Nhóm nhân tố khách quan.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 35 - 36)

- Môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội. nền kinh tế trong và ngoài nước thuận lợi, tăng trưởng nhanh, ổn định, nguồn tích luỹ của xã hội có điều kiện gia tăng nếu ngân hàng sử dụng được các biện pháp huy động vốn thích hợp. Nếu điều kiện chính trị ổn định, người dân yêu tâm khi gửi tiền vào ngân hàng vì vậy ngân hàng có khả năng tăng trưởng nguồn vốn huy động. Ngược lại nền kinh tế ở giai đoạn suy thoái, môi trường đầu tư thu hẹp, doanh nghiệp thua lỗ, sản xuất đình trệ thu nhập giảm thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng nguồn vốn huy động của NHTM.

- Cơ chế chính sách và sự phù hợp giữa cơ chế chính sách vĩ mô với các chính sách huy động vốn của NHTM.

+ Các Luật tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Nếu hệ thống các văn bản Luật cũng như các quy định liên quan đầy đủ và hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn hoạt động của ngân hàng cung như thông lệ quốc tế về huy động vốn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức cũng như các hoạt động tác nghiệp trong huy động vốn. Những quy định thiếu khoa học, hợp lý sẽ gây ra khó khăn, mâu thuẫn trong thực tiến huy động vốn tại NHTM.

+ Mục tiêu của CSTT, những điều chỉnh trong chính sách tiền tệ, việc sử dụng các công cụ CSTT đặc biệt là côg cụ lãi suất, tỷ giá. Trong điều kiện lạm phát tăng, NHTW thực hiện thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất chủ đạo, khi đó các NHTM có khả năng tăng lãi suất đầu tư vào để huy động được nhiều vốn hơn từ nền kinh tế. Hay trong điều kiện hiện nay ở các nước đang phát triển, NHTW khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt bằng cách

mở tài khoản cá nhân tại các NHTM, như vậy các ngân hàng sẽ có khả năng tạo nguồn vốn huy động lớn hơn.

Ngoài ra, các chính sách về đầu tư, chính sách trợ giá cũng có khả năng tác động gián tiếp đến nguồn vốn huy động của ngân hàng.

- Thói quen tiêu dùng. Nếu như tâm lý phổ biến của người dân là thói quan cất trữ, để dành thì khả năng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi này từ nền kinh tế là cao hơn so với ở những khu vực dân cư ưa thích tiêu dùng. Ở những nước phát triển nơi người dân chủ yếu thực hiện thanh toán qua tài khoản cho những tiêu dùng hàng ngày.

- Thu nhập của dân cư: Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động vốn của NHTM. Nếu thu nhập dân cư càng cao đồng thời khả năng tích luỹ lớn thì nhu cầu tiết kiệm càng cao và ngân hàng liên tục đạt được mức độ huy động cao đảm bảo cho nhu cầu sử dụng vốn. Ngược lại, thu nhập thấp, tích luỹ thấp, khả năng tạo vốn tiền gửi cũng bị hạn chế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w