Qua kết quả phân lập các chủng vi khuẩn E. coli dương tính ESBL trên gà khỏe, dựa vào vòng vô khuẩn theo tiêu chuẩn của CLSI 2012, chọn ngẫu nhiên 30 khuẩn lạc từ sự phân lập trên gà khỏe, mỗi loại gà bao gồm gà thịt 1 tuần tuổi, 1 tháng tuổi và gà đẻ ta chọn ra 10 khuẩn lạc.
Tiến hành chạy PCR, kết quả thu được có 24/30 (80%) khuẩn lạc chứa gen CTX-M, trong đó gà thịt 1 tuần tuổi có 5/10 khuẩn lạc, gà thịt 1 tháng tuổi có 9/10 khuẩn lạc, gà đẻ có 10/10 khuẩn lạc chứa kiểu gen CTX-M. Theo Spyros et al. (2004) và Rossolini et al. (2008) thì gen CTX-M có khả năng đề kháng lại đối với cefotaxime, một kháng sinh mới thuộc thế hệ thứ 3 của cephalosporin mà hiện nay người ta thường hay sử dụng cả trong y học lẫn thú y, cho nên khi sử dụng thuốc này cho những đối tượng gà có chứa kiểu gen CTX-M sẽ không mang lại hiệu quả điều trị. Vì kiểu gen CTX-M có khả năng thủy phân Cefotaxime và làm bất hoạt kháng sinh này. Mặt khác, gen mã hóa ESBL còn có thể truyền qua plasmid, qua đó các vi khuẩn có thể trao đổi gen đề kháng với nhau. Kết quả là, những vi khuẩn còn nhạy cảm với kháng sinh beta-lactam có thể trở nên đề kháng khi chúng tiếp xúc với các vi khuẩn đề kháng trên (Overdevest et al., 2011; Lucianne et al., 2013 và Cindy et al., 2013).
Theo nghiên cứu của Randall et al. (2010) thì tỷ lệ E. coli mang gen CTX-M mã hóa ESBL được phân lập từ mẫu phân trực tràng gà ở nước Anh là 54,5%. Nghiên cứu của Horton et al. (2011) cho thấy tỷ lệ E. coli mang gen CTX-M trên phân gà là 46,88% (15/32 mẫu) và nghiên cứu của Felix et al. (2013) với kết quả là 89% (66/74 mẫu) E. coli ESBL mang gen CTX-M. Qua đó cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn E. coli có chứa gen CTX-M trên gà khỏe tại tỉnh Trà Vinh là cao hơn so với các kết quả đã nghiên cứu của Randall et al. (2010) và Horton et al. (2011), nhưng thấp hơn so với kết quả của Felix et al. (2013). Theo Hirakata et al. (2005) và Hawkey (2008) tỷ lệ các kiểu gen mã hóa ESBL và sự phân bố của nó thì có sự thay đổi từ đất nước này đến đất nước khác và giữa các vùng với nhau.
Theo Rossolini et al. (2008) gen CTX-M là gen phổ biến nhất trong các gen mã hóa ESBL, có mức độ lan tỏa nhanh chống nhất trong số vi khuẩn đường ruột, đặc biệt là E. coli. Thông qua plasmid chúng có thể dễ dàng truyền giữa các chủng vi khuẩn với nhau, mang thêm sự đề kháng đối với những kháng sinh khác như là fluoroquinolone, aminoglucoside và sulfonamide, góp phần vào kiểu hình đa kháng ở vi khuẩn (Lucianne et al., 2013). Bên cạnh đó, các chủng vi khuẩn được tìm thấy ở trên gà mang các gen mã hóa ESBL tương tự như các chủng vi khuẩn được tìm thấy trên người (Leverstein-van et al., 2011 và Overdevest et al., 2011). Hơn thế
nữa, chúng nằm trên những plasmid tương tự nhau (Overdevest et al., 2011). Qua đó cho thấy rằng, việc gà có chứa các chủng vi khuẩn sinh men ESBL có thể dẫn tới sự nhiễm các chủng vi khuẩn sinh men ESBL này trên người nếu như con người ăn phải hoặc tiếp xúc với chúng trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng (Cindy et al., 2013).
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
500bp
550bp
Hình 4.2. Kết quả PCR của gen CTX-M trên gà thịt 1 tháng tuổi (Giếng 1: ladder, giếng 2: đối chứng dương, giếng 3-12: 10 chủng
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ