Quản lý các nguồn thu

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố hà nội trực thuộc bộ giáo dục và đào tạo (Trang 43)

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế của đất nước còn gập nhiều khó khăn, đầu tư NSNN cho giáo dục còn hạn chế. Do đó để tăng cường nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục, ngoài nguồn đầu tư từ NSNN thì chính phủ có chủ trương thực hiện xã hội hóa giáo dục như tăng các khoản đóng góp từ người học bao gồm học phí, lệ phí và khuyến khích các khoản đóng góp từ cộng đồng để phát triển giáo dục. Ngoài ra, nhà nước khuyến khích các trường đại học công lập tăng cường nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ của trường như tăng thu từ dự án liên kết đào tạo, hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, khai thác cơ sở vật chất, các hợp đồng nghiên cứu khoa học và công nghệ.

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% ĐH Xây dựng ĐH Ngoại thương ĐH Sư phạm ĐH Giao thông VT Viện ĐH Mở Thu sự nghiệp khác và dịch vụ Thu học phí, lệ phí Thu từ NSNN chi thường xuyên

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thu của một số trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn.

Bảng 2.3: Cơ cấu thu và tổng số thu của một số trường đại học công lập tự chủ tài chính

trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đơn vị tính: triệu đồng.

STT Tên đơn vị/ Chỉ tiêu Năm

2011 Tỷ lệ % Năm 2012 Tỷ lệ % Năm 2013 Tỷ lệ % I Đại học Xây dựng Thu từ NSNN chi TX 43.068 28,54 44.056 24,42 45.602 22,59 Thu học phí, lệ phí 87.628 58,08 101.005 55,99 111.129 55,05 Thu SN khác và dịch vụ 20.173 13,38 35.329 19,59 45.138 22,36 Tổng 150.869 100 180.390 100 201.869 100

II Đại học Ngoại thương

Thu từ NSNN chi TX 59.681 25,33 58.700 22,82 55.000 18,51 Thu học phí, lệ phí 122.450 51,99 130.001 50,54 171.218 57,64

Thu SN khác và dịch vụ 53.390 22,68 68.500 26,64 70.790 23,85

Tổng 235.521 100 257.201 100 297.008 100

III Đại học Sư phạm HN

Thu từ NSNN chi TX 71.095 46,80 70.116 31,59 69.239 27,48

Thu học phí, lệ phí 99.929 34,05 116.170 52,34 136.170 54,05

Thu SN khác và dịch vụ 21.858 19,16 35.634 16,07 46.511 18,47

Tổng 192.882 100 221.920 100 251.920 100

IV Đại học Giao thông VT

Thu từ NSNN chi TX 77.012 32,79 66.200 27,23 65.000 24,52 Thu học phí, lệ phí 116.383 49,55 117.015 48,13 138.528 52,27 Thu SN khác và dịch vụ 41.462 17,66 59.881 24,64 61.487 23,21 Tổng 234.857 100 243.096 100 265.015 100 V Viện Đại học Mở HN Thu từ NSNN chi TX Thu học phí, lệ phí 144.517 73,88 162.097 69,01 163.200 69,13 Thu SN khác và dịch vụ 51.083 26,12 72.760 30,99 72.864 30,87 Tổng 195.600 100 234.857 100 236.064 100

( Nguồn: báo cáo tài chính 3 năm của Trường Đại học Ngoại Thương; Đại học Xây dựng; Đại học Giao thông Vận tải; Đại học Sư phạm Hà Nội; Viện

Theo bảng phân tích trên, các trường đại học công lập tự chủ một phần kinh phí hoạt động thường xuyên thì nguồn thu bổ sung từ NSNN chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng thu dao động khoảng từ 20% đến 30% và thu từ học phí, lệ phí từ người học khoảng trên 50%, còn các trường đại học công lập tự chủ toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên ( Viện Đại học Mở Hà Nội ) thì không có nguồn thu từ NSNN cho khoản chi này, trong cơ cấu thu thì chủ yếu là thu học phí và lệ phí từ người học, chiếm khoảng 70% trong tổng thu. Theo số liệu thống kê, ta thấy nguồn kinh phí từ ngân sách cấp cho các trường tự chủ một phần qua 3 năm đã có xu hướng giảm dần so với các nguồn thu khác ( thu học phí, lệ phí, thu khác).

Như vậy, có thể thấy các trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố Hà Nội trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày càng đẩy mạnh nguồn thu từ xã hội hoá, đã từng bước dựa vào nguồn thu học phí và lệ phí để đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhà nước khống chế chỉ tiêu đào tạo và mức trần thu học phí đối với các trường đại học công lập thì việc dựa vào nguồn thu học phí để đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên ngày càng khó khăn, nhất là đối với các trường tự chủ hoàn toàn về kinh phí hoạt động.

2.2.1.1. Quản lý nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp

Nguồn kinh phí NSNN cấp là nguồn tài chính quan trọng và chủ yếu để phát triển giáo dục ở nước ta. Cùng với sự phát triển kinh tế, chiến lược phát triển giáo dục trong thời gian tới cũng đặt ra mục tiêu tăng cường nguồn tài chính cho giáo dục nhằm tăng tốc độ phát triển, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực.

Nguồn NSNN cấp chi hàng năm gồm chi hoạt động thường xuyên phục vụ đào tạo, chi nghiên cứu khoa học, chi chương trình mục tiêu quốc gia, chi mua sắm trang thiết bị, chi sửa chữa thường xuyên… hiện vẫn đóng vai trò

quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu của các trường đại học. Tất cả các khoản NSNN cấp chi hàng năm được thực hiện theo chỉ tiêu đào tạo được giao hàng năm và dựa trên dự toán của trường đại học.

Bảng 2.4: Cơ cấu các khoản chi từ NSNN cấp cho các trường

Đơn vị tính: triệu đồng.

S T T

Tên đơn vị/chỉ tiêu

Kinh phí NSNN cấp Tỷ lệ % NSNN cấp Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 I Đại học Xây dựng Chi Thường xuyên 43.068 44.056 43.068 79,11 77,52 75,73

Chi nghiên cứu KH 6.353 7.273 5.221 11,66 12,79 9,18

Chi CTMT 5.009 5.500 8.578 9,23 9,69 15,09

Tổng 54.439 56.829 56.867 100 100 100

II Đại học Ngoại thương

Chi Thường xuyên 59.681 58.700 55.000 93,42 94,64 90,77

Chi nghiên cứu KH 2.699 3.324 5.592 4,22 5,36 9,23

Chi CTMT 1.500 2,36 0,00 0,00

Tổng 63.880 62.024 60.592 100 100 100

III Đại học Sư phạm HN

Chi Thường xuyên 71.095 70.116 69.239 73,53 73,76 77,89

Chi nghiên cứu KH 15.937 12.803 13.000 16,48 13,46 14,62

Chi CTMT 9.647 12.139 6.650 9,99 12,78 7,49

Tổng 96.679 95.058 88.889 100 100 100

IV Đại học GTVT

Chi Thường xuyên 77.012 66.200 65.000 81,21 80,80 78,89

Chi nghiên cứu KH 10.721 9.921 16.186 11,30 12,11 19,64

Chi CTMT 7.095 5.800 1.200 7,49 7,09 1,47

Tổng 94.828 81.921 82.386 100 100 100

V Viện Đại học Mở HN

Chi thường xuyên 0,00 0,00 0,00

Chi nghiên cứu KH 0,00 0,00 0,00

Chi CTMT 0,00 0,00 0,00

Chi không TX 0,00 0,00 0,00

Tổng

( Nguồn: báo cáo tài chính 3 năm của Trường Đại học Ngoại Thương; Đại học Xây dựng; Đại học GTVT; Đại học Sư phạm; Viện Đại học Mở.)

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 2011 2012 2013 Xây dựng Ngoại thương Sư phạm HN Giao thông VT ĐH Mở HN

Biểu đồ 2.3: Kinh phí NSNN cấp cho các trường.

Qua số liệu tại bảng 2.4 về nguồn NSNN cấp cho các trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố Hà Nội trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy :

- Có hai nguồn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng NSNN cấp cho các trường tự chủ tài chính một phần. Đó là NSNN cấp chi thường xuyên cho đào tạo và NSNN cấp chi cho nghiên cứu khoa học. Ngoài ra ở một số trường NSNN còn cấp chi chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục nhưng thường chiếm tỷ trọng thấp trong tổng NSNN cấp.

- Ở các trường đại học công lập tự chủ một phần kinh phí hoạt động thì NSNN cấp chi thường xuyên cho đào tạo qua 3 năm có khuynh hướng giảm dần do các trường đã tự chủ một phần từ nguồn thu. Còn NSNN cấp cho nghiên cứu khoa học cũng chiếm tỷ lệ cao sau chi thường xuyên và cơ bản

vẫn không có sự thay đổi lớn trong cơ cấu NSNN cấp những năm gần đây. - Ở các trường đại học công lập tự chủ hoàn toàn kinh phí hoạt động thì NSNN không cấp chi thường xuyên cho đào tạo.

Như vậy, qua phân tích nguồn kinh phí NSNN cấp cho các trường đại học công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội thì kinh phí NSNN cấp chi thường xuyên có sự bất bình đẳng giữa hai loại hình trường tự chủ hoàn toàn và tự chủ một phần về tài chính, điều này đặc biệt khó khăn cho các trường tự chủ hoàn toàn về tài chính trong việc đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên trong khi các trường này bị khống chế chỉ tiêu đào tạo và vẫn phải thu học phí theo mức trần nhà nước quy định.

Ngoài ra, việc cấp ngân sách chi thường xuyên cho các trường tự chủ một phần kinh phí hoạt động thường xuyên trong thời gian qua chủ yếu dựa trên chỉ tiêu đào tạo do đó mang tính cào bằng mà chưa tính đến lĩnh vực đào tạo, khối ngành đào tạo điều này gây khó khăn rất lớn cho các trường khối kỹ thuật khi mà việc đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, phòng thí nghiệm, mua hóa chất, mẫu vật thí nghiệm đòi hỏi một nguồn kinh phí hàng năm rất lớn. Như vậy, nhà nước cần phải thay đổi chính sách phân bổ ngân sách để đảm bảo sự công bằng về đầu tư của nhà nước cho các trường.

2.2.1.2. Quản lý nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp

Trong điều kiện nguồn NSNN đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, để phát triển giáo dục nhà nước cho phép huy động mọi nguồn lực trong xã hội đầu tư cho giáo dục nhằm chia sẻ bớt gánh nặng với NSNN. Việc nhà nước cho phép thu học phí, lệ phí, mở rộng các loại hình đào tạo, liên kết đào tạo, thực hiện một số hoạt động ngoài đào tạo như: các dự án sản xuất thử nghiệm, góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức các hoạt động dịch vụ... đã tạo điều kiện cho các trường đại học tăng nguồn thu ngoài NSNN.

Các trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố Hà Nội trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay đang thực hiện thu, sử dụng và quản lý học phí theo quyết định số 70/QĐ-TTg ngày 31/03/1998 của Chính phủ đối với học phí chính quy, Thông tư 46/2001/TTLT/BTC-BGD&ĐT ngày 20/6/2001 đối với học phí không chính quy và các quy định về thu lệ phí của nhà nước.

Kể từ năm học 2009-2010 nhà nước có quyết định điều chỉnh khung học phí chính quy đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập theo quyết định số 1310/QĐ-TTg ngày 21/08/2009, theo đó mức trần học phí chính quy của sinh viên đại học 240.000đ/tháng; cao hơn so với mức trần cũ (tồn tại hơn 10 năm) 60.000đ/tháng.

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục, thực hiện chia sẻ chi phí đào tạo giữa nhà nước và người học, Chính phủ đã thông qua lộ trình tăng học phí bằng cách ban hành Nghị định 49/2010/NĐ- CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015. Như vậy, việc cho phép tăng thu học phí theo lộ trình của nhà nước cùng với việc khuyến khích mở rộng nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp khác của trường đã tạo điều kiện tăng nguồn thu, giúp nhà trường chủ động trong việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập cũng như nâng cao thu nhập cho cán bộ viên chức của trường.

Trên cơ sở mức khung học phí Nhà nước quy định từng trường căn cứ vào nội dung chương trình, thời gian đào tạo và điều kiện cụ thể Hiệu truởng quyết định mức thu cụ thể cho từng hệ, cấp bậc đào tạo của trường với điều kiện không vượt quá mức thu cao nhất của các hình thức đào tạo trên.

chủ tài chính trên địa bàn thành phố Hà Nội trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm các nguồn sau:

* Thu học phí, lệ phí : - Học phí bao gồm :

+ Thu học phí của sinh viên, học viên thuộc các hệ đào tạo chính quy theo khung học phí do nhà nước quy định.

+ Thu học phí của sinh viên thuộc các loại hình đào tạo không chính quy (như đào tạo tại chức, đào tạo bằng hai, hoàn chỉnh kiến thức, đào tạo từ xa...) theo khung học phí do nhà nước quy định.

- Lệ phí bao gồm : Lệ phí tuyển sinh, các loại lệ phí khác theo quy định của nhà nước.

* Thu sự nghiệp khác :

- Thu từ dự án liên kết đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước. - Thu hoạt động sản xuất, bán sản phẩm thực hành, sản phẩm dự án sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ… từ các hoạt động cung ứng dịch vụ, khai thác cơ sở vật chất.

- Thu các hợp đồng khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Thu do cán bộ, giảng viên của đơn vị tham gia các hoạt động dịch vụ với bên ngoài hoặc theo cơ chế khoán nộp về đơn vị.

- Các khoản thu hợp pháp khác được để lại sử dụng theo quy định của nhà nước: lãi tiền gửi ngân hàng, thu bán giáo trình, thu thanh lý tài sản, thu cho thuê mặt bằng, các dịch vụ giữ xe, căng tin, nhà ăn…

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế các trường đại học công lập, trong năm 2012 và năm 2013 một số trường thu học phí (hệ chính quy và không chính quy) và lệ phí thu vượt so với mức thu của nhà nước đã quy định (Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Xây dựng). Các số liệu

cụ thể như sau:

Bảng 2.5: Tổng hợp một số khoản thu vượt học phí của các trường chọn nghiên cứu

Đơn vị tính: triệu đồng. TT Tên trường Học phí Lệ phí dự thi, thi và xét tuyển Tổng cộng Hệ Sau ĐH Hệ cử nhân VB2, liên thông Hệ ĐH chính quy 1 Viện Đại học mở HN 1.507 1.507 2 Trường Đại học GTVT 2.597 2.361 236 3 Đại học Xây dựng 4.322 4.163 159

( Nguồn: Báo cáo kiểm toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2012 và năm 2013.)

Bên cạnh việc thu vượt học phí và lệ phí theo quy định, tình trạng lạm thu (thu các khoản không có quy định của Nhà nước) cũng vẫn còn diễn ra ở một số trường, các trường này đã thu từ sinh viên các khoản ngoài quy định như: học lại, thi lại; học cải thiện điểm; lệ phí thi; đồ án tốt nghiệp; lệ phí nhập học; lệ phí xét tốt nghiệp; tiền vệ sinh... Cụ thể như sau:

Bảng 2.6: Một số khoản thu không có trong quy định của Nhà nước Đơn vị tính: triệu đồng. T T Nội dung Viện Đại học mở Hà nội (số liệu năm 2012) Đại học GTVT (số liệu năm 2012) Đại học Xây dựng (Số liệu năm 2013) 1 Lệ phí cấp bằng tốt nghiệp 1.192 2 Phí thư viện, thẻ thư viện 288 3 Phí phát hành hồ sơ 242 4 Phí xét tuyển đầu vào hệ từ xa 709

5 Phí hỗ trợ tuyển sinh, khai giảng 1.418 6 Phí hỗ trợ thi tốt nghiệp, phát

bằng, tiền bế giảng 4.793 7 Phí đăng ký dự thi 119

8 Học lại thi lại, học cải thiện điểm 17.558 469 9

Phụ phí lớp học 892

10

Ôn thi TC, bằng 2, liên thông 637 11 Tài liệu nhập học và sinh hoạt đầu

khóa TC, liên thông, bằng 2 1.050 12 Gia hạn luận văn tốt nghiệp muộn

(hệ SĐH) 208

( Nguồn: báo cáo kiểm toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2012 và năm 2013)

2.2.2. Quản lý sử dụng các khoản chi:

Việc quản lý sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn kinh phí đối với các trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn Hà Nội trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo rất quan trọng trong điều kiện nguồn thu hạn hẹp nhưng

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố hà nội trực thuộc bộ giáo dục và đào tạo (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)