Hiện trạng môi trường nước

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề tái chế kim loại xã đại bái, huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 61 - 68)

- Tái chế kim loại B ụi, CO, hơi kim loại, hơ

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3.2. Hiện trạng môi trường nước

Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại khu vực làng nghềđược cho là khá nghiêm trọng. Khối lượng và đặc trưng nước thải sản xuất ở các làng nghề phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ và nguyên liệu dùng trong sản xuất. Làng nghề đúc đồng, nhôm có nhu cầu nước không lớn nhưng nước thải thường chứa nhiều bụi kim loại, gỉ sắt, dầu mỡ và hoá chất (axit, NaOH, các kim loại như: Cr2+, Zn2+, Pb2+, Cu2+,…) gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt, đặc biệt nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng lâu dài đến nguồn nước ngầm.

* Nước mặt:

càng bị ô nhiễm. Nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, nước cuốn trôi bề mặt đều được thải theo cống thải chung của thôn và đổ vào sông, hồ, kênh, mương hoàn toàn chưa qua hệ thống xử lý khiến cho chất lượng nước ao, hồ ngày càng xuống cấp.

Để đánh giá chất lượng môi trường nước mặt của làng nghề tái chế kim loại xã Đại Bái, tôi đã tiến hành lấy và phân tích 05 mẫu nước mặt. Các chỉ tiêu khảo sát bao gồm pH, BOD5, COD, TSS, DO, amoni, clorua, coliform và các kim loại nặng như Pb, Cu, Zn, Fe... Kết quả phân tích được so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại làng nghề tái chế kim loại xã Đại Bái như sau:

Bảng 3.4: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực làng nghề tái chế kim loại xã Đại Bái

TT Thông số Đơn vị QCVN 08:2008/ BTNMT (B1) Kết quả phân tích NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 1 pH - 5.5 - 9 9,4 10,4 11,6 9,7 10,2 2 BOD5 (200C) mg/l 15 169 247,6 668 158 132 3 COD mg/l 30 273 396 1095 242 215 4 DO mg/l ≥ 4 4,0 3 3,9 4,1 4,0 5 TSS mg/l 50 165,4 472,2 1280 129 126,4 6 Pb mg/l 0,05 0,024 <0,0015 <0,0015 <0,0015 0,007 7 Cu mg/l 0,5 0,74 1,53 0,33 <0,03 <0,03 8 Zn mg/l 1,5 0,31 2,91 1,58 0,16 0,07 9 Fe mg/l 1,5 1,29 1,92 0,68 0,42 0,29 10 Amoni mg/l 0,5 39,5 30,2 10,3 5,4 4,5 11 Coliform MPN/ 100ml 7500 6400 46000 11000 4600 2900 12 Crom(VI) mg/l 0,04 0,089 0,038 1,625 0,721 0,084 13 Clorua mg/l 600 1451,7 1275,5 1215,9 580,7 35,7 14 Nitrit mg/l 0,04 0,03 1,95 0,295 0,575 2,11

Kết quả phân tích cho thấy, môi trường nước mặt tại khu vực làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều có giá trị cao hơn QCCP nhiều lần. Cụ thể là:

- pH: 5/5 vị trí lấy mẫu có giá trị pH cao, vượt QCCP từ 1,04 – 1,3 lần. - Hàm lượng BOD5: khu vực bị ô nhiễm BOD5 nghiêm trọng. 5/5 vị trí lấy mẫu có hàm lượng BOD5 rất cao, vượt QCCP từ 8,8 – 44,5 lần. Trong đó vị trí NM3 – Nước sông Móng, đoạn chảy qua khu vực cạnh Cửa Chùa có giá trị BOD5 cao nhất, vượt QCCP 44,5 lần.

- Hàm lượng COD: 5/5 vị trí khảo sát có hàm lượng COD rất cao, vượt QCCP từ 7,2 – 36,5 lần. Trong đó vị trí NM3 – Nước sông Móng, đoạn chảy qua khu vực cạnh Cửa Chùa có giá trị COD cao nhất, vượt QCCP 36,5 lần.

- Hàm lượng TSS: 5/5 vị trí khảo sát bị ô nhiễm TSS ở mức cao, hàm lượng TSS ở tất cả các vị trí lấy mẫu đều cao hơn QCCP từ 2,5 – 25,2 lần. Trong đó vị trí NM3 – Nước sông Móng, đoạn chảy qua khu vực cạnh Cửa Chùa có giá trị TSS cao nhất, vượt QCCP 25,2 lần.

- Hàm lượng amoni: khu vực bị ô nhiễm amoni nghiêm trọng. 5/5 vị trí lấy mẫu có hàm lượng amoni rất cao, vượt QCCP từ 9 – 78,4 lần. Vị trí NM1 - Nước sông Móng, đoạn chảy qua khu vực chợĐại Bái có hàm lượng amoni cao nhất, vượt QCCP 78,4 lần.

- Hàm lượng coliform: 2/5 vị trí lấy mẫu có hàm lượng coliform cao hơn QCCP từ 1,5 – 6,1 lần.

- Hàm lượng clorua: 3/5 vị trí lấy mẫu có hàm lượng clorua cao hơn QCCP từ 2,02 – 2,4 lần.

- Hàm lượng nitrit: 4/5 vị trí có hàm lượng nitrit cao hơn QCCP từ 7,4 – 52,7 lần. - Tổng dầu mỡ: 2/5 vị trí có tổng dầu mỡ cao hơn QCCP từ 1,2 – 1,6 lần. - Hàm lượng đồng: 2/5 vị trí lấy mẫu có hàm lượng đồng cao hơn QCCP từ 1,5 - 3,1 lần.

- Hàm lượng Zn: 2/5 vị trí lấy mẫu có hàm lượng Zn cao hơn QCCP từ 1,1 - 1,9 lần.

lần (vị trí NM2 - Nước sông Móng, đoạn chảy qua khu vực cạnh Đồng Nghè). - Hàm lượng Cr (VI): 4/5 vị trí lấy mẫu có hàm lượng crom (VI) rất cao, vượt QCCP từ 2,1 – 40,6 lần. Trong đó vị trí NM3 – Nước sông Móng, đoạn chảy qua khu vực cạnh Cửa Chùa có giá trị Cr (VI) cao nhất, vượt QCCP 40,6 lần.

Giải thích kết quả:

- Hàm lượng các chỉ tiêu BOD5, COD, DO, TSS, amoni, coliform, dầu mỡ tại các vị trí lấy mẫu đều rất cao và vượt QCCP nhiều lần là do các sông, hồ, ao phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý. của làng nghề.

- Nước thải sản xuất của làng nghề chứa nhiều kim loại nặng (đồng, nhôm, crom, kẽm…) không qua bất cứ hệ thống xử lý nào mà đổ trực tiếp ra sông, hồ, kênh… là nguyên nhân khiến cho các hàm lượng kim loại nặng trong nước mặt rất cao, vượt QCCP nhiều lần.

- So sánh hàm lượng các chỉ tiêu phân tích giữa các vị trí cho thấy: Các khu vực hoạt động sản xuất diễn ra thường xuyên và mạnh mẽ hơn (NM1 đến NM4) hàm lượng các chỉ tiêu kim loại nặng cao hơn so với khu vực có hoạt động sản xuất diễn ra ít hơn (NM5). Điều này là do hoạt động sản xuất càng nhiều và thường xuyên thì lượng chất thải sản xuất đổ ra sông, hồ, kênh… càng lớn dẫn tới mức độ ô nhiễm nước mặt tại các khu vực này càng lớn.

* Nước thải:

Nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất cùng nước cuốn trôi bề mặt là những nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm nguồn nước tại địa phương.

Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt có thành phần ô nhiễm tương đối ổn định với các chất bẩn vô cơ chiếm khoảng 42% và chất bẩn hữu cơ khoảng 58%. Tính trung bình, mỗi ngày mỗi người thải 0,08 m3 thì trong một ngày làng nghề sẽ thải khoảng 536,5 m3 nước thải sinh hoạt.

Nước cuốn trôi bề mặt: trong quá trình sản xuất và vận chuyển nguyên vật liệu, bụi than, dát, dầu mỡ, kim loại vương vãi trên đất. Nước cuốn trôi bề mặt mang theo tất cả các chất ô nhiễm này, hình thành nguồn nước thải có khả năng ô nhiễm cao.

Nước thải sản xuất: đây là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước tại làng nghề. Nước thải ra chủ yếu trong quá trình nhúng dát đồng, tẩy kim loại bằng gôm và axit sunfuric. Đối với hoạt động ghép tam khí các sản phẩm tam khí trước khi gắn vào tranh đều phải trải qua giai đoạn đánh bóng, giai đoạn tẩy để cho sản phẩm có độ bền, đẹp. Sau khi tẩy xong, các chất thải này cùng với nước thải sinh hoạt thải chung ra hệ thống thải chung của thôn, rồi đổ trực tiếp ra ao, hồ, kênh, mương trong làng.

Để đánh giá chất lượng môi trường nước thải tại khu vực nghiên cứu, tôi đã tiến hành lấy mẫu và phân tích 04 mẫu nước thải của làng nghề. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại làng nghề tái chế kim loại xã Đại Bái như sau:

Bảng 3.5: Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại khu vực làng nghề tái chế kim loại xã Đại Bái TT Thông số Đơn vị QCVN 40:2011/BTNMT Kết quả phân tích C (B) Cmax (B) NT1 NT2 NT3 NT4 1 pH - 5,5-9 5,5-9 11,6 7,6 7,64 11,8 2 BOD5 mg/l 50 54 60 80 40 60 3 COD mg/l 150 162 195 207 97 173 4 TSS mg/l 100 108 735 1102 16 142 5 Pb mg/l 0,5 0,540 1,047 0,022 0,005 0,508 6 Cu mg/l 2 2,20 5,12 5,04 1,02 1,56 7 Zn mg/l 3 3,20 8,18 0,64 1,15 0,06 8 Mn mg/l 1 1,1 4,1 2,8 0,29 0,26 9 Fe mg/l 5 5,4 15,5 8,22 1,54 1,55 10 Sunfua mg/l 0,5 0,54 0,4 0,31 <0,06 0,36 11 Amoni mg/l 10 10,8 17,7 14,5 2,9 15,7 12 Tổng Nitơ mg/l 40 43,2 7 22,4 11,2 5,6 13 Tổng P mg/l 6 6,5 0,57 5,8 2,6 0,72 14 Coliform MPN/ 100ml 5000 5000 1100 2300 150 640

Kết quả phân tích cho thấychất lượng nước thải tại các vị trí lấy mẫu hầu hết đều có các thông số vượt Quy chuẩn môi trường Việt Nam cho phép (QCVN 40:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp).

- pH: 2/4 vị trí có giá trị pH cao hơn QCCP 1,3 lần.

- Hàm lượng BOD5: 3/4 vị trí khảo sát có hàm lượng BOD5 cao hơn QCCP từ 1,1 – 1,5 lần. Trong đó vị trí NT2 - Tại cống thải của Cụm công nghiệp làng nghề trước khi đổ ra kênh M2 hàm lượng BOD5cao nhất, vượt QCCP 1,5 lần.

- Hàm lượng COD: 3/4 vị trí khảo sát có hàm lượng COD cao hơn QCCP từ 1,1 – 1,3 lần. Trong đó vị trí NT2 - Tại cống thải của Cụm công nghiệp làng nghề trước khi đổ ra kênh M2 hàm lượng CODcao nhất, vượt QCCP 1,3 lần.

- Hàm lượng TSS: 3/4 vị trí khảo sát có hàm lượng TSS cao hơn QCCP từ 1,3 – 10,2 lần. Trong đó vị trí NT2 - Tại cống thải của Cụm công nghiệp làng nghề trước khi đổ ra kênh M2 hàm lượng TSScao nhất, vượt QCCP 10,2 lần.

- Hàm lượng amoni: 3/4 vị trí khảo sát có hàm lượng amoni cao hơn QCCP từ 1,3 – 1,6 lần. Trong đó vị trí NT1- Tại cống thải khu vực xóm Tây Giữa trước khi đổ ra sông Móng có hàm lượng amoni cao nhất, vượt QCCP 1,6 lần.

- Hàm lượng Pb: 1/4 vị trí khảo sát có hàm lượng Pb cao hơn QCCP gần 1,9 lần (tại vị trí NT1- Tại cống thải khu vực xóm Tây Giữa trước khi đổ ra sông Móng).

- Hàm lượng đồng: 2/4 vị trí lấy mẫu có hàm lượng đồng cao hơn QCCP 2,3 lần (vị trí NT1- Tại cống thải khu vực xóm Tây Giữa trước khi đổ ra sông Móng và vị trí NT2 - Tại cống thải của Cụm công nghiệp làng nghề trước khi đổ ra kênh M2).

- Hàm lượng Zn: 1/4 vị trí khảo sát có hàm lượng Zn cao hơn QCCP gần 2,6 lần (tại vị trí NT1- Tại cống thải khu vực xóm Tây Giữa trước khi đổ ra sông Móng).

- Hàm lượng Mn: 2/4 vị trí lấy mẫu có hàm lượng Mn cao hơn từ 2,5 – 3,7 lần so với QCCP (vị trí NT1- Tại cống thải khu vực xóm Tây Giữa trước khi đổ ra sông Móng và vị trí NT2 - Tại cống thải của Cụm công nghiệp làng nghề trước khi đổ ra kênh M2).

- Hàm lượng Fe: 2/4 vị trí lấy mẫu có hàm lượng Mn cao hơn từ 1,5 – 2,8 lần so với QCCP (vị trí NT1 - Tại cống thải khu vực xóm Tây Giữa trước khi đổ ra sông Móng và vị trí NT2 - Tại cống thải của Cụm công nghiệp làng

nghề trước khi đổ ra kênh M2).

Kết quả phân tích cũng cho thấy: Mẫu lấy tại vị trí NT1 và NT2 - nơi hoạt động sản xuất diễn ra nhiều, hàm lượng các chỉ tiêu kim loại nặng (chì, đồng, kẽm, sắt…) cao hơn từ 2-20 lần so với mẫu lấy tại các vị trí NT3, NT4 - nơi có hoạt động sản xuất diễn ra rất ít.

* Nước ngầm:

Nguồn nước ngầm ở đây là hệ thống nước giếng khoan để phục vụ sinh hoạt của các hộ gia đình trong thôn. Tôi đã tiến hành lấy 03 mẫu nước ngầm tại khu vực sản xuất (NN1), gần khu vực sản xuất (NN2) và khu vực thuần nông (NN3). Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực làng nghề tái chế kim loại xã Đại Bái

TT Thông số Đơn vị QCVN 09:2008/BTNMT Kết quả phân tích NN1 NN2 NN3 1 pH - 5,5-8,5 6,4 7,44 7,1 2 Độ cứng mg/l 500 44 32 40 3 Clorua mg/l 250 26,8 11,2 11,2 4 As mg/l 0,05 <0,002 <0,002 <0,002 5 Pb mg/l 0,01 <0,0015 <0,0015 <0,0015 6 Cd mg/l 0,005 <0,0012 <0,0012 <0,0012 7 Cu mg/l 1 <0,03 <0,03 <0,03 8 Mn mg/l 0,5 0,73 0,44 0,21 9 Fe mg/l 5 5,42 3,03 1,97 10 Nitrit mg/l 1 <0,005 <0,005 <0,005 11 Amoni mg/l 0,1 0,11 0,25 0,02 12 COD mg/l 4 <3 <3 <3 13 Hg mg/l 0,001 <0,0002 <0,0002 <0,0002 14 Cr (VI) mg/l 0,05 0,028 0,023 0,033

Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại các điểm khảo sát cho thấy, nước ngầm tại khu vực bị ô nhiễm ở các chỉ tiêu Mn, Fe và amoni. Mẫu lấy càng gần khu vực sản xuất thì hàm lượng các chỉ tiêu này càng cao. Vị trí bị ô nhiễm nước ngầm nặng hơn cả là tại Cụm công nghiệp làng nghề (NN1) - vốn là khu vực có hoạt động tái chế kim loại diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Cụ thể là:

- Hàm lượng Mn: 1/3 vị trí khảo sát có hàm lượng Mn cao hơn QCCP 1,5 lần. Đó là tại vị trí NN1 - Nước giếng khoan tại nhà anh Nguyễn Đức Đạt, Cụm công nghiệp làng nghề.

- Hàm lượng Fe: Tại vị trí NN1 - Nước giếng khoan tại nhà anh Nguyễn Đức Đạt, Cụm công nghiệp làng nghề có hàm lượng Fe cao hơn 1,1 lần so với QCCP.

- Hàm lượng amoni: 2/3 vị trí khảo sát có hàm lượng amoni cao hơn QCCP từ 1,1 – 2,5 lần.

Các chỉ tiêu phân tích còn lại đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép.

Một phần của tài liệu hiện trạng và giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề tái chế kim loại xã đại bái, huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)