là sử dụng ít năng lượng, nhỏ gọn. Năng lượng điện được lấy từ nguồn điện sinh hoạt (điện áp 220V, 1 pha, 50Hz) nên không thể dùng các thiết bịđiện 3 pha, do đó giới hạn công suất các thiết bị, điều này dẫn đến trở lực của toàn bộ hệ thống xử lý phải thấp. Không gian để đặt thiết bị phụ thuộc nhiều vào diện tích đất của chủ hộ, vì vậy kích thước thiết bị phải rất hạn chế và có thể tháo lắp dễ dàng. Khí thải tại làng nghề tái chế kim loại xã Đại Bái không chỉ chứa hàm lượng bụi cao mà còn chứa nhiều khí SO2, CO, NO2, hơi đồng, hơi nhôm...Do vậy để xử lý môi trường không khí tại khu vực các lò đúc đồng, nhôm tôi đề xuất phương án sử dụng Cyclon để làm sạch không khí như sau:
Hình 3.9: Sơđồ công nghệ xử lý khí thải lò tái chế kim loại của làng nghề
Thuyết minh công nghệ:
Tại vị trí lò nấu đặt các chụp hút khí sao cho toàn bộ khí đựợc hút vào hệ thống xử lý nhờ một quạt hút gắn ở miệng ra của hệ thống xử lý. Độ cao chụp hút tính từ mặt đất (nền nhà xưởng) khoảng 1,4 m. Độ cao này nhằm đảm bảo hút được tối đa lượng khí phát sinh, tránh cho người lao động hít phải khí thải của lò nấu. Đồng thời đảm bảo không gian thao tác cần thiết khi nấu tái chế. Chụp hút được lắp đặt thông với ống khói, phí trên chụp hút có van đóng mở sự cố. Van này sẽđóng khí hệ thống xử lý khí thải làm việc và mở khi hệ thống xử lý gặp sự cố. Khi van sự cố mở, khí thải của lò nấu sẽ theo ống khói thoát ra môi trường.
Khí thải sau khi vào tháp xử lý nhờ quạt hút tạo áp suất thấp trong tháp xử lý, tại đây dung dịch hấp thụ (nước vôi hoặc dung dịch xút loãng) được tưới, phun từ trên xuống dưới dạng sương mù, khí thải đi cùng chiều từ trên xuống và kèm theo chuyển động xoáy tròn quanh trục tâm của tháp. Nhờ có chuyển động xoáy mà các hạt bụi, hạt nước sẽ văng ra thành tháp và bám vào màng nước ở thành Cyclon rồi từ đó chảy xuống đáy tháp. Các hạt sương này làm tăng thêm diện tích tiếp xúc giữa khí thải và dung dịch xử lý, từ đó hiệu quả xử lý được
tăng lên. Các thành phần gây ô nhiễm trong khí thải sẽ bị giữ lại trong tháp và lắng xuống đáy tháp tạo thành bùn. Định kỳ người vận hành sẽ tháo bùn này bằng van xảđáy, bùn được xử lý như chất thải nguy hại (xử lý như bã, xỉ sau khi nấu tái chế). Khí thải đã được làm sạch được quạt hút ra khỏi tháp và thổi vào ống khói xả ra môi trường.
Ưu điểm của phương pháp: Cấu tạo và vận hành rất đơn giản, giá thành thấp, hiệu quả xử lý cao đối với cả bụi và các thành phần ô nhiễm có tính axít. Có thể thiết kế, chế tạo với công suất lớn để xử lý cho nhiều lò. Dễ dàng lắp ghép các đường ống thu gom khí thải từ nhiều lò tại khu vực sản xuất.
Nhược điểm của phương pháp: Tiêu hao năng lượng còn lớn, vẫn cần có mặt bằng lắp đặt, tuy nhiên có thể chấp nhận được.
3.5.3.3. Đối với nước thải:
Tới nay, làng nghề tái chế kim loại xã Đại Bái vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất không được xử lý mà thải trực tiếp ra các ao, hồ, sông gây ô nhiễm môi trường nước mặt. Cụm công nghiệp làng nghề mặc dù đã được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tuy nhiên hệ thống này lâu ngày không vận hành đến nay đã xuống cấp hoàn toàn và không còn sử dụng được nữa. Do vậy, việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải tập trung là cần thiết.
Với mục đích làm giảm chi phí đầu tư ban đầu cũng như chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải sau này mà vẫn đạt hiệu quả xử lý triệt để nguồn nước thải của làng nghề, tôi đề xuất áp dụng mô hình xử lý nước thải sau cho trạm xử lý nước thải tập trung công suất 3000 m3/ngày đêm tại khu vực thôn Tây Giữa:
Hình 3.10: Sơđồ công nghệ xử lý nước thải tập trung của làng nghề
Thuyết minh công nghệ:
- Hố bơm: Do mặt bằng của làng nghề lớn, mạng lưới tuyến cống thu gom nước thải khá xa. Chính vì vậy cần thiết phải làm hố bơm. Trước khi vào hố bơm, nước thải được dẫn qua thiết bị chắn rác và bể lắng cát để tách cát và các vật thể có kích thước lớn nhằm không làm ảnh hưởng tới thiết bị và các công đoạn sau của quá trình xử lý.
- Bểđiều hoà: Nhiệm vụ của bểđiều hoà là ổn định lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải trước khi đưa đến các công trình xử. Trong bể được bố trí thêm hệ thống phân phối khí để khuấy trộn đều nước thải, đồng thời tránh sa lắng cặn hữu cơ là tác nhân tạo mùi thối (do chất hữu cơ khi phân huỷ kị khí tạo nên các khí NH3, H2S...).
- Bể xử lý hóa lý kết hợp lắng: Bể xử lý hóa lý được chia làm 2 phần chính: ngăn phản ứng và ngăn lắng.
Ngăn phản ứng hóa học có tác dụng trộn hóa chất vào nước thải để các phản ứng xảy ra, tạo thành các bông bùn và qua đó hấp phụ các chất ô nhiễm khác hòa tan trong nước thải. Tại ngăn này nước thải được cấp các hóa chất đểổn định pH và các hóa chất khác (phèn) để keo tụ (kết tủa) một phần các thành phần ô nhiễm có trong nước thải, như chất rắn lơ lửng, kim loại nặng, một phần chất hữu cơ hòa tan… Công đoạn này làm giảm tải lượng ô nhiễm giúp các công đoạn xử lý phía sau vận hành dễ dàng hơn.
Hỗn hợp nước- bùn từ ngăn phản ứng sẽđược chảy sang bể lắng 1, tại đây bùn được tách ra khỏi nước thải nhờ quá trình lắng trọng lực. Phần nước thải sau đó tiếp tục được đưa sang công đoạn xử lý tiếp theo
- Bể xử lý sinh học (công nghệ AO): Sau khi nước thải được loại bỏ các sơ bộ các kim loại nặng, dầu mỡ bằng phương pháp hóa lý, nước thải tiếp tục được đưa sang bể xử lý sinh học thiếu khí. Tại bể này được bơm tuần hoàn một phần nước thải trong ngăn Oxi hóa (bể Aeroten) để loại bỏ hàm lượng nito, phốt pho dư và một phần chất hữu cơ sau khi được xử lý triệt để hơn bằng phương pháp xử lý sinh học hiếu khí. Sau khi đã xử lý trong bể xử lý sinh hoạc, nước thải được dẫn qua bể lắng 2 để tách bùn hoạt tính.
- Bể lắng 2: Bể lắng 2 được thiết kế là loại bể lắng đứng, loại bỏ bông bùn bằng cơ chế lắng trọng lực. Trong đáy bể lắng có bố trí góc nghiêng thành bể lớn hơn 45- 600để thu gom bùn hoạt tính về bể chứa bùn. Tại bể chứa bùn, một phần bùn sẽđược tuần hoàn trở lại bể xử lý sinh học để bổ sung lượng sinh khối mất đi trong quá trình xử lý. Phần còn lại được đưa vào bể nén bùn.
Nước thải sau khi đã được xử lý và qua bể lắng để tách bùn, tiếp tục được xử lý tại bể khử trùng đểđảm bảo đến đạt tiêu chuẩn loại A.
- Bể tiêu hủy bùn và bể nén bùn: Bể tiêu hủy bùn được thiết kế 3 ngăn nhằm giảm thể tích bùn và phân hủy phần chất hữu cơ trong bùn sinh học từ bể lắng 2, phần nước tách ra từ bể này sẽđược thu gom về bể điều hòa và tiếp tục xử lý. Phần bùn cặn định kỳ hút lên bể nén bùn và cung cấp hóa chất để giảm độ
nhớt trước khi đưa vào máy ép bùn (hoặc sân phơi).
- Bể khử trùng: Nước thải sau khi qua bể sinh học hiếu khí vẫn còn vi khuẩn gây bệnh trong nước thải sinh hoạt nên cần thiết phải khử trùng trước trước khi xả nước ra nguồn tiếp nhận. Hoá chất dùng để khử trùng là dùng Clorine dạng bột hòa tan hoặc Canxihipocloro (Ca(OCl)2) dạng hòa tan. Quá trình khử trùng được thực hiện trong bể khử trùng. Dung dịch hóa chất khử trùng được bơm vào bể khử trùng nhờ bơm định lượng hoá chất.
- Máy ép bùn: Bùn sau khi qua bể nén bùn được qua máy ép bùn cùng với hoá chất đông tụ. Việc thêm vào các hoá chất đông tụ sẽ làm cho bùn đông đặc lại nhanh hơn và quá trình ép bùn dễ dàng hơn. Bùn sau khi ép được sử dụng làm chất trợ phân bón hoặc đưa tới bãi chôn lấp rác để tiến hành chôn lấp hợp vệ sinh.