2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
4.2.2 Doanh số thu nợ KHCN
Doanh số thu nợ KHCN qua các năm tăng với tốc độ nhanh chóng. Đặc biệt nhất là năm 2013, tốc độ tăng đến 102,67% so với doanh số thu nợ năm 2012 và đạt 101.609 triệu đồng.
Bảng 4.3 Doanh số thu nợ KHCN của Ngân hàng Công Thương chi nhánh
Hậu Giang từ năm 2011 đến T6/2014 Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Ngân hàng Công Thương chi nhánh Hậu Giang
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 T6/2014 2012 – 2011 2013 - 2012 Số tiền % Số tiền % 1. Theo thời hạn 37.954 50.135 101.609 18.111 12.181 32,09 51.474 102,67 - Ngắn hạn 36.819 46.661 85.687 16.579 9.842 26,73 39.026 83,64 - Trung và dài hạn 1.135 3.474 15.922 1.532 2.339 206,08 12.448 358,32 2. Theo sản phẩm 37.954 50.135 101.609 18.111 12.181 32,09 51.474 102,67 - Cho vay tiêu dùng 5.602 8.357 18.909 - 2.755 49,18 10.552 126,27 - CV phục vụ SXKD 29.460 39.880 79.966 - 10.420 35,37 40.086 100,52 - CV tín chấp CB.CNV 2.604 1.546 2.185 - (1.058) (40,63) 639 41,33 - Sản phẩm CV khác 288 352 549 - 64 22,22 197 55,97 3. Theo hình thức BĐ 37.954 50.135 101.609 18.111 12.181 32,09 51.474 102,67 - Không có TSBĐ 2.604 1.546 2.185 - (1.058) (40,63) 639 41,33 - Bảo đảm bằng tài sản 35.350 48.589 99.424 - 13.239 37,45 50.835 104,62
Riêng đối với 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ KHCN đạt mức khá thấp nguyên nhân chủ yếu là do tình hình sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh. Trên địa bàn có nhiều nơi xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm, làm nhiều đàn gia cầm bị tiêu hủy. Tình trạng xâm nhập mặn ở nhiều xã, huyện gây ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản của người dân, làm sản lượng nuôi trồng sụt giảm. Xảy ra thiên tai, lốc xoáy ở nhiều nơi làm lúa bị đổ ngã, gây tổn thất lớn cho người dân. Nhiều nơi xảy ra sạc lỡ đất làm ảnh hưởng tới hoạt động SXKD và đời sống người dân. Giá mía thấp làm giảm thu nhập của người trồng mía. Những nguyên nhân trên làm khả năng trả nợ của người dân bị ảnh hưởng dẫn đến doanh số thu nợ KHCN vào 6 tháng đầu năm 2014 của NHCT Hậu Giang bị giảm sút.
4.2.2.1 Doanh số thu nợ KHCN theo thời hạn
Qua hình 4.4 ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn của nhóm KHCN luôn chiếm tỷ trọng cao và có tốc độ tăng nhanh qua mỗi năm, với tốc độ tăng là 26,73% (2012 – 2011) và 83,64% (2013 – 2012) 97,01 93,07 84,33 91,54 8,46 15,67 6,93 2,99 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2011 2012 2013 6 tháng 2014 Ngắn hạn Trung, dài hạn
Hình 4.4 Cơ cấu doanh số thu nợ KHCN theo thời hạn của NHCT Hậu Giang từ năm 2011 đến T6/2014
Nguyên nhân là do doanh số cho vay ngắn hạn chiếm từ 80 – 95% tổng doanh số cho vay KHCN nên dẫn đến doanh số thu nợ ngắn hạn của nhóm KHCN cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn trung, dài hạn. Bên cạnh đó, các khách hàng cá nhân vay vốn phần lớn nhằm phục vụ SXKD trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Các sản phẩm nông sản chủ yếu là lúa, khóm, mía, trái cây,… đều là các
cây trồng ngắn hạn, có thời gian thu hoạch sớm, nên sau khi thu hoạch người dân thường trả nợ ngay cho ngân hàng, làm tỷ trọng của doanh số thu nợ ngắn hạn luôn cao.
4.2.2.2 Doanh số thu nợ KHCN theo sản phẩm
14,76 16,67 18,61 77,62 79,55 78,70 6,86 3,08 2,15 0,54 0,70 0,76 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2011 2012 2013 Tiêu dùng Phục vụ SXKD Tín chấp CBCNV Sản phẩm khác
Hình 4.5 Cơ cấu doanh số thu nợ theo sản phẩm cho vay của NHCT Hậu Giang từ năm 2011 – 2013
- Đối với cho vay tiêu dùng, CB.CNV: đối với nhóm khách hàng này do họ có thu nhập từ lương thường xuyên và ổn định nên việc thu hồi nợ được dễ dàng. Qua bảng 4.3 ta thấy doanh số thu nợ luôn tăng đều và ổn định. Riêng đối với sản phẩm cho vay tín chấp CB.CNV năm 2012 có xu hướng giảm do chính sách hạn chế cho vay tín chấp của NHCT Hậu Giang nên làm cho doanh số cho vay giảm kéo theo doanh số thu nợ của sản phẩm cho vay này cũng giảm.
- Đối với cho vay phục vụ SXKD: khách hàng sử dụng đồng vốn quay vòng với chu kỳ SXKD ngắn và lợi nhuận thu được đúng như khách hàng đã đề ra. Mặt khác, họ không muốn tốn thêm chi phí mà lại không sinh lợi nhuận như những khoản lãi trung và dài hạn, hoặc lãi phạt quá hạn… nên khi có lợi nhuận họ đem vốn trả ngay cho ngân hàng, khi có nhu cầu vay họ mới tiếp tục đi vay vốn.
Doanh số thu nợ đối với SXKD luôn có tốc độ tăng qua các năm. Năm 2012 có tốc độ tăng 35,37% so với năm trước. Nguyên nhân là do tình hình sản xuất kinh doanh trong năm của người dân trên địa bàn có nhiều thuận lợi và đạt được thu nhập cao. Mặc dù tình hình thời tiết trong năm 2012 diễn biến khá phức tạp, tình hình dịch bệnh trên vật nuôi cũng đang bùng phát, nhưng trong lĩnh vực
trồng trọt đã đạt sản lượng cao và vượt so với kế hoạch. Năng suất lúa cả năm tăng, sản xuất mía, cây ăn trái, rau màu đa số đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tình hình thời tiết có nhiều thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được kiểm soát tốt. Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao được hiệu quả kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và chất lượng.
Năm 2013 tốc độ tăng của doanh số thu nợ trong SXKD đạt 100,52% so với năm 2012. Nguyên nhân của tốc độ tăng mạnh này là do ngoài những điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp cho năng suất và sản lượng cây trồng được tăng cao thì trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản người dân còn thực hiện nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản an toàn, chất lượng theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), SQF 1000 nhằm đạt năng suất cao và chất lượng tốt trong nuôi trồng thủy sản tại địa phương.
Bên cạnh đó còn nhờ vào đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng động, có trình độ và nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn khách hàng, trong công tác thẩm định, theo dõi quá trình sử dụng vốn và đôn đốc khách hàng trả nợ cộng với sự hướng dẫn chỉ đạo của các cấp lãnh đạo nên doanh số thu nợ của nhóm KHCN qua các năm có tốc độ tăng cao như vậy.
Sự tăng đều về doanh số thu nợ này là điều đáng mừng, chứng tỏ các khoản cho vay của năm trước cộng với các khoản nợ tới hạn, quá hạn của ngân hàng đã có những biện pháp tích cực để thu hồi nợ.
4.2.2.3 Doanh số thu nợ KHCN theo tính chất đảm bảo của khoản vay
Tài sản đảm bảo là nguồn thu thứ hai của ngân hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Vì vậy nhằm giảm thiểu rủi ro ngân hàng thường hạn chế cho vay đối với các khoản vay không có tài sản đảm bảo, dẫn đến doanh số thu nợ của KHCN đối với những khoản vay không có tài sản đảm bảo cũng có xu hướng giảm tỷ trọng qua các năm như doanh số cho vay.
3,08 6,86 2,15 93,14 96,92 97,85 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2011 2012 2013 Không có TSBĐ Có TSBĐ
Hình 4.6 Cơ cấu doanh số thu nợ theo tính chất đảm bảo khoản vay của NHCT Hậu Giang từ năm 2011 – 2013