Tăng cường biện pháp quản lý các khoản công nợ

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính doanh nghiệp và một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại doanh nghiệp tư nhân Hưng Dung (Trang 42 - 43)

4. Hệ số thanh toán lã

3.2.3Tăng cường biện pháp quản lý các khoản công nợ

Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng chi trả các khoản cần phải thanh toán. Việc xem xét các khoản phải thanh toán của doanh nghiệp cần kết hợp với việc thu hồi các khoản bị chiếm dụng để giảm bớt vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán, tăng khả năng chi trả của doanh nghiệp. Việc chiếm dụng và đi chiếm dụng vốn là điều bình thường trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tuy nhiên nếu để lượng vốn bị chiếm dụng lớn sẽ dẫn đến lãng phí vốn, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với công nợ phải trả

Nợ phải trả cho người bán của doanh nghiệp có xu hướng giảm về cuối năm 2012, doanh nghiệp đã tăng chiếm dụng khoản vốn này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thời gian để trả nợ nhưng mặt khác gây áp lực trả nợ cho công ty khi đến hạn, nếu thanh toán không tốt sẽ làm mất uy tín của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp; đối với khoản chiếm dụng của người lao động, nếu không thanh toán kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người lao động.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đi chiếm dụng này doanh nghiệp cần tổ chức quản lý các khoản công nợ theo từng đối tượng cụ thể. Trong đó, phải

cụ thể về từng nhà cung cấp. Đồng thời phân loại theo giá trị hợp đồng và phân loại theo thời hạn thanh toán theo hợp đồng, nhằm chủ động trong công tác thanh toán, tránh tình trạng khi đến hạn thanh toán hợp đồng mà doanh nghiệp vẫn chưa có nguồn để trả nợ.

Đối với công nợ phải thu

Công nợ phải thu cũng có xu hướng giảm dần về các năm, chủ yếu là do sự khan hiếm về vốn chung của toàn nền kinh tế. Tuy nhiên phải thu khách hàng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn bị chiếm dụng. Nhưng để đạt được hiệu quả trong quản lý nguồn vốn bị chiếm dụng, doanh nghiệp cần :

 Tổ chức theo dõi, quản lý khách hàng lớn theo từng đối tượng, theo thời hạn hợp đồng, chính sách thương mại, tín dụng nhằm nắm rõ về tình hình thanh toán, thu hồi nợ đúng hạn.

 Tìm hiểu đối tượng khách hàng lớn, có uy tín trong thanh toán để thực hiện chính sách tín dụng thương mại hợp lý. Cung cấp cát-sỏi thương phẩm chủ yếu cho các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng như khu đô thị mới Phú Hà, đường cao tốc Đại Lộ Thăng Long, chính sách đổi mới nông thôn… Tuy nhiên, trong điều kiện giá cả cạnh tranh trên thị trường như hiện nay thì doanh nghiệp nên thiết lập mối quan hệ với những khách hàng khác, mở rộng mạng lưới tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính doanh nghiệp và một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại doanh nghiệp tư nhân Hưng Dung (Trang 42 - 43)