Kinh nghiệm của một số NHTM Mỹ về nâng cao hiệu quả quản trị phí giao dịch tài khoản.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 39 - 41)

phí giao dịch tài khoản.

Trong hoạt động ngân hàng hiện đại, các NHTM Mỹ đã sớm nhận ra sự thất bại trong chiến lược thu hút thêm tiền gửi bằng cách giảm lệ phí hoặc nâng cao lãi suất. Xuất phát từ nhận thứ rõ ràng nhu cầu của khách hàng, một phương pháp định giá dịch vụ mới ra đời mang tính cạnh tranh và rất được các nhà quản trị ngân hàng ưa chuộng: Phương pháp bảng lệ phí ; Phương pháp bảng lệ phí tiền gửi hay "định giá có điều kiện"

Bảng 1.1. Lệ phí tài khoản giao dịch và tài khoản tiết kiệm của hai NHTM Mỹ

Ngân hàng A Ngân hàng B

Tài khoản TG giao dịch thông thường Số dư mở tài khoản tối thiểu: 2000 USD Nếu số dư hàng ngày nhỏ nhất là:

600 USD hoặc lớn hơn: Miễn phí 300USD - 599USD: 5USD/tháng Dưới 300USD: 10USD/tháng

Nếu số dư trung bình tháng là:2000USD Thì khách hàng không phải trả lệ phí Không giới hạn số lần viết séc

Tài khoản TG giao dịch thông thường Số dư mở tài khoản tối thiểu: 1500 USD Nếu số dư hàng ngày nhỏ nhất là:

500USD hoặc lớn hơn: Miễn phí Dưới 500USD: 3,5 USD/tháng

Số lần viết séc hoặc số lần giao dịch qua ATM>20 lần/tháng và số dư < 500USD, lệ phí là 0,15USD cho một lần ghi Nợ

Tài khoản tiết kiệm thông thường: Số dư mở tài khoản tối thiểu: 500USD Phí dịch vụ:

+ Nếu số dư dưới 200USD: 3USD/tháng + Số dư trên 200USD: Miễn phí

Số lần rút tiền lớn hơn 30USD/tháng:3

Tài khoản tiết kiệm thông thường Số dư mở tài khoản tối thiểu: 300USD Phí dịch vụ

+ Nếu số dư dưới 100USD: 2USD/tháng + Số dư trên100USD : Miễn phí

Số lần rút tiền lớn hơn 20USD/tháng:2 Phương pháp này ưu thế hơn hẳn so với phí cố định hay miễn phí, cho phép ngân hàng linh hoạt trong xác định lãi suất và chi phí kết hợp gia tăng tiện ích của sản phẩm. Khách hàng chỉ phải trả một khoản lệ phí nhỏ thậm chí không phải trả nếu số dư nợ của họ cao hơn mức nhất định hoặc khác hàng sẽ phải trả một lệ phí cao hơn nếu số dư tài khoản trung bình thấp hơn mức giới hạn. Do đó, mức giá dịch vụ mà khách hàng phải trả phụ thuộc vào việc khách hàng sử dụng tiền gửi như thế nào. Nó tạo điều kiện cho chính khách hàng chứ không phải ngân hàng có kế hoạch tiền gửi thích hợp hơn. Quá trình tự do lựa chọn này sẽ cung cấp thông tin về thị trường, giúp cho ngân hàng hiểu được hành vi của khách hàng và chi phí nguồn tiền gửi; ngân hàng có thể phân loại thị trường tiền gửi thành loại tài sản có số dư cao, ổn định và những tài khoản có số dư thấp, ít ổn định. Ta thấy, NHTMA thiên về các loại tiền gửi giao dịch có số dư lớn, ít biến động trong khi đó NHTM B lại thiên về cá locại tiền gửi giao dịch quy mô nhỏ. Số dư tối thiểu để mở tại khoản tại NHTM A là 2000USD, tại NHTM B là 1500USD. NHTMA định phí dịch vụ cho tài khoản gửi giao dịch khi số dư thấp hơn 600USD trong khi đó khách hàng của NHTM B Không phải trả lệ phí dịch vụ cho tới khi số dư tài khoản tiền gửi giao dịch thấp hơn 500USD. Hơn nữa, NHTM A định phí dịch cao hơn hẳn NHTM B: 50USD đến 10USD so với 3,5USD. Mặt khác, NHTM A không giới hạn số lượng séc phát hành thì NHTM B lại quy định nếu phát

hành séc hoặc rút tiền vượt quá 20 lần trong một tháng. Trong khi NHTM A định phhí dịch vụ 3USD/tháng nếu số dư tài khoản dưới 200USD còn NHTMB chỉ định phí 2USD đối với tài khoản có số dư dưới 100USD.

Đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn về nguyên tắc, khách hàng không được rút tiền trước kỳ hạn đã cam kết. Tuy nhiên, ngày nay để thu hút khách hàng nhằm mục tiêu gia tăng tài sản Nợ, các Ngân hàng Mỹ cũng "phá lệ" bằng cách cho khách hàng được rút tiền trước hạn nhưng có điều kiện. Hiện nay, các NHTM Mỹ quy định thời hạn này là 7 ngày báo trước cho ngân hàng về ý định muốn rút tiền đồng thời khách hàng phải chịu lãi suất phạt tức là hưởng lãi suất rất thấp (thậm chí bằng lãi suất không kỳ hạn). Sự xuất hiện của tài khoản NOW cùng với việc cho phép người gửi tiền rút tiền trước hạn đã khiến cho ranh giới thực sự giữa các loại hình giao dịch nhận tiền gửi trở nên mỏng manh hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w