Hoàn cảnh lịch sử và chủ trƣơng mới của Đảng

Một phần của tài liệu đảng lãnh đạo xây dựng tổ chức và hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ việt nam tu nam 1986 den nam 1996 (Trang 46)

2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử

Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, thế giới bƣớc vào cục diện mới: chiến tranh lạnh kết thúc; hòa bình, hợp tác, phát triển là xu thế chung của các quốc gia, dân tộc; diễn đàn đa phƣơng ngày càng đóng vai trò quan trọng; quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc mang tính chất vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Cùng với đó, mâu thuẫn giữa các quốc gia, dân tộc có chế độ chính trị - xã hội khác nhau, âm mƣu diễn biến hòa bình của các nƣớc đế quốc lớn, khoảng cách giàu nghèo, cạnh tranh kinh tế, khoa học công nghệ... ngày càng phức tạp, gay gắt hơn. Đối với công cuộc đổi mới đang đƣợc mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức đƣợc bốn nguy cơ lớn cần phải chú ý đề phòng, ngăn chặn và đẩy lùi. Những nguy cơ đó là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệch hƣớng xã hội chủ nghĩa; nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu; nguy cơ diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch.

Quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng, quá trình toàn cầu hoá, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại gắn quyện nhau, tác động lẫn nhau, dẫn tới sự phát triển nhanh của nền kinh tế tri thức toàn cầu. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia và quan hệ quốc tế. Các quốc gia dân tộc lớn nhỏ, mọi tầng lớp xã hội có lợi ích chung là giữ gìn hoà bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh thế giới, bảo vệ môi trƣờng sống, hạn chế sự bùng nổ dân số, phòng chống có hiệu quả những bệnh tật hiểm nghèo. Công cuộc phát triển của đất nƣớc Việt Nam không thể tách rời sự nghiệp chung của nhân dân thế giới.

Diễn biến phức tạp của đời sống chính trị - xã hội thế giới có tác động lớn đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đến định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Về chính trị, các thế lực thù địch tăng cƣờng việc thực hiện âm mƣu diễn biến hòa bình; kích động việc thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền bá tƣ tƣởng văn hóa đồi trụy, độc hại; đƣa lực lƣợng gián điệp, biệt kích vào trong nƣớc nhằm cấu kết với bọn phản động và các phần tử xấu trong nƣớc, tăng cƣờng hoạt động nhằm lật đổ chế độ…

Về kinh tế, đất nƣớc vẫn chƣa thoát khỏi tình trạng nƣớc nghèo và kém phát triển, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng chƣa đƣợc giải quyết, trong đó có những vấn đề liên quan trực tiếp và ảnh hƣởng tiêu cực tới phụ nữ, trẻ em và cuộc sống gia đình. Đó là vấn đề dạy nghề, việc làm và thu nhập đối với lao động nữ, nhiều chị em còn phải làm việc trong các điều kiện nặng nhọc, độc hại; vấn đề thiên tai, dịch bệnh và nghèo đói, đặc biệt đối với phụ nữ vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn; vấn đề đạo đức và lối sống của một bộ phận phụ nữ thay đổi theo chiều hƣớng tiêu cực; các vấn đề về dịch vụ hỗ trợ gia đình, tình trạng trẻ em bỏ học, bị ngƣợc đãi, không đƣợc nuôi dƣỡng, chăm sóc đầy đủ, bị lạm dụng lao động, bị xâm hại, bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội…

Cuộc khủng hoảng toàn diện của các nƣớc xã hội chủ nghĩa Đông Âu, sự tan rã của Liên bang Xô Viết cùng với những khó khăn mà đất nƣớc phải trải qua đã tác động sâu sắc đến tƣ tƣởng, tình cảm, tâm trạng và lòng tin của các tầng lớp nhân dân, trong đó có phụ nữ. Việc xóa bỏ cơ chế cũ, hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trƣờng có những mặt trái ảnh hƣởng trực tiếp đến các tầng lớp phụ nữ và hoạt động của các cấp Hội.

Trƣớc sự chuyển đổi cơ chế, đội ngũ cán bộ Hội bộc lộ những yếu kém về năng lực, về khả năng tập hợp và tổ chức quần chúng, thiếu kiến thức quản lý kinh tế, xã hội, thiếu am hiểu chính sách luật pháp. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ Hội chƣa đáp ứng yêu cầu đổi mới. Một số cấp Hội chƣa phát huy đƣợc vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho phụ nữ. Công tác vận động phụ nữ trong các thành

phần kinh tế tập thể, cá thể, tƣ nhân, trong các dân tộc ít ngƣời, các tôn giáo, giới trí thức chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu đầy đủ…

Đặt trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tƣởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần độc lập tự chủ và khả năng nhạy bén, sáng tạo, lãnh đạo nhân dân nói chung, tầng lớp phụ nữ nói riêng vƣợt qua khó khăn, đƣa công cuộc đổi mới tiếp tục phát triển.

Đảng cần phải làm cho đƣờng lối chủ trƣơng vận động phụ nữ của Đảng đƣợc thấu suốt trong cả hệ thống bộ máy Đảng, Nhà nƣớc và các đoàn thể quần chúng. Các chủ trƣơng, chính sách của Đảng về công tác vận động phụ nữ phải xuất phát từ thực tế, phù hợp với tâm tƣ nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp phụ nữ. Đảng quán triệt trong toàn bộ hệ thống chính trị về vai trò, vị trí tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, cũng nhƣ vai trò của tổ chức Hội phụ nữ trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc. Đảng tăng cƣờng phát huy vai trò dân chủ, đại diện của các tầng lớp phụ nữ thông qua tổ chức Hội phụ nữ trong việc tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh…

2.1.2. Chủ trƣơng mới của Đảng

Kể từ Đại hội lần thứ VI, nhận thức về đại đoàn kết dân tộc của Đảng có những phát triển mới. “Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tƣ tƣởng lấy dân làm gốc, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động” [6, tr. 29]. Theo đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra những nhiệm vụ cụ thể về công tác vận động quần chúng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân. Đảng lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từng bƣớc đổi mới nội dung và phƣơng thức hoạt động, nhằm đạt hiệu quả thiết thực hơn.

Ngày 21/2/1992, Ban Bí thƣ ra Chỉ thị số 06-CT/TW về việc chỉ đạo Đại hội các cấp Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Bản Chỉ thị nhấn mạnh: “Trong bối cảnh

mới của tình hình trong nƣớc và thế giới, Đại hội Mặt trận và các đoàn thể phải thực sự đổi mới về nội dung, tổ chức và hình thức tiến hành”. Theo đó, Ban Bí thƣ yêu cầu “quá trình tiến hành Đại hội phải là quá trình xây dựng, củng cố Mặt trận và các đoàn thể về chính trị, tƣ tƣởng, tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động. Coi trọng củng cố tổ chức cơ sở; bảo đảm chất lƣợng đoàn viên, hội viên cùng với việc mở rộng các hình thức tập hợp quần chúng rộng rãi; quan tâm chăm sóc lợi ích chính đáng của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Nội dung đổi mới về mặt tổ chức phải thể hiện trong bản sửa đổi Điều lệ trình trƣớc Đại hội”. Bên cạnh đó, Ban Bí thƣ cũng khẳng định “nội dung Đại hội, Mặt trận và các đoàn thể cần quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng các cấp; tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể theo nội dung Nghị quyết 8 của Ban Chấp hành Trung ƣơng khoá VI tập trung vào những vấn đề quan trọng về dân sinh, dân chủ” [14, tr.2,3].

Báo cáo của Bộ Chính trị trình Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá VII) về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng đƣa ra một số vấn đề quan trọng và cấp bách nhất nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội về xây dựng Đảng. Trong đó, nhấn mạnh “vấn đề quan trọng bậc nhất trong việc đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với các đoàn thể quần chúng và tổ chức xã hội hiện nay là:

- Định hƣớng mục tiêu, hƣớng phát triển trƣớc mắt và lâu dài của các đoàn thể. Lãnh đạo các đoàn thể chính trị xã hội đổi mới tổ chức và phƣơng thức hoạt động, khắc phục bằng đƣợc tình trạng quan liêu, hành chính. Tập trung nỗ lực hƣớng về cơ sở, chú trọng cải tiến sinh hoạt và hình thức tập hợp quần chúng, nâng cao chất lƣợng đoàn viên, hội viên.

- Lựa chọn và giới thiệu những cán bộ đủ tiêu chuẩn vào các chức vụ chủ chốt của đoàn thể để các đoàn thể bầu cử theo quy định của Điều lệ Đảng.

- Thông qua đảng đoàn và các đảng viên trong mặt trận và một số đoàn thể nhƣ: công đoàn, hội liên hiệp phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, liên hiệp

các hội văn học nghệ thuật, khoa học kỹ thuật… để hƣớng dẫn, kiểm tra hoạt động của đảng viên công tác trong các đoàn thể, bảo đảm cho đoàn thể hoạt động đúng hƣớng; kịp thời uốn nắn những nhận thức và phƣơng thức hoạt động không đúng của các đoàn thể. Mặt khác, cần xây dựng quy chế và thực hiện công khai, tạo điều kiện để quần chúng giám sát và tham gia quản lý các công việc nhà nƣớc” [14, tr.115-116].

Ngày 29/6/1992, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VII thông qua Nghị quyết số 03-NQ/HNTW về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng. Nghị quyết đề ra yêu cầu: Đổi mới và tăng cƣờng công tác vận động nhân dân, củng cố mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Trong đó khẳng định: “Đổi mới tổ chức và hoạt động của mặt trận và các đoàn thể nhân dân cho phù hợp với quá trình đổi mới kinh tế - xã hội. Mặt trận thực hiện tốt phƣơng thức hiệp thƣơng chính trị, phối hợp hành động giữa các tổ chức thành viên nhằm củng cố và tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

“Các đoàn thể chính trị - xã hội cần đổi mới tổ chức và hoạt động, hƣớng về cơ sở, xây dựng lực lƣợng nòng cốt, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, đáp ứng các lợi ích thiết thực của đoàn viên, hội viên.

“Nhà nƣớc dành tỷ lệ ngân sách cần thiết để tài trợ cho hoạt động của các đoàn thể. Mặt trận và các đoàn thể cần rút kinh nghiệm về tổ chức các hoạt động gây quỹ (sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tranh thủ viện trợ…) theo đúng luật pháp và phù hợp với điều kiện, khả năng quản lý” [14, tr. 212].

Bế mạc Hội nghị lần thứ tƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VII (14/1/1993), Tổng Bí thƣ Đỗ Mƣời khẳng định: “Có nghị quyết tốt là đòi hỏi đầu tiên. Song điều quyết định là việc triển khai tổ chức và chỉ đạo thực hiện.

“Trƣớc hết, cần đổi mới cách truyền đạt nghị quyết, không phải học tập triền miên để quán triệt nghị quyết, mà phải cùng với việc truyền đạt nhanh chóng tinh thần và nội dung nghị quyết, cần có ngay kế hoạch, chƣơng trình hành động và từng bƣớc triển khai thực hiện.

“Việc truyền đạt nghị quyết và triển khai thực hiện có thể kết hợp với việc tổng kết công tác cuối năm và xác định nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong năm mới, làm một cách thiết thực, có hiệu quả, hết sức tránh hình thức.

“Đảng đoàn Mặt trận và các đoàn thể phải có chƣơng trình, kế hoạch phát huy vai trò của mặt trận và đoàn thể mình, tích cực đi sâu, đi sát từng cơ sở để vận động nhân dân, làm dấy lên những phong trào rộng rãi của nhân dân thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nƣớc, tạo ra cách nghĩ, cách làm, cách giải quyết các vấn đề xã hội theo tinh thần đổi mới” [14, tr.501-503].

Trƣớc yêu cầu đổi mới đất nƣớc, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc; từ tình hình phụ nữ và phong trào phụ nữ, đổi mới và tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ là một yêu cầu quan trọng của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và phát triển toàn diện ngƣời phụ nữ. Nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận đƣợc ban hành.

Với nhận thức “phụ nữ Việt Nam là một động lực quan trọng của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội”, Nghị quyết 04-NQ/TW, ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị khẳng định: Sự nghiệp giải phóng phụ nữ và công tác phụ nữ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nƣớc, các đoàn thể nhân dân, của toàn xã hội và từng gia đình. Đƣờng lối giải phóng phụ nữ phải đƣợc thể chế hoá và cụ thể hoá trong hệ thống pháp luật, chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.

Hội LHPN là tổ chức đại diện cho lợi ích của phụ nữ, là trung tâm tập hợp đoàn kết phụ nữ Việt Nam, hƣớng dẫn và vận động chị em phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ, bình đẳng nam nữ, vì sự phát triển và hạnh phúc của phụ nữ, vì sự nghiệp đổi mới, thực hiện dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Trên cơ sở đó, Đảng luôn quan tâm lãnh đạo phát huy vai trò của Hội LHPN Việt Nam để Hội thực sự là tổ chức đoàn kết các tầng lớp phụ nữ, phát động và hƣớng dẫn các phong trào cách mạng của phụ nữ, góp phần đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ nữ cho Đảng, Nhà nƣớc và các đoàn thể nhân dân, tích cực tham gia các hoạt động của

phụ nữ quốc tế và tranh thủ đƣợc sự ủng hộ to lớn của phụ nữ quốc tế đối với Việt Nam và phụ nữ Việt Nam.

Trong Nghị quyết 04-NQ/TW về đổi mới và tăng cƣờng công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới, Bộ Chính trị đề ra một số công tác lớn có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào phụ nữ nói chung, tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam nói riêng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“1. Giải quyết việc làm, chăm lo đời sống, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi của ngƣời phụ nữ” [15, tr. 19].

“2. Giáo dục, bồi dƣỡng phẩm chất, năng lực, nâng cao trình độ mọi mặt của phụ nữ” [15, tr. 20].

“3. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” [15, tr. 20]. “4. Đặt vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ nữ thành nhiệm vụ có tính chiến lƣợc trong toàn bộ công tác cán bộ của Đảng và Nhà nƣớc” [15, tr. 21].

“5. Đổi mới nội dung tổ chức và phƣơng thức hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Tiếp tục đổi mới Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, đa dạng hóa hình thức tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động của Hội theo lứa tuổi, ngành nghề, sở thích, vùng, miền, gắn quyền lợi với nghĩa vụ, hướng dẫn các tầng lớp phụ nữ hoạt động theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh” [15, tr. 21,22].

“6. Tăng cƣờng công tác phụ nữ của Đảng, Nhà nƣớc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội

Các cấp ủy đảng thường xuyên chỉ đạo hoạt động của các cấp hội, tạo điều kiện để Hội thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Nhà nƣớc xây dụng chƣơng trình nghiên cứu và ban hành kịp thời các pháp luật, chính sách có liên quan đến phụ nữ.

Các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ

Một phần của tài liệu đảng lãnh đạo xây dựng tổ chức và hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ việt nam tu nam 1986 den nam 1996 (Trang 46)