Xây dựng quy trình cho vay chặt chẽ, đơn giản hóa thủ tục

Một phần của tài liệu Những giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm (Trang 56 - 60)

Quy trình cho vay là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp cận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Một quy trình cho vay được xây dựng hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cho vay, hạn chế rủi ro cho ngân

hàng. Vì vậy chi nhánh cần thực hiện nghiêm túc và đầy đủ từng bước của quy trình nghiệp vụ cho vay.

Các thủ tục cho vay trong quy trình thường liên quan hầu hết đến các giấy tờ chứng từ thực hội đủ các tiêu chuẩn cho vay của khách hàng. Do đó, Chi nhánh nên quy định một cách chi tiết và cụ thể các giấy tờ của từng hình thức cho vay, từng đối tượng DNNVV lâu năm hay mới có quan hệ tín dụng với ngân hàng.

Khi DNNVV muốn vay vốn, họ phải thực hiện hàng loạt các thủ tục về giấy tờ như báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo thu nhập, phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư…Điều này tốn khá nhiều thời gian và chi phí của doanh nghiệp, có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ của phương án sản xuất hay dự án đầu tư, làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, cán bộ quan hệ khách hàng cũng như ngân hàng nên xác định rõ ràng, chính xác và đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết và tìm mọi cách để đơn giản hóa thủ tục cho vay để giảm bớt thời gian cho cả hai phía ngân hàng và DNNVV.

Quy trình thủ tục cho vay cần hướng tới là tạo tiện lợi tối đa cho khách hàng và ngân hàng thì dễ dàng trong khâu kiểm soát. Ngân hàng nên đơn giản hóa thủ tục cho vay, gọn nhẹ mà vẫn phải đảm bảo nguyên tắc về an toàn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, sự đơn giản hóa các thủ tục cũng có giới hạn, phải luôn đảm bảo chắc chắn cơ sở pháp lý, tuân thủ pháp luật cho khoản cho vay đang được xem xét.

Cán bộ ngân hàng cần tích cực hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn để rút ngắn thời gian cấp vốn cũng như tự động hóa trong thu nhập thông tin để giảm thiểu lượng giấy tờ cho ngân hàng.

3.2.2. Đa dạng hóa phương thức cho vay và tài sản đảm bảo

Trong điều kiện gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay, việc tạo ra sản phẩm dịch vụ mới cũng như đa dạng hóa phương thức cho vay trở thành một mục tiêu và chiến lược của mỗi ngân hàng. Đa dạng hóa phương thức cho vay là hoạt động cần thiết để ngân hàng nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường tài chính. Việc đa dạng hóa phương thức cho vay sẽ giúp

doanh nghiệp linh hoạt hơn trong việc lựa chọn phương thức có lợi nhất và phù hợp nhất đối với doanh nghiệp, cũng từ đó giảm thiểu rủi ro trong cho vay cũng như hiệu quả cho vay của ngân hàng sẽ được nâng cao.

Hiện nay, tại chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm phương thức cho vay chủ yếu vẫn là cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay trả góp đối với DNNVV. Căn cứ vào đặc điểm của DNNVV có tính rủi ro lớn nên chi nhánh có thể giảm thiểu rủi ro bằng phương thức cho vay hợp vốn, cho vay đồng tài trợ với các ngân hàng khác có quan hệ. Đây là một phương thức mà nếu ngân hàng thực hiện tốt có thể là phương thức cho vay đối với DNNVV mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bên cạnh đó việc đa dạng hóa tài sản đảm bảo cũng là một biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNVV tại chi nhánh. Hiện nay, tại chi nhánh Hoàn Kiếm, tài sản đảm bảo tiền vay chủ yếu là tài sản có độ an toàn cao như số tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, giá trị quyền sử dụng đất, bất động sản. Điều này đã làm hạn chế khả năng vay vốn của DNNVV vì tài sản của DNNVV có giá trị không cao, không có khả năng đáp ứng được những yêu cầu về tài sản đảm bảo cho những khoản muốn vay.

Do đó, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp loại này, chi nhánh có thể mở rộng thêm các loại tài sản đảm bảo như cầm cố các khoản phải thu, hợp đồng bán hàng…Mặc dù, đây là những tài sản có độ an toàn thấp hơn những tài sản thường được áp dụng nhưng trong nhiều trường hợp doanh nghiệp không có những tài sản đảm bảo thường áp dụng tuy nhiên lại có một phương án kinh doanh thực sự khả thi và có hiệu quả thì sẽ được cấp vốn cho vay.

Tuy nhiên, việc đa dạng hóa phương thức cho vay cũng như tài sản đảm bảo không phải là dễ dàng. Ngân hàng cần tính đến mức độ rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể gặp phải. Việc này đòi hỏi ngân hàng phải có chiến lược, kế hoạch hết sức rõ ràng và cụ thể để đạt được hiệu quả tối ưu.

3.2.3. Thực hiện tốt chiến lược Marketing, thu hút khách hàng

Marketing góp phần to lớn trong việc nâng cao chất lượng sản phảm dịch vụ ngân hàng, nâng cao uy tín cũng như tăng sức cạnh tranh của ngân hàng trong nền kinh tế đang có nhiều biến động. Marketing là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc xây dựng thương hiệu và tạo dựng hình ảnh trong cách nhìn của khách hàng.

Mặc dù, DNNVV được xác định là đối tượng khách hàng mục tiêu của chi nhánh trong những năm tới, song cho đến nay, ngân hàng vẫn chưa xây dựng được một chiến lược marketing hợp lý và cụ thể đối với từng đối tượng khách hàng, còn chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của marketing đối với hoạt động kinh doanh nói chung cũng như hoạt động cho vay nói riêng của ngân hàng. Công tác marketing chỉ mới dừng lại ở các tờ giới thiệu sản phẩm dịch vụ tại phòng khách hàng hay phòng giao dịch của chi nhánh. Biện pháp này chỉ cung cấp thông tin cơ bản nhất của sản phẩm mà chưa tạo được sự biết đến chi tiết và cụ thể đối với các DNNVV chưa có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Chiến lược marketing mà chi nhánh có thể đặt ra như sau:

- Xây dựng đội ngũ nhân viên Marketing riêng biệt chuyên về hoạt động Marketing của chi nhánh.

- Xác định rõ loại sản phẩm dịch vụ cụ thể mà chi nhánh cung cấp cho DNNVV, chú trọng giới thiệu những chính sách ưu tiên, ưu đãi của chi nhánh với doanh nghiệp khi sử dụng sản phẩm cho vay.

- Tổ chức tốt quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ, hoàn thiện và gia tăng mối quan hệ trao đổi giữa ngân hàng và doanh nghiệp trên thị trường.

- Giải quyết hài hòa, thỏa đáng các mối quan hệ về lợi ích giữa doanh nghiệp và nhân viên ngân hàng.

3.2.4. Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn đối với DNNVV

Đi đôi với hoạt động cho vay, chi nhánh có thể cung cấp thêm một số dịch vụ cho doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc vay và sử dụng vốn vay đúng mục đích, đồng thời các dịch vụ này cũng sẽ đem lại một

khoản thu nhất định và đáng kể đối với lợi nhuận của ngân hàng, sẽ giúp ngân hàng có khả năng tiếp cận gần hơn với doanh nghiệp.

Các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn tài chính là thật sự cần thiết đối với DNNVV vì thường các doanh nghiệp loại này đang thiếu đội ngũ quản lý tài chính chuyên nghiệp trong khi đó, hơn ai hết, ngân hàng lại có những người thật sự am hiểu về tài chính. Ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ như: đọc và phân tích báo cáo tài chính, đưa ra các phương án để giúp doanh nghiệp huy động vốn, thực hiện tư vấn các dự án đầu tư cho các doanh nghiệp để các dự án đạt được hiệu quả tốt nhất, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng.

Ngoài ra, ngân hàng có thể xây dựng dịch vụ cung cấp thông tin về biến động thị trường cho các DNNVV vì thông tin luôn là yếu tố quan trọng và quyết định đến việc nắm bắt cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp. Dịch vụ này nếu được thực hiện có thể sẽ là một nguồn thu đáng kể cho ngân hàng. Thông tin được cập nhật sẽ làm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh cũng như hạn chế được những tình huống xấu có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh của doanh nghiệp gây tác động đến việc hoàn trả khoản vay cho ngân hàng. Ngân hàng cùng với những chuyên gia của mình có thể thực hiện công tác kiểm toán hộ doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp ngân hàng có thêm thông tin về hoạt động của doanh nghiệp, từ đó kiểm tra được mức trung thực của khách hàng vay vốn.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w