Quan điểm chỉ đạo bao trùm để từ đó quy định các phương pháp tư tưởng cho mỗi chủ trương cụ thể là nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần.
Đảng chủ trương lấy việc giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, cải thiện đời sống nhân dân làm mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và hình thức tổ chức kinh doanh. Các thành phần kinh tế cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh. Kinh tế cá thể có vị trí quan trọng, lâu dài. Bởi thế, Đảng đã có một số chính sách giúp đỡ kinh tế cá thể giải quyết các khó khăn về vốn, về khoa học và công nghệ, về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hướng dẫn kinh tế cá thể, tiểu chủ, vì lợi ích thiết thân và nhu cầu phát triển của sản xuất, từng bước đi vào làm ăn hợp tác một cách tự nguyện, hoặc làm vệ tinh cho các doanh nghiệp nhà nước hay hợp tác xã.
Theo đó, một hệ thống toàn diện các quan điểm, các văn bản pháp quy, các nghị định, nghị quyết…của Đảng, Nhà nước và Chính phủ được ban hành nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi, một hành lang pháp lý cho kinh tế tư
nhân nói riêng và nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nói chung phát triển có tổ chức và hiệu quả.
Đại hội VIII của Đảng đã cụ thể hóa chủ trương, chính sách một cách sáng tỏ về phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Cũng nhờ đó, kinh tế cá thể có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn, bởi bên cạnh sự khẳng định trên phương diện đường lối, kinh tế cá thể còn được khuyến khích bởi các chính sách ưu đãi, được pháp luật bảo hộ về vốn và tài sản hợp pháp… Thay vào đó, kinh tế cá thể cũng dần khẳng định được vị thế của mình và ngày càng có đóng góp lớn cho xã hội.
Từ sau năm 1997, trong xu thế chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, việc phát triển kinh tế nhiều thành phần (trong đó có kinh tế cá thể) làm phát huy nội lực của nền kinh tế để thực hiện mục tiêu chung của nước ta là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội càng được đẩy mạnh. Trên cơ sở ấy, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII) tháng 12/1997 khẳng định: Tiếp tục cụ thể hóa chủ trương nhất quán xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần. Đồng thời, chủ trương phát triển các hình thức hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế với các biện pháp cụ thể. Nhà nước chủ động đầu tư và gọi vốn của các thành phần kinh tế.
Về môi trường thể chế, Đảng ngày càng chú trọng việc tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế cá thể, Hội nghị nêu chủ trương sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp và một số quy định chưa thống nhất giữa các văn bản pháp luật đã ban hành về những vấn đề liên quan đến kinh tế tư nhân theo hướng xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, bảo đảm thể hiện đồng bộ, nhất quán các quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân, tính cụ thể, minh bạch và ổn định của luật pháp, tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong luật pháp, thủ tục hành chính. Quy định rõ những ngành nghề, lĩnh vực kinh tế tư nhân không được phép kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.
Năm 2000, Đảng và Nhà nước đã tiếp tục ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 5, Luật Doanh nghiệp và các cơ chế chính sách khác thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế; tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và công dân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Điều này thể hiện tư tưởng đổi mới nhận thức ngay từ trong Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương về phát triển doanh nghiệp dân doanh, muốn phát triển kinh tế đất nước thì phải thúc đẩy phát triển doanh nghiệp. Đồng thời khẳng định đây là đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà
nước. Đặc biệt Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ năm 2000 đã tạo ra sự phát
triển nhảy vọt lần thứ hai của kinh tế tư nhân. Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp đã xác lập cơ sở pháp lý vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Điều đó mở ra những khả năng mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội. Đồng thời, sự ra đời của luật Doanh nghiệp được xem như thời điểm của sự thay đổi, là hình mẫu trong xây dựng và soạn thảo luật ở Việt Nam, bởi thể hiện trong nó hàng loạt tư tưởng mới, những cải cách mới cả về tư duy và hành chính mới.
Về kinh doanh cá thể phi nông nghiệp: Luật Doanh nghiệp có hiệu lực thi hành trong cả nước từ 1/1/2000 cùng với việc Chính phủ bãi bỏ trên 100 loại giấy phép kinh doanh không còn phù hợp là bước tiến quan trọng trên con đường tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, tạo bước đột phá về cải cách hành chính, nâng cao đáng kể tính nhất quán, tính thống nhất, minh bạch và bình đẳng của khuôn khổ pháp luật về kinh doanh ở nước ta. Vai trò của doanh nghiệp và doanh nhân được tôn vinh ở vị trí xứng đáng. Trong luật này, thuật ngữ “Hộ kinh doanh cá thể” đã được sử dụng chính thức. Nó được dùng thay thế cho thuật ngữ “cá nhân và nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn vốn pháp định” sử dụng trong Nghị định 66-HĐBT. Luật này quy định rõ với từng đối tượng kinh doanh:
Đối với những hộ kinh doanh có quy mô lớn, chính phủ hướng dẫn và tạo điều kiện hoạt động theo Nghị định 66-HĐBT chuyển thành doanh nghiệp.
Cùng với cả nước, kinh tế cá thể đã có bước tiến rõ rệt. Trong sự phát triển đó phải kể đến lực lượng đông đảo nhất là khu vực hộ kinh doanh cá thể và xu hướng chung các hộ kinh doanh cá thể này sẽ chuyển lên thành các doanh nghiệp.
Trong năm 2005, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối
hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á đã thực hiện nghiên cứu “Chuyển đổi hộ
kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp”. Để báo cáo kết quả nghiên cứu, ngày 17/3/2006, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Dự án “Thị trường cho người nghèo” và Ban Kinh tế Trung ương đã tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp”. Khi chuyển đổi thành doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể có nhiều lợi ích như: Lợi ích về tín dụng, mặt bằng sản xuất, sự hỗ trợ của các hiệp hội nghề nghiệp, tư cách pháp nhân trong các giao dịch dân sự, thuê lao động... Và chỉ khi đã thành doanh nghiệp với đầy đủ tư cách pháp nhân cùng những tiềm lực sẵn có thì việc tiếp cận với các ngân hàng và tổ chức tín dụng để vay vốn đầu tư mới được thuận lợi. Bên cạnh đó là cơ hội được thuê đất mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị, công nghệ mới cũng dễ dàng hơn. Một điều quan trọng nữa là khi doanh nghiệp có con dấu riêng và tư cách pháp nhân thì chủ doanh nghiệp đó có quyền đứng tên độc lập mua nguyên liệu sản xuất (nếu cần) từ nước ngoài về mà không phải qua các công ty trung gian, điều đó rất có lợi cho những ai muốn chuyển đổi sang hình thức thành các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.Việc này cũng đồng nghĩa với việc giảm chi phí, tăng lợi nhuận (theo luật pháp Việt Nam, nếu là hộ kinh doanh cá thể thì không đủ điều kiện mua hàng từ nước ngoài về). Còn về phía nhà nước, Nhà nước sẽ dễ quản lý hơn việc thực hiện các quy tắc lao động; có nhiều thông tin hơn cho việc phân tích và xây dựng chính sách; thu hút vốn đầu tư nhiều hơn do các nhà đầu tư tin tưởng hơn; tăng lượng thuế thu được.... Hộ kinh doanh cá thể khi trở thành doanh nghiệp sẽ có quyền tiếp cận với thị trường nước ngoài một cách hợp pháp hơn; có hóa đơn thuế giá trị gia tăng; có quyền thành lập các
chi nhánh; có khả năng huy động các nguồn vốn cổ phần; tiếp cận được với các ưu đãi đầu tư của Nhà nước.
Còn đối với hộ kinh doanh cá thể quy mô nhỏ thì thực hiện đăng ký kinh doanh theo Nghị định hướng dẫn của Chính phủ (trước đây là Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh nay được thay thế bằng Nghị định 109/2004/NĐ-CP ngày 2/4/2004). Việc xác định đối tượng kinh doanh cá thể phải thực hiện đăng ký kinh doanh là một nội dung quan trọng trong việc hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp. Điều
17 Nghị định 02/2000/NĐ-CP quy định: “Hộ kinh doanh cá thể do một cá
nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, kinh doanh tại một địa điểm cố định, không thường xuyên thuê lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”. [89, tr.31]
Nghị định 109/2004/NĐ-CP đã bổ sung một số tiêu chí có định lượng hơn đối với hộ kinh doanh cá thể, cụ thể là phải sử dụng dưới 10 lao động và không được có hơn một địa điểm kinh doanh. Các hộ kinh doanh cá thể có thể sử dụng hơn mười lao động hoặc có hơn một địa điểm kinh doanh phải chuyển đổi thành doanh nghiệp.
Điều 24. Hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. [89, tr.31]
Ngoài ra, “Hộ kinh doanh cá thể có thể sử dụng hơn mười lao động hoặc
có hơn một địa điểm kinh doanh phải chuyển đổi thành doanh nghiệp”. [89, 32] Hiện nay, Tổng cục Thống kê sử dụng thuật ngữ “Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể” trong công tác thống kê khu vực hộ kinh doanh cá thể phi nông, lâm và thủy sản. Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể được định nghĩa: “Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể là cơ sở kinh tế thuộc sở hữu tư nhân, chưa đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp”.Theo đó, “Cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể” bao gồm đối tượng “hộ kinh doanh cá thể thuộc diện phải đăng ký kinh doanh”,
“hộ kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh” và cả “doanh nghiệp tư nhân thuộc diện đăng ký kinh doanh nhưng không đăng ký kinh doanh”.
Từ năm 1998 đến năm 2000, nhà nước ta đã xây dựng được một khung pháp lý liên quan đến kinh tế cá thể bao gồm các văn bản quan trọng (Luật Khuyến khích Đầu tư trong nước (sửa đổi) – 1998, Nghị định số 50/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển, Nghị định số 52/NĐ-CP ngày 8/7/1999 về quy chế đầu tư và quản lý xây dựng, Quyết định số 159/QĐ-TTg ngày 27/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập và sử dụng quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Nghị định số 119/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ về một số hoạt động khoa học và công nghệ, Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 26/9/1999 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của đất nước, Nghị định số 02/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ về việc đăng ký kinh doanh, Nghị định số 03/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ về hướng dẫn thực hiện Luật Doanh nghiệp, Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 3/2/2000 của Thủ tướng Chính phủ về bãi bỏ giấy phép trái với quy định của Luật Doanh nghiệp, Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 22/2/2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh, Nghị định số 10/NĐ-CP ngày 19/3/2001 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải).
Về hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ trong nông nghiệp: Đảng và nhà nước
đã có những chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp là chỗ dựa vững chắc để các
hộ kinh doanh nông nghiệp yên tâm đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Từ khi thành lập, Đảng luôn khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Trong quá trình đổi mới, đường lối đúng đắn của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn đã khơi dậy nguồn động lực to lớn của nhân dân. Việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ quan trọng cả trước mắt và lâu dài. Phát triển nền nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế được đẩy mạnh trong giai đoạn này. Mỗi
thành phần có vị trí, vai trò riêng và được khuyến khích phát triển theo định hướng XHCN.
Kinh tế hộ được tiếp tục khuyến khích phát triển mạnh mẽ để tạo ra một lượng sản phẩm hàng hóa đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng cao, giúp tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn. Trên cơ sở đó, Đảng chỉ đạo:
Sớm hoàn thành việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để ổn định lâu dài cho hộ nông dân; mở rộng việc cho nông dân vay vốn bằng nhiều hình thức phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi nhằm hỗ trợ đúng lúc, đúng đối tượng thực sự có nhu vầu và khả năng sử dụng hiệu quả vốn vay… Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hỗ trợ nông dân vươn lên sản xuất hàng hóa với quy mô ngày càng lớn, gắn với công nghiệp và dịch vụ. [24, tr.268] Ở nông thôn thời kỳ này đang phát triển mô hình kinh tế trang trại nông nghiệp, phổ biến là các trang trại gia đình, thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hóa với quy mô lớn hơn, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Một bộ phận trang trại ngoài lao động của gia đình, có thuê thêm lao động để sản xuất, kinh doanh, quy mô diện tích đất canh tác xoay quanh mức hạn điền ở từng vùng quy định. Sự mở rộng quy mô của các hộ kinh doanh cá thể tất yếu nảy sinh một mô hình mới, mô hình trang trại. Có thể nói, đây là một mô hình mới của kinh tế tư nhân trong nông nghiệp. Trang trại là hình thức tổ chức kinh tế sản xuất hàng hóa với quy mô tương đối lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực: nông, lâm, ngư nghiệp.
Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển hình thức trang trại gia
đình như các loại hình sản xuất khác của kinh tế hộ gia đình. “Đặc biệt
khuyến khích các hộ nông dân, các trang trại gia đình và các thành phần kinh tế khác liên kết với nhau, hình thành các tổ chức, các hình thức kinh tế hợp tác để mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, thu hút và hỗ trợ các hộ gia đình còn khó khăn”. [24, tr.269]
Điều đó lý giải việc Chính phủ đã có riêng một Nghị quyết (03/2000/NQ-CP) về kinh tế trang trại. Nội dung cơ bản là thống nhất về tính chất và vị trí của kinh tế trang trại; một số chính sách lâu dài của nhà nước đối với kinh tế trang trại; các chính sách cụ thể về đất đai, thuế, đầu tư, tín dụng, lao động, khoa học, công nghệ, môi trường, thị trường, bảo hộ tài sản đã đầu