thể từ năm 1996 đến năm 2010
Bằng các chủ trương, biện pháp tích cực và cụ thể trên, cùng với những quy định của Luật doanh nghiệp ban hành có hiệu lực từ tháng 1/2000, Đảng và Nhà nước đã tăng thêm lòng tin và tính tích cực của mọi công dân trong việc phát triển các loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Số lượng cơ sở kinh tế cá thể được tăng trưởng khá nhanh. Năm 2000, cả nước có 9.793.878 hộ kinh doanh cá thể (20.122.442 lao động). Trong đó có 2.137.713 hộ kinh doanh phi nông nghiệp, chiếm 21,83% tổng số hộ kinh doanh cá thể (3.802.057 lao động, chiếm 18,9% tổng số lao động của các hộ kinh doanh cá thể); 7.656.165 hộ nông nghiệp ngoài hợp tác xã, chiếm 78,17% tổng số hộ kinh doanh cá thể (16.320.385 lao động, chiếm 81,1% tổng số lao động của các hộ kinh doanh cá thể) [7, tr.25]. Năm 2004, cả nước có trên 10 triệu hộ nông dân sản xuất hàng hóa [40, tr.81]. Và tính đến cuối năm 2004, cả nước
đã có 3 triệu hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp [40, tr.78]. Trong đó, số hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ chiếm số đông nhất (51,89%), số hộ sản xuất công nghiệp chiếm 30,21%, xây dựng chiếm 0,81%, giao thông vận tải chiếm 11,63%, các hoạt động khác chiếm 5,46%) trong tổng số hộ kinh doanh cá thể [7, tr.26]. Năm 2006, cả nước có hơn hai triệu hộ kinh doanh cá thể và khoảng 15 triệu hộ nông thôn đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, đem lại việc làm và thu nhập cho mình và cho xã hội, tạo sức sống mới cho toàn bộ nền kinh tế. [40, tr.81]
Quy mô của hộ kinh doanh cá thể nói chung rất nhỏ, vốn ít, sử dụng lao động trong gia đình là chính. Trong các hộ phi nông nghiệp, theo số liệu thống kê, trung bình mỗi hộ có 1,78 lao động, bình quân vốn sử dụng vào sản xuất kinh doanh của một hộ là 29,78 triệu đồng; nhưng khảo sát ở cơ sở, số lao động của một hộ thực tế lớn hơn số thống kê từ 20 – 30%; cũng có một số cơ sở hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể thuê đến hàng chục, thậm chí hàng trăm lao động, với số vốn sử dụng hàng trăm triệu đồng, nhất là ở những thành phố lớn. [7, tr.26]
- Tốc độ phát triển của khu vực kinh tế cá thể: Sự phát triển của kinh tế cá thể giai đoạn 1996 – 2011 góp phần quan trọng vào việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ cụ thể cho xã hội, đóng góp vào sản lượng quốc dân, thúc đẩy tăng
trưởng nền kinh tế. Tốc độ phát triển của khu vực kinh tế cá thểcũng như toàn
bộ nền kinh tế nước ta có dấu hiệu chững lại vào năm 1997 – sau một thời gian phát triển có thể nói là khá ngoạn mục. Điều này thể hiện qua tốc độ tăng trưởng GDP của từng loại hình kinh tế nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Cụ thể là, khu vực kinh tế cá thể đang có tốc độ tăng GDP năm 1995 là 9,78% (chung cả nước là 9,54%) đã tụt xuống còn 6,58% (năm 1996), sang năm 1997 còn 5,67% và năm 1998 còn 4,06% [74, tr.234]. Năm 2000 là 3,9% (chung cả nước là 6,8%), năm 2001 là 5,5% (cả nước là 6,9%), Năm 2002: 6,1% (cả nước 7,1%), năm 2003 là 16% (cả nước là 7,3%) [40, tr.91]. Cũng tương tự kinh tế tư bản tư nhân năm 1995 có mức tăng GDP là 9% đã tăng lên 14%
7%... Sự suy giảm của các khu vực kinh tế đã kéo theo sự suy giảm của nền kinh tế (9,5% GDP năm 1995 xuống còn 5,8% năm 1998) [74, tr.126].
Bảng 1: Tốc độ tăng GDP của các loại hình kinh tế (%), giai đoạn 1995 - 1998.
1995 1996 1997 1998
GDP chung 9,54 9,34 8,15 5,83
Kinh tế nhà nước 9,42 11,28 9,67 5,68
Kinh tế tập thể 4,48 3,56 2,64 2,31
Kinh tế tư nhân 9,3 14,39 9,80 7,03
Kinh tế cá thể 9,78 6,58 5,63 4,06
Kinh tế hỗn hợp 12,68 8,06 3,54 4,03
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 14,98 19,42 20,75 18,15
Nguồn: Hà Huy Thành, Sđd, tr.234.
Bảng 2: Giá trị sản lượng của kinh tế trong GDP của nền kinh tế
1995 1998 2000 2002 2003 2004 Tổng số vốn (tỷ đồng) 82.450 125.335 142.705 169.122 186.084 225.116 Tỷ trọng trong GDP (%) 36,0 34,0 32,3 31,6 31,6 31,5
Nguồn: Lê Mạnh Hùng (chủ biên) (1999), Kinh tế - xã hội Việt Nam 3
năm (1996 – 1998) và dự báo năm 2000, NXB Thống kê, Hà Nội, tr.28, 221;
Thời báo kinh tế Việt Nam: Kinh tế 2004 – 2005 Việt Nam và thế giới, tr 62; Niên giám thống kê 2003, 2004, 2005, NXB Thống kê, Hà Nội.
- Sự phát triển của kinh tế cá thể theo ngành kinh tế: các thành phần kinh tế cá thể tập trung trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và sản xuất nông nghiệp đã phát triển hơn. Trong tổng số trên 2,2 triệu hộ cá thể được khảo sát thời kỳ 1997 – 1998 thì lĩnh vực dịch vụ (bán lẻ, vận tải, dịch vụ cá nhân, khách sạn, nhà hàng, bán buôn và đại lý) có trên 1,2 triệu cơ sở, chiếm tới
sản phẩm gỗ, xây dựng, khai thác) với 527.000 cơ sở, chiếm 26,3% và cuối cùng là lĩnh vực nông nghiệp (ngư nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp và các doanh nghiệp khác) với khoảng 369.000 cơ sở, chiếm 18,5%.
- Về hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp: Năm 2000, có 2.137.713 hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, tăng 6,02% so với năm 1996; bình quân mỗi năm tăng thêm được 30 nghìn hộ, tốc độ tăng 4,47% số hộ/năm; theo Tổng cục Thuế, số kinh doanh có môn bài là 1,5 triệu hộ (trong đó có 1,2 – 1,3 triệu hộ có nộp thuế thường xuyên) [7, tr.26]. Năm 2004, cả nước có gần 3 triệu hộ kinh doanh công nghiệp, thương mại và dịch vụ khác; năm 2005 có khoảng trên 3 triệu hộ thuộc bộ phận kinh tế này. Số hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ chiếm số đông nhất trong kinh doanh phi nông nghiệp (51,89%). [40, tr.83]
Hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp phát triển rộng khắp ở cả thành thị và nông thôn trong cả nước. Trong đó, số hộ tham gia hoạt động kinh tế thuộc khu vực thành thị là 2,4 triệu, thuộc khu vực nông thôn: 1,3 triệu. [76, tr.69]
Đến tháng 6/2005, cả nước có 2.017 làng nghề, trong đó có 400 làng nghề truyền thống, thu hút hàng triệu lao động tham gia vào các ngành nghề tiểu thủ công truyền thống. Các làng nghề tạo ra giá trị hàng hóa xuất khẩu ngày càng tăng, năm 2003 xuất khẩu được 367 triệu USD, tăng 56% so với năm 2001; năm 2004 xuất khẩu được 450 triệu USD (không kể các sản phẩm đồ gỗ), tăng 23% so với năm 2003). [89, tr.50]
Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng của kinh tế cá thể trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt mức gần 20%/năm. [40, tr.92]
- Về hộ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp: Trước đây, hầu hết các hộ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp tham gia hợp tác xã. Năm 2000, số hộ ngoài hợp tác xã trong sản xuất nông nghiệp là 7.656.165 hộ, chiếm 62,7% tổng số hộ nông nghiệp. Trong đó, hộ nông nghiệp chiếm 89,2%, hộ lâm nghiệp chiếm 0,5%, hộ ngư nghiệp chiếm 4,6%, hộ ngành nghề khác trong nông nghiệp chiếm 5,7%. Một số lớn các hộ tham gia tổ hợp tác. [7, tr.27-28] Sự phát triển của kinh tế cá thể trong lĩnh vực này đã góp phần quan trọng vào
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy nhanh tiến trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn.
- Về kinh tế trang trại: Ở những vùng có điều kiện về đất đai, ao, hồ, mặt nước, đồi rừng,... những hộ có vốn, có đầu óc tổ chức làm kinh tế được khuyến khích đã chuyển sang phát triển kinh tế trang trại. Có trang trại quy mô hàng chục ha đất trồng cây công nghiệp tập trung như miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, trồng cây ăn quả như Bến Tre, Vĩnh Long, vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế,... Nhờ vậy, đã hình thành những vùng sản xuất tập trung, tỷ suất hàng hóa lớn. Đặc biệt, trong những năm đầu thế kỷ XXI này, kinh tế trang tại nước ta đã có bước phát triển nhanh. Theo số liệu thống kê của 45 tỉnh, thành phố cho biết, tính đến cuối năm 2003, cả nước có 71.914 trang trại, bình quân đạt 1.598 trang trại/tỉnh. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có số lượng trang trại nhiều nhất, chiếm tỷ lệ trên 30% tổng trang trại trong cả nước. Tốc độ tăng trang trại bình quân thời kỳ 2000 – 2003 vào khoảng 5%. Theo Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bình quân một trang trại được đầu tư trên 150 triệu đồng. Năm 2003, tổng vốn đầu tư của kinh tế trang trại đạt 10.803 tỷ đồng (không kể giá trị đất, trong đó vốn chủ trang trại đều trực tiếp lao động và quản lý trang trại, đồng thời thuê thêm lao động thường xuyên hoặc thời vụ. Năm 2003, các chủ trang trại đã sử dụng 358.403 lao động, bình quân đạt 5 lao động/trang trại.
Số hộ phát triển mạnh kinh tế hàng hóa, tích tụ vốn nhanh dần đã hình thành các trang trại. Năm 2000, cả nước đã có 55.852 trang trại; trong đó có 48,3% trồng cây hàng năm, 20,4% trồng cây lâu năm, 2,9% chăn nuôi, 3,5% lâm nghiệp, 20,8% nuôi trồng thủy sản, 4,1% sản xuất, kinh doanh tổng hợp. [7, tr.27-28]
Cuối năm 2004, nước ta có trên 10 triệu hộ cá thể trong nông nghiệp và khoảng 130.000 trang trại sản xuất hàng hóa. So với năm 2000, số cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp tăng hơn 860.000 đơn vị, số hộ cá thể nông nghiệp tăng hơn 2,3 triệu hộ và số trang trại tăng 28.296 cơ sở. Số hộ kinh doanh cá thể tăng từ 2,2 triệu hộ năm 1996 lên 3 triệu hộ tính đến cuối năm 2004. [40, tr.78]
Như vậy, với sự ra đời của các trang trại đã làm cho kinh tế cá thể trong nông nghiệp ngày càng phát triển mạnh, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển trong nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp.
- Về vốn đầu tư: Năm 2000, có 2,5 triệu doanh nghiệp hộ gia đình, với tổng só vốn đầu tư là 29.267 tỷ đồng,chiếm 81,53% tổng số vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân và chiếm 11,9% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, tăng
lên 17,5% so với năm 1999 [40, tr. 87]. Hầu hết hộ sản xuất, kinh doanh nông
nghiệp có quy mô nhỏ, sử dụng lao động gia đình, vốn và mặt bằng canh tác ít (bình quân 0,82 ha/hộ; vốn đầu tư phát triển năm 2000 bình quân 1,4 triệu đồng/hộ; một bộ phận còn mang nặng tính tự cấp, tự túc. Các trang trại có quy mô lớn hơn, sản xuất kinh doanh có tính chất sản xuất hàng hóa cao hơn các hộ; trung bình mỗi trang trại có 6,5 lao động; 8,15 ha mặt bằng canh tác và 94 triệu đồng vốn sản xuất, kinh doanh (năm 2000). [7, tr.27-28]
Trong 5 năm (2001 – 2005), tổng số vốn đầu tư của kinh tế cá thể có đăng
ký bình quân là 32.850 tỷ đồng/năm, chiếm 8% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội. Nhưng trên thực tế còn nhiều cơ sở quy mô quá nhỏ, nhiều hộ kinh doanh nông nghiệp hoặc sản phẩm có tính chất thời vụ nên không đăng ký kinh doanh và cũng chưa có điều tra tổng thể nên chưa thể xác định được nguồn vốn cụ thể. [40, tr. 87]
Bảng 3: Vốn kinh doanh của kinh tế cá thể 1996 – 2005.
1996 2000 2005 Tổng số vốn (Tỷ đồng) 26.5 29.267 32.850 Tỷ trọng trong tổng vốn ĐTPT toàn xã hội (%) 8.5 8.2 8.0
Nguồn: Tô Đức Hạnh (2006), Phát triển kinh tế cá thể ở Việt Nam, NXB
Theo điều tra khảo sát hộ cá thể kinh doanh tiểu thủ công nghiệp ở quận Ba Đình, Hà Nội năm 1997, mức vốn bình quan chung một cơ sở khoảng 51 triệu đồng. Và theo kết quả khảo sát ở một số địa phương miền Trung, thì vốn bình quân một cơ sở kinh doanh cá thể lại rất thấp: 1,2 triệu đồng vốn cố định và 4 triệu đồng vốn lưu động. Có thể thấy rằng số liệu đó chưa phản ánh đúng tình trạng nhưng cũng cho thấy vai trò của kinh tế cá thể trong việc huy động vốn vào đầu tư phát triển đất nước. Hơn nữa, các cơ sở kinh doanh được hình thành trên cơ sở nguồn vốn cá nhân nên trách nghiêm rất cao trong việc sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất, tạo điều kiện để hình thành các hình thức kinh doanh chung vốn, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã.
- Về thu hút nguồn lao động: Quan điểm và chủ trương trên đã tạo đà cho kinh tế cá thể phát triển. Tính đến năm 2000, cả nước có 9.793.878 hộ kinh doanh cá thể thu hút 20.122.422 lao động [40, tr.73]. Năm 2005, số lao động làm việc trong các cơ sở kinh tế cá thể khoảng 28,6 triệu người, chiếm 65,6% tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế. Trong 5 năm (2001 – 2005), khu vực kinh tế tư nhân đã thu hút 1,6 đến 2 triệu việc làm mới và trở thành nơi chủ yếu thu hút lao động. Năm 2006, cả nước có 151.004 doanh nghiệp dân doanh và trên 10 triệu hộ kinh doanh cá thể đảm bảo cho khoảng 90% lực lượng lao động có việc làm [40, tr.88]. Do quy mô nhỏ và rất nhỏ nên các cơ sở kinh tế cá thể gắn bs và khả năng thích nghi rất cao với điều kiện nông thôn, nơi có nhiều lao động dôi dư, nông nhàn, trình độ dân trí thấp và đời sống còn nhiều khó khăn. Trong điều kiện đó, kinh tế cá thể đã thể hiện vai trò quan trọng đối với việc giải quyết việc làm và thu nhập cho người dân.
Bên cạnh là lực lượng chủ yếu tạo việc làm và thu nhập cho lực lượng lao động xã hội và giảm nghèo, kinh tế cá thể còn góp phần quan trọng vào nguồn thu ngân sách của Nhà nước. Năm 1996, kinh tế cá thể đóng góp 2,4% ngân sách nhà nước. Năm 2000, kinh tế cá thể cùng với kinh tế tư bản tư nhân nộp ngân sách được 11.003 tỷ đồng, chiếm 16,1 tổng thu ngân sách nhà nước, trong đó hộ nông nghiệp nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp 1.598 tỷ đồng. Năm 2001 là 2.020 tỷ đồng, riêng hộ nông nghiệp nộp thuế sử dụng đất nông
nghiệp là 630 tỷ đồng. Trong 5 năm (2001 – 2005), đóng góp của kinh tế cá thể tăng lên, chiếm tỷ trọng gần 3%. [40, tr. 93]
Ngoài đóng góp trực tiếp vào ngân sách nhà nước, một số không nhỏ hộ kinh tế cá thể còn tích cực tham gia và có đóng góp đáng kể vào xây dựng các công trình văn hóa, trường học, đường giao thông thôn, nhà tình nghĩa và các đóng góp phúc lợi xã hội khác ở các địa phương trong cả nước.
- Về các hình thức liên kết và phát triển của kinh tế cá thể:
Thực tiễn cho thấy, việc chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế tự chủ, đặc biệt là khi có sự ra đời của Nghị quyết 10 (1988) và Luật Đất đai sửa đổi (1993), kinh tế cá thể đã phát triển nhanh chóng với tốc độ cao hơn nhiều so với những giai đoạn trước đó. Nó trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của các tổ chức kinh tế hợp tác và hợp tác xã. Trong số hơn 10 triệu hộ sản xuất nông nghiệp (gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp), có hơn 7,5 triệu hộ là thành viên của các đơn vị kinh tế tập thể. Thành phần kinh tế này đã tạo động lực không nhỏ với tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam [76, tr.68-69].
Trong những hộ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất, quản lý, có vốn tích lũy, đất đai, tri thức khoa học kỹ thuật, một số cơ sở đã mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa theo hình thức kinh tế trang trại. Bên cạnh đó, khoảng 3,5 triệu hộ hiện đang canh tác ruộng đất đang có xu hướng thành lập doanh nghiệp tư nhân. Số còn lại tham gia liên kết kinh tế theo hình thức tổ kinh tế hợp tác hoặc hợp tác xã. Tuy nhiên, cần phải làm rõ một điều là kinh tế tập thể ra đời là hệ quả của sự phát triển kinh tế hộ, chứ không phải là sự thay