Giải pháp nhằm nâng cao năng lực các công cụ cơ bản trong can thiệp vào tỷ giá:

Một phần của tài liệu tỷ giá hối đoái - mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải pháp để hoàn thiện chính sách tỷ giá ở việt nam (Trang 30 - 33)

II- Những vấn đề có liên quan và giải pháp chu yếu cho việc hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái trong

1.Giải pháp nhằm nâng cao năng lực các công cụ cơ bản trong can thiệp vào tỷ giá:

can thiệp vào tỷ giá:

Thứ nhất, đối với công cụ nghiệp vụ thị trờng mở: Theo lý thuyết,

đây là công cụ mang tính kinh tế thuần tuý,là công cụ can thiệp cơ bản của NHTW vào tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, đối với Việt Nam nh đã phân tích thì do dự trữ ngoại tệ còn quá thấp nên công cụ này cha có đủ sức mạnh cần thiết trong thời gian trớc mắt để có thể giữ vai trò chủ đạo của mình trong can thiệp điều hành tỷ giá hối đoái.V ì thế chúng ta phải hoàn thiện một số vấn đề sau:

-Trớc tiên, phải tranh thủ đến mức tối đa có thể đợc để gia tăng tích luỹ ngoại tệ.Dự trữ ngoại tệ phải tăng tơng xứng với tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu. Tập trung quản lý ngoại tệ vào một đầu mối duy nhất là NHTW.Trong thời gian trớc mắt,khi dự trữ ngoại tệ cha đủ mạnh thì phải có biện pháp cụ thể làm tăng hiệu quả khi sử dụng dự trữ ngoại tệ để tác động vào tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trờng.

- Từng bớc xây dựng cơ chế hành lang pháp lý, môi trờng hoạt động nhằm từng bớc đa công cụ nghiệp vụ thị trờng mở lên đúng vị trí của nó trong việc can thiệp điêù chỉnh tỷ giá hối đoái.

- Xem xét, lựa chọn cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý. Trong số các đồng tiền mạnh hiện nay trên thế giới,chúng ta thấy nổi lên ba đồng tiền chính :thứ nhất là Dollar Mỹ, kế đến là đồng Euro mới ra đời và cuối cùng là đồng Yên Nhật. Xu hớng vận động của ba đồng tiền này có thể tóm lợc nh sau:

- Đối với đồng Dollar Mỹ :là đồng tiền rất gần gũi với nền kinh tế Việt Nam. Hơn 90% giao dịch đối ngoại đợc thực hiện bởi chính đồng tiền này.Bên cạnh đó,tình hình kinh tế thế giới cho thấy hiện tợng Dollar hoá là thực trạng chung của hầu hết các nớc đang phát triển và Dollar luôn có sự tăng giá đối với các đồng tiền yếu khác.Nền kinh tế Mỹ dù có biến động nh thế nào nhng vẫn sẽ là một nền kinh tế hùng mạnh nhất.

- Đối với đồng euro: là đồng tiền mang tính quốc tế hoá sau đồng Dollar Mỹ,nhng đồng tiền này khó đảm bảo về tính ổn định của nó do tính non trẻ cũng nh cơ sở hình thành.Đối với Việt Nam thực tế cho thấy các giao dịch bằng đồng Euro còn rất hạn chế.Vì thế cần một thời gian dài để ngời Việt Nam làm quen và chủ động trong làm ăn với đồng Euro.

- Đối với đồng Yên Nhật cho đến nay cha thực sự là một đồng tiền quốc tế và nớc Nhật đang nỗ lực quốc tế hoá đồng tiền của mình,tuy nhiên công cuộc khó thành công do nền kinh tế Nhật đang gặp nhiều khó khăn và do sức manh cuả đồng Dollar Mỹ.Từ việc phân tích trên cho thấy trong thời gian trớc mắt,đồng Dollar Mỹ vẫn nên giữ vị trí quan trọng trong dự trữ ngoại tệ của Việt Nam,nó cũng ủng hộ cho quan điểm chỉ nên gắn đồng tiền Việt Nam với đồng Dollar Mỹ. Tuy nhiên phải luôn theo dõi sự biến động kinh tế thế giới để có những giải pháp thích ứng,linh hoạt.

Thứ hai, đối với công cụ lãi suất: Công cụ lãi suất chiết khấu luôn đ- ợc xem là công cụ thứ hai mang tính kinh tế trong can thiệp điều chỉnh tỷ giá hối đoái.Nhng bản thân lãi suất chỉ tác động một cách gián tiếp đến tỷ giá hối đoái vì đây là một biến số ngoại sinh đối với tỷ giá. Cho nên việc sử dụng công cụ lãi suất chiết khấu cần có sự xem xét thận trọng.

Riêng đối với Việt Nam, những dòng vốn vào ra trong nền kinh tế chủ yếu là đầu t trực tiếp từ nớc ngoài,đầu t gián tiếp và những dòng vốn ngắn hạn trong những năm qua rất ít ỏi. Đồng thời hầu hết giao dịch quốc tế trong đó có giao dịch vốn vẫn cha đợc tự do chuyển đổi. Thực tế này làm cho công cụ lãi suất chiết khấu cha thể là công cụ có sức mạnh trong can thiệp vào tỷ giá hối đoái. Nh vậy giải pháp để từng bớc nâng cao sức mạnh của công cụ lãi suất chiết khấu trong hoạt động can thiệp,điều chỉnh tỷ giá hối đoái cũng sẽ là con đờng tiến tới tự do hoá tài khoản vốn mà trớc hết là giao dịch vốn ngắn hạn và cũng là con đờng từng bớc đa đồng Việt Nam trở thành đồng tiền chuyển đổi. Cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam á đã cho một bài học kinh nghiệm là :việc tự do tài khoản vốn,đặc biệt là các dòng vốn đầu t gián tiếp, vốn ngắn hạn quá sớm khi các công cụ tài chính cha đủ mạnh, hệ thống công cụ, biện pháp theo dõi,điều hành kinh tế còn lỏng lẻo là một quỷết định sai lầm. Vì vậy trong quá trình tiến tới một đồng

tiền chuyển đổi hoàn toàn, Việt Nam phải luôn thận trọng tiến hành theo từng bớc với những mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn,không đợc nóng vội.Đầu tiên nên tiến hành tự do hoá các dòng vốn dài hạn và đầu t trực tiếp,sau đó mới tiến tới tự do hoá hoàn toàn các giao dịch trong tài khoản vãng lai. Cùng với việc thành lập một thị trờng chứng khoán,cho phép ngời nớc ngoài tham gia mua bán chứng khoán cũng từng bớc tự do chuyển đổi các giao dịch ngắn hạn.Nhng trong thời gian đầu nên hạn chế tỷ lệ phần trăm ngời nớc ngoài nắm giứ chứng khoán.và chỉ cho phép tham gia một số lĩnh vực.Song song với quá trình trên Chính phủ phải tiến hành từng bớc tự do hoá lãi suất., làm cho lãi suất thực sự là một loại giá cả đợc quyết định bởi cân bằng cung cầu trên thị trờng chứ không phải bởi quyết định can thiệp hành chính của chính phủ.

-Thứ ba, đối với các công cụ hành chính: Trong thời gian vừa qua,những biện pháp hành chính đã đem lại những kết quả đáng kể. Chính những biện pháp hành chính đã góp phần giúp Việt Nam hạn chế những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam á. Tuy nhiên những biện pháp hành chính chỉ là biện pháp tình thế.Việc đa tỷ giá tới gần sự chi phối của những quy luật thị trờng hơn, từng bớc tiến tới một đồng Việt Nam có khả năng chuyển đổi thì đòi hỏi phải dỡ bỏ dần các biên pháp hành chính.Song không thể dỡ bỏ một cách tức thời,mà phải tiến hành nới lỏng dần dần tơng xứng với việc tăng sức mạnh của các công cụ mang tính kinh tế.Xuất phát từ thực trạng sử dụng các công cụ hành chính trong công tác quản lý ngoại hối trong thời gian qua, Chính phủ cun thể là NHNN nên xem xét sửa đổi, bổ sung một số điểm sau để những công cụ hành chính trong công tác quản lý ngoại hối đợc hoàn thiện hơn:

- Nên có lãi suất u đãi cho tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ nhằm thu hút lợng ngoại tệ nhàn rỗi trong dân c .

- Chú trọng quản lý chặt chẽ các bàn thu đổi ngoại tệ.Tổ chức hữu hiệu mạng lới thu đổi ngoại tệ cho khách hàng và tầng lớp dân c.

- Chấm dứt hiện tợng sử dụng ngoại tệ thanh toán nội bộ trong nền kinh tế. Tuy nhiên biện pháp này chỉ thực sự thực hiện tốt khi tất cả các quan hệ thanh toán đối ngoại đợc hệ thống các tổ chức tín dụng,các ngân hàng đáp ứng đầy đủ với sự tham gia của NHNN trên một thị trờng ngoại hối hoàn thiện.

- Hạn chế và tiến tới không cho vay trực tiếp bằng ngoại tệ tiền mặt để kiểm soát tốt những nghiệp vụ ngân hàng mang tính đầu cơ tiền tệ.

Song song với các biện pháp trên,NHNN phải tạo thêm nhiều phơng tiện chuyển tải giá trị làm phơng tiện lu thông,thanh toán để giảm áp lực trong lu thông,nhất là các phơng tiện có giá trị lớn.Đồng thời cải cách hệ thống thanh toán,khuyến khích các hình thức thanh toán qua ngân hàng.

việc tăng cờng hơn nữa sự giám sát các giao dịch và ngoại tệ bằng cách kiểm soát chặt chẽ các hợp đồng thanh toán ngoại tệ.

Một phần của tài liệu tỷ giá hối đoái - mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải pháp để hoàn thiện chính sách tỷ giá ở việt nam (Trang 30 - 33)