2.2.1. Xây dựng tổ chức Hội LHPN Việt Nam
Xuất phát từ tình hình thực tế của phong trào phụ nữ và hoạt động của các cấp Hội phụ nữ những năm 1986-1991, từ nhu cầu nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ; căn cứ vào Cƣơng lĩnh chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, phƣơng hƣớng nhiệm vụ chủ yếu những năm 1991-1995 của Đảng; căn cứ vào yêu cầu công tác vận động phụ nữ trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc và xu thế chung của phong trào phụ nữ thế giới, Hội LHPN Việt Nam có nhiều cố gắng hạn chế khó khăn, khai thác những mặt thuận lợi, tận dụng các cơ hội, tập trung hoạt động vào giải quyết những vấn đề gay gắt, cấp bách nhất; đồng thời giải quyết từng bƣớc những vấn đề có tính chiến lƣợc, lâu dài nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện mục tiêu bình đẳng - phát triển của phụ nữ Việt Nam và xây dựng tổ chức Hội phụ nữ vững mạnh, ngang tầm với yêu cầu phát triển của phong trào phụ nữ trong nƣớc và quốc tế.
Thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW của Ban Bí thƣ (21/2/1992) về việc chỉ đạo Đại hội các cấp Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể “tăng cƣờng và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Đại hội Mặt trận và các đoàn thể các cấp, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của Mặt trận và từng đoàn thể theo tinh thần đổi mới, dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm”, Hội LHPN Việt Nam tổ chức Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ VII từ ngày 18-20/5/1992 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội có 760 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 10 triệu hội viên và 33 triệu phụ nữ cả nƣớc tham dự.
Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa VII gồm 96 ủy viên trên các lĩnh vực hoạt động khác nhau, vừa thể hiện tinh thần đoàn kết, đổi mới, vừa mang tính kế thừa liên tục các thế hệ phụ nữ, để liên hiệp thống nhất hành động vì sự bình đẳng, phát triển và hạnh phúc của phụ nữ. Ban Chấp hành tôn vinh bà Nguyễn Thị Định - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng làm Chủ tịch danh dự Hội LHPN Việt Nam; bầu Đoàn Chủ tịch gồm 11 ủy viên. Bà Trƣơng Mỹ Hoa, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng đƣợc bầu là Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam. Ban Chấp
hành Trung ƣơng Hội chỉ bầu Đoàn Chủ tịch thay mặt Ban Chấp hành lãnh đạo hoạt động công tác Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, không còn tồn tại bộ máy Ban Thƣ ký.
Đại hội nhất trí thông qua dự thảo Điều lệ Hội LHPN Việt Nam (bổ sung, sửa đổi). Điều lệ Hội khẳng định “Hội LHPN Việt Nam là tổ chức rộng rãi của các tầng lớp phụ nữ. Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” [32, tr. 5]. Mục đích của Hội là chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng và hợp pháp của phụ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện bình đẳng và phát triển.
Đại hội phụ nữ Việt Nam lần thứ VII (1992) xác định mục tiêu, chức năng, phƣơng hƣớng nhiệm vụ và chƣơng trình hoạt động của Hội những năm 1992-1996, tiếp tục đổi mới nội dung, phƣơng thức, tổ chức và cán bộ Hội để thu hút tập hợp đông đảo phụ nữ tham gia tổ chức Hội, động viên phụ nữ thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; đồng thời khẳng định vị trí của Hội LHPN Việt Nam là một tổ chức liên hiệp rộng rãi của giới phụ nữ, thành lập và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, liên hiệp hành động vì quyền lợi của phụ nữ, tuân theo pháp luật và đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Để xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, Đại hội đề ra phƣơng hƣớng nhiệm vụ thực hiện chƣơng trình đổi mới tổ chức bộ máy và cán bộ, tập hợp quần chúng. Mục tiêu của chƣơng trình là xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, chất lƣợng, tổ chức cơ sở Hội vững mạnh nhằm tập hợp đông đảo phụ nữ thực hiện tốt các nhiệm vụ.
2.2.1.1. Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Hội
Trong công tác xây dựng và phát triển tổ chức, việc xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Hội đƣợc xác định là nhiệm vụ trọng tâm.
Nhấn mạnh nội dung xây dựng hệ thống tổ chức Hội, Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ VII (20/5/1992) khẳng định “tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, tổ chức, xây dựng cơ sở Hội vững mạnh, tạo nhiều hình thức tập hợp vận động phong phú hơn, để động viên phụ nữ cả nước tích cực thực hiện
nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII” [37, tr.71]. Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Hội cho phù hợp với sự phân hoá đa dạng của các tầng lớp phụ nữ. Thực hiện đa dạng hoá các hình thức tập hợp phụ nữ ở cơ sở. Có loại hình tổ chức cố định hoạt động thƣờng xuyên, có loại hình không cố định, tập hợp theo chuyên đề, theo nhu cầu, sở thích, lứa tuổi, nghề nghiệp… và lấy đơn vị dân cƣ là chính. Chú trọng xây dựng đội ngũ cốt cán bao gồm tổ trƣởng, tổ phó, ban chấp hành, ngƣời đứng đầu các tổ chức phụ nữ, tổ chức xã hội khác để vận động từng đối tƣợng phụ nữ, thu hút chị em đến với tổ chức hội.
Những mô hình tổ chức theo địa bàn dân cƣ, theo ngành nghề, sở thích, lứa tuổi và đa dạng hoá các loại hình câu lạc bộ, thu hút hội viên đến với Hội ngày càng đông. Gắn với việc thực hiện chƣơng trình hỗ trợ tạo việc làm tăng thu nhập và chƣơng trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, mô hình tổ phụ nữ tiết kiệm, tổ phụ nữ hùn vốn, tổ phụ nữ tín dụng - tiết kiệm, tổ phụ nữ không sinh con thứ 3 có ý nghĩa lớn trong việc tập hợp hội viên, củng cố cơ sở hội.
Trong năm 1993, mô hình tổ phụ nữ tiết kiệm, tổ phụ nữ ngành nghề, tổ phụ nữ đoàn kết, tƣơng trợ, tổ phụ nữ nòng cốt, tự nguyện; các loại hình câu lạc bộ: phụ nữ hƣu trí, phụ nữ nhiếp ảnh, nữ họa sĩ, nhóm công tác xã hội, nhóm phụ nữ Việt Kiều, nhóm phụ nữ hoàn lƣơng… phát triển nhiều. Đến năm 1995, các cấp hội tiếp tục củng cố, duy trì, đa dạng hóa các hình thức tập hợp hội viên. Các mô hình: tổ phụ nữ tiết kiệm, tổ phụ nữ vay vốn, lồng ghép giữa hoạt động dân số - kế hoạch hóa gia đình với hoạt động tăng thu nhập có đƣợc hiệu quả tốt. Ngoài ra còn có các loại hình câu lạc bộ phụ nữ, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, các tổ làm vƣờn, tổ phụ nữ làm đẹp (Hà Bắc).
Kết quả tháng 12/1994 đã có 9.395 cơ sở đƣợc kiện toàn (chiếm 94,18%), 205.618 tổ phụ nữ đƣợc củng cố (chiếm 64,06%). Năm 1995 đã có 7.909 cơ sở, 85.496 tổ phụ nữ tiếp tục đƣợc kiện toàn, củng cố. Tiêu biểu có các tỉnh, thành: Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh, Hà Giang, Bắc Thái,
Vĩnh Phú, Quảng Bình, Tây Ninh, Sóc Trăng, Long An, Cao Bằng, Tuyên Quang… làm tốt công tác này [27, tr. 3].
2.2.1.2. Tập hợp hội viên
Theo Điều lệ Hội, hội viên Hội LHPN Việt Nam đƣợc mở rộng là “phụ nữ Việt Nam từ 16 tuổi trở lên, kể cả phụ nữ Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, ngành nghề, tán thành điều lệ Hội, tham gia các hoạt động của Hội” [32, tr. 9].
Điều 4 Điều lệ Hội cụ thể hóa thành phần “nữ công nhân viên chức, nữ lực lượng vũ trang là thành viên tập thể của Hội. Tập thể phụ nữ trong các tổ chức kinh tế, xã hội khác tán thành điều lệ Hội, được công nhận là thành viên của Hội” [32, tr. 9].
Hội tập hợp đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia sinh hoạt dƣới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thực hiện đƣợc chức năng chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho phụ nữ - trẻ em, làm cầu nối giữa Đảng với phụ nữ, là chỗ dựa tinh thần của phụ nữ. Kết thúc nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ƣơng Hội khóa VII, tổng kết đƣợc trên 20 loại hình tập hợp hội viên, góp phần thúc đẩy công tác phát triển hội viên mới.
Trong 5 năm (1992-1996) kết nạp đƣợc 453.010 hội viên mới. Tỷ lệ hội viên tham gia sinh hoạt thƣờng xuyên đạt 63,36%. Năm 1994, xây dựng đƣợc lực lƣợng hội viên nòng cốt gồm 1.597.108 chị em. Đến năm 1995 có 2.864.167 hội viên nòng cốt (tăng 85% so với năm 1994), trong đó có 38.506 phụ nữ dân tộc, tôn giáo [Phụ lục 4].
Việc duy trì sinh hoạt hội viên theo định kỳ và thu hội phí đƣợc các cấp Hội chỉ đạo chặt chẽ hơn, đƣợc thực hiện tốt hơn. Nhiều tỉnh có tỷ lệ phát triển hội viên cao từ 10.000 đến 28.000 nhƣ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phú, Hải Hƣng, Nam Hà, Hà Bắc, Thái Bình, Thanh Hóa, Minh Hải, Cần Thơ, Tiền Giang, Lâm Đồng, Bình Định, Quảng Nam, Đà Nẵng.
2.2.1.3. Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ các cấp
“Cán bộ là nhân tố quyết định chất lượng, hiệu quả phong trào và hoạt động tổ chức Hội các cấp. Hội phải có kế hoạch quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng để bổ sung kịp thời, đáp ứng yêu cầu chuyển tiếp cán bộ” [37, tr. 70].
Nhận thức đƣợc vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ VII nhấn mạnh mục tiêu của Hội trong những năm 1992-1996 là “hoàn thành chương trình bồi dưỡng cho hầu hết cán bộ chủ chốt các cấp Hội, đặc biệt coi trọng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở với yêu cầu am hiểu công tác vận động phụ nữ trong cơ chế mới, có kiến thức quản lý kinh tế, quản lý xã hội, các chính sách luật pháp mới liên quan đến phụ nữ và có nhiệt tình tự nguyện công tác Hội, có phẩm chất đạo đức tốt để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội” [37, tr. 42-43].
Nghị quyết 04/NQ-TU đƣợc ban hành, Đảng đoàn Hội LHPN Việt Nam nhận rõ vai trò quan trọng, tính chiến lƣợc của việc giáo dục, bồi dƣỡng phẩm chất, năng lực nâng cao trình độ mọi mặt cho phụ nữ là yếu tố đảm bảo cho phụ nữ đạt tới sự bình đẳng thực sự và hội nhập với sự phát triển chung của phụ nữ trong khu vực và trên thế giới.
Trung ƣơng Hội chỉ đạo các tỉnh, thành phố phối hợp với trƣờng Đảng của địa phƣơng, bồi dƣỡng công tác vận động phụ nữ cho hàng ngàn cán bộ cơ sở, chú trọng bồi dƣỡng về phƣơng pháp công tác, để có khả năng tự tổ chức và tổ chức hiệu quả công tác Hội.
Trung ƣơng Hội phối hợp với 2 trƣờng đào tạo cán bộ Hội mở các lớp chuyên đề về tổ chức, văn phòng, dân tộc, tôn giáo, nghiên cứu, giải quyết đơn thƣ, ngoại ngữ cho cán bộ Trung ƣơng, tỉnh, thành hội.
Các cấp Hội từ Trung ƣơng xuống các tỉnh, thành, quận, huyện đã tạo điều kiện cho nhiều cán bộ đƣợc đi bồi dƣỡng, đào tạo ngắn hạn và dài hạn tại Trung ƣơng, địa phƣơng về nghiệp vụ, chuyên môn công tác Hội, về chính trị, quản lý kinh tế, quản lý Nhà nƣớc, về tâm lý, văn hóa, ngoại ngữ… Từ năm 1992 đến tháng 6/1995, không kể những lớp tập huấn ngắn hạn, tính riêng số cán bộ đƣợc học tập,
đào tạo về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, quản lý và học văn hóa ở cấp tỉnh có 486 lƣợt cán bộ, cấp huyện có 4.815 lƣợt cán bộ và cấp cơ sở có 477.238 lƣợt cán bộ. Riêng năm 1995 có 509 cán bộ tỉnh, 3063 cán bộ quận, huyện đƣợc học chính trị, văn hóa, nghiệp vụ theo phƣơng thức đào tạo tại Trung ƣơng hoặc kết hợp với các trƣờng ở tỉnh, quận, huyện. Có 8.842 cán bộ xã, phƣờng đƣợc bồi dƣỡng tại tỉnh, 34.586 cán bộ đƣợc bồi dƣỡng ở huyện, 80.772 cán bộ bồi dƣỡng tại xã [Phụ lục 4].
Trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, 2 trƣờng cán bộ phụ nữ có những đóng góp nhất định. Hai trƣờng cải tiến nội dung, phƣơng pháp vừa dạy tập trung, vừa lƣu giảng góp phần cùng các tỉnh, thành hội đào tạo đƣợc 4.891 học viên (năm 1995), đặc biệt mở các lớp theo vùng miền nhƣ: lớp chủ tịch các tỉnh miền núi, chủ tịch các tỉnh trung du, đồng bằng.
2.2.1.4. Xây dựng bộ máy lãnh đạo các cấp Hội có chất lƣợng
Theo Điều lệ Hội đƣợc bổ sung, sửa đổi tại Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ VII, “Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức theo 4 cấp: cấp Trung ương; tỉnh, thành và các đơn vị trực thuộc; huyện, quận, thị xã và cấp tương đương; xã, phường và cấp tương đương. Khi cần thiết, Ban Chấp hành cấp Trung ương và tỉnh, thành có thể thành lập tổ chức Hội theo nguyện vọng của phụ nữ phù hợp với quy định của Hiến pháp” [32, tr. 11].
“Cơ quan lãnh đạo các cấp Hội đều do dân chủ bàn bạc thương lượng cử ra” [32, tr. 12].
Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VII, bộ máy các cấp Hội đƣợc kiện toàn. Việc giảm dần các đầu mối, tinh giản bộ máy cơ bản phát huy tác dụng. Ở cấp Trung ƣơng và tỉnh, thành Hội tổ chức lại các ban chuyên môn cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và chƣơng trình hoạt động, giảm đầu mối, giảm trung gian, lãnh đạo trực tiếp với các chuyên viên, các chủ nhiệm chƣơng trình dự án. Về cơ bản, bộ máy cơ quan chuyên trách tham mƣu Hội LHPN cấp tỉnh thực hiện theo mô hình 2-4 ban: Văn phòng, Ban phong trào, Ban Tổ chức, Ban Quyền lợi đời sống.
Năm 1993, cấp Hội các tỉnh, thành đã tinh gọn bộ máy, giảm đầu mối theo mô hình 2-3 ban. Ở cấp huyện, biên chế cán bộ chủ chốt là 3-7 ngƣời, phân công chuyên trách theo việc [25, tr. 4].
Kết quả từ năm 1991 đến 1996, đội ngũ cán bộ Hội đƣợc trẻ hoá, trình độ đƣợc nâng lên. Tỷ lệ cán bộ Hội dƣới 30 tuổi cấp Trung ƣơng đã tăng từ 1,0% lên 8,4%; cấp huyện từ 18,9% lên 25,0% [Phụ lục 4].
Cán bộ Hội có trình độ Đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ cao và tăng lên rõ rệt. Năm 1991, chiếm tỷ lệ 55,0% ở cấp Trung ƣơng, 14,7% ở cấp tỉnh, 3,1% ở cấp huyện. Đến năm 1996, ở cấp Trung ƣơng tăng là 69,3%, ở cấp tỉnh tăng là 29,6%, ở cấp huyện là 15,6%.
Trình độ chính trị của cán bộ Hội các cấp cũng đƣợc nâng cao. Năm 1991, tỷ lệ cán bộ Hội đạt trình độ Cao cấp lý luận chính trị ở cấp Trung ƣơng chiếm 14,0%, cấp tỉnh chiếm 8,4%, cấp huyện chiếm 1,0%. Đến năm 1996, ở cấp Trung ƣơng tăng lên 21,6%, cấp tỉnh tăng lên 25,4%, cấp huyện tăng lên 8,1% [Phụ lục 4].
2.2.1.5. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ, công tác xây dựng tổ chức Hội vẫn còn những mặt chƣa làm đƣợc.
Công tác tổ chức tập hợp phụ nữ tham gia sinh hoạt Hội còn bỏ sót đối tƣợng nhƣ: nữ trí thức, nữ thanh niên, chức sắc tôn giáo, nữ doanh nghiệp, nhất là chị em trong các thành phần kinh tế tƣ nhân, kinh tế tập thể… Những tiến bộ trong công tác củng cố cơ sở Hội chƣa đồng đều giữa các vùng miền. Ở các vùng sâu, vùng cao, tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi tham gia tổ chức Hội chỉ đạt 30-50% (theo số liệu năm 1995).
Công tác đào tạo và bồi dƣỡng gặp khó khăn do hạn chế về kinh phí. Việc đào tạo còn chắp vá, bị động, có nơi còn hình thức chiếu lệ.
Sắp xếp, tổ chức lại đội ngũ cán bộ sẵn có, sắp xếp, ổn định lại các ban, các bộ phận còn khó khăn. Tình trạng nơi thừa, nơi thiếu cán bộ Hội chƣa khắc phục đƣợc. Bộ máy biên chế ở cấp huyện miền núi, vùng xa, địa bàn rộng chỉ có 3-4 biên
chế, kinh phí hoạt động ít, điều kiện đi lại hạn chế nên ảnh hƣởng đến hiệu quả công