Nâng cao hiệu quả huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 76)

2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

5.2.1Nâng cao hiệu quả huy động vốn

- Căn cứ đưa giải pháp: từ năm 2011 – 2013, nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng, đặc biệt là huy động từ nhóm KHCN, nhưng nguồn vốn huy động đạt được vẫn thấp hơn nhiều so với doanh số cho vay và tổng dư nợ của ngân hàng trong các năm.

- Mục tiêu cần đạt được: năm 2014 ngân hàng huy động được nguồn vốn đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng mà không cần phải mua vốn từ NHCT VN.

- Thời gian thực hiện: trong năm 2014.

- Người thực hiện: cán bộ, nhân viên Ngân hàng Công Thương chi nhánh Hậu Giang.

- Phương thức thực hiện:

+ Mở rộng quy mô tìm kiếm khách hàng, tìm đến những khách hàng mới, lĩnh vực kinh doanh mới; nhận diện, tiếp cận khách hàng tiềm năng.

+ Tăng cường, chú trọng và chủ động quan tâm các dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng nhằm giữ mối quan hệ tốt với các khách hàng lâu năm, thân thiết.

+ Đưa ra các chương trình ưu đãi lãi suất huy động hấp dẫn để thu hút khách hàng mới và giữ những khách hàng cũ.

5.2.2 Duy trì và nâng cao khả năng thu hồi vốn

- Căn cứ đưa ra giải pháp: công tác thu nợ của ngân hàng đối với nhóm KHCN trong giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng 2014 đạt kết quả cao, thể hiện qua tỷ lệ thu hồi nợ KHCN trong giai đoạn này đạt trung bình đạt 80%, trong khi các khoản cho vay ngắn hạn đối với KHCN của ngân hàng cũng ở khoảng 80 – 95%.

- Mục tiêu cần đạt được: thu được 100% các khoản cho vay ngắn hạn phát sinh trong kỳ và các khoản vay đến hạn, đưa tỷ lệ thu nợ năm 2014 lên 80 – 95%.

- Thời gian thực hiện: trong năm 2014.

- Người thực hiện: cán bộ tín dụng của Ngân hàng Công Thương chi nhánh Hậu Giang.

- Phương thức thực hiện:

+ Phân tích, thẩm định cẩn thận về khách hàng (uy tín, tính cách, năng lực tài chính, điều kiện kinh tế,…) và tính khả thi của phương án vay vốn, thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng nhà nước.

+ Thường xuyên đôn đốc và kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng xem có đúng mục đích hay không,

+ Kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng và đánh giá lại giá trị thực tế của các tài sản thế chấp, cầm cố một cách thường xuyên.

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN

- Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng đã đạt được nhiều kết quả tốt, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng trưởng khá.

- Lợi nhuận của ngân hàng qua các năm tuy còn khá thấp nhưng đang có xu hướng tăng.

- Mở rộng và phát triển thêm mạng lưới phòng giao dịch: mở phòng giao dịch tại thị xã Ngã Bảy, huyện Châu Thành A phục vụ nhu cầu của khách hàng.

- Chất lượng tín dụng được giữ vững, hiệu quả tín dụng mang lại ngày càng lớn, thu hút nhiều khách hàng đến với ngân hàng.

- Hoạt động của ngân hàng bám sát chủ trương của của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương về phát triển kinh tế xã hội.

- Cập nhật, thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật của Nhà nước, NHCT VN về các điều kiện, thủ tục cũng như quy trình thực hiện với sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân. Các văn bản được ban hành kịp thời, nhanh chóng, đúng thời điểm đã giúp ngân hàng linh hoạt trong việc thay đổi chính sách cho vay của các sản phẩm tới khách hàng.

- Về danh mục sản phẩm: ngân hàng đã cung ứng cho KHCN những sản phẩm cơ bản. Các sản phẩm mà ngân hàng đưa ra hầu như đã đáp ứng hết nhu cầu cơ bản của khách hàng. Khi không thỏa mãn được điều kiện của sản phẩm này, khách hàng có thể tìm hiểu và sử dụng sản phẩm khác thay thế có tính năng tương tự nhưng phù hợp với nhu cầu.

- Về khoa học công nghệ: ngân hàng áp dụng ứng dụng chương trình INCAS, các dịch vụ ứng dụng trên mobile, internet,… cũng được ngân hàng cung cấp đến khách hàng một cách đa dạng và tiện ích nhất.

- Công tác tuyên truyền và quảng bá hình ảnh của chi nhánh qua các hoạt động tài trợ văn hóa – nghệ thuật – thể thao, trao học bổng được thực hiện tốt.

- Ngày càng có nhiều khách hàng biết đến và sử dụng sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng. Điều này chứng tỏ uy tín của ngân hàng đã được thiết lập và phát triển.

- Sự cạnh tranh từ các ngân hàng khác: do nhận thấy tiềm năng to lớn từ khối KHCN nên sự cạnh tranh diễn ra gay gắt hơn giữa các ngân hàng, sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng. Các ngân hàng như ACB, Sacombank,…đều đưa ra những danh mục sản phẩm rất đa dạng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

3. Báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Hậu Giang năm 2011, 2012, 2013.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 76)