Bảng 4.4: Kết quả phân lập E. coli sinh men ESBL hiện diện trong phân của các loại gà khỏe
Các giá trị số mũ trong cùng một cột khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P <0,05)
Kết quả bảng 4.4 cho thấy, gà đẻ có tỷ lệ hiện diện E. coli sinh men ESBL cao nhất chiếm 73,33% và gà thịt chiếm tỷ lệ thấp nhất là 50% , trong đó gà thịt 1 tuần tuổi chiếm tỷ lệ là 56,67%, gà thịt 1 tháng tuổi chiếm tỷ lệ là 43,33%. Tỷ lệ hiện diện
E. coli ESBL ở gà đẻ cao hơn gà thịt, sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (P = 0,009). Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau này có thể là do gà đẻ với tập quán nuôi lâu dài, lượng phân thải ra nhiều hơn và có thời gian tiếp xúc phân chuồng cũng nhiều hơn so với gà thịt nên E. coli ESBL hiện diện trên phân gà đẻ cao hơn trên phân gà thịt. Như vậy để hạn chế sự lây nhiễm E. coli ESBL trên gà, người chăn nuôi cần đặc biệt chú ý tới việc vệ sinh chuồng trại nhằm hạn chế tối đa sự tiếp xúc với phân gà chứa vi khuẩn E. coli ESBL này.
Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với kết quả của Daniela et al. (2009) với tỷ lệ hiện diện của E. coli ESBL trên phân gà khỏe ở Bồ Đào Nha là 42,1 %. Sự khác biệt này có thể do điều kiện địa lý, môi trường nuôi, quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh khác nhau (Hawkey, 2008).
Đối với gà nuôi theo nông hộ, việc sử dụng kháng sinh thì không phổ biến bằng gà nuôi công nghiệp (Daniela et al., 2009) nhưng tỷ lệ dương tính E. coli ESBL lại cao như vậy chứng tỏ người chăn nuôi đã lợi dụng hoặc đã sử dụng kháng sinh không hợp lý trong việc phòng và trị bệnh trên gia cầm, trong đó có kháng sinh cephalosporin phổ rộng điều này có thể là nguyên nhân chính yếu gây nên tình trạng đề kháng kháng sinh với việc sản xuất các men ESBL ở E. coli.
Loại gà Số mẫu (con) Số mẫu dƣơng tính (con) Tỷ lệ (%) Tổng Gà thịt 1 tuần tuổi 30 17 56,67a 50a Gà thịt 1 tháng tuổi 30 13 43,33a Gà đẻ 60 44 73,33b 73,33b Tổng 120 74 61,67 61,67