Quan điểm, mục tiêu quy hoạch đường đô thị.

Một phần của tài liệu Quy hoạch giao thông trên trục đường Trường Chinh – Vành đai 2 thành phố Hà Nội (Trang 69 - 70)

- Biển báo cấm xe khách – xe tải hoạt động: đặt tại vị trí giáp phố Vương Thừa Vũ và tại nút giao thông Tôn Thất

CHƯƠNG III: QUY HOẠCH GIAO THÔNG ĐƯỜNG TRƯỜNG CHINH 3.1 Nguyên tắc, nội dung, quan điểm quy hoạch giao thông vận tải đô thị

3.1.3. Quan điểm, mục tiêu quy hoạch đường đô thị.

- Về mạng lưới giao thông (cả giao thông động, giao thông tĩnh, các cơ sở vật chất khác đối với tất cả các quá trình vận tải) phải có cơ cấu thích hợp và hoàn chỉnh, tạo ra sự liên thông hợp lý trên toàn lãnh thổ đô thị và với bên ngoài (trong nước và quốc tế) đáp ứng tốt nhất quá trình vận chuyển.

- Về vận tải, đặc biệt là về VTHKCC phải đáp ứng sự đi lại và vận chuyển hàng hoá nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, văn minh và lịch sự. Đảm bảo các chỉ tiêu vận tải đạt được tương xứng với các đô thị trong khu vực.

- - Sự phát triển hệ thống GTVT phải đảm bảo sự tương xứng với sự phát triển kinh tế xã hội, tương đương với các nước trong khu vực và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường, góp phần giữ gìn trật tự kỷ cương đô thị.

- Việc quy hoạch đường đô thị phải đảm bảo khả năng lưu thông trên tuyến nên khi quy hoạch phải xuất phát từ nhu cầu vận tải và phù hợp với quy hoạch tổng thể của thành phố Hà Nội

- Việc cải tạo đường đô thị phải tương ứng với cấp hạng kỹ thuật của đường đô thị và đảm bảo khả năng phát triển trong tương lai.

- Kế thừa và phát triển cơ sở hạ tầng hiện có.

- Kết hợp hài hoà với cảnh quan, môi trường khu vực xung quanh, tránh phá vỡ và di chuyển hệ thống hạ tầng hiện có.

- Quy hoạch đường phải kết hợp chặt chẽ với điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn, khí hậu.

- Tuyến đường xây dựng phải đảm bảo các chức năng

+ Kết nối: là chức năng thỏa mãn nhu cầu giao thông vận tải giữa các vùng, các đô thị hay giữa các bộ phận của đô thị

+ Tiếp cận: là chức năng đảm bảo khả năng tiếp cận bằng các phương tiện giao thông đường bộ tới các công trình hoặc khu vực sử dụng đất ( nhà ở, công sơ, trường học, bệnh viện, nhà máy, cửa hành, khu canh tác nông – lâm – ngư nghiệp)

+ Phục vụ sinh hoạt: trong nhiều trường hợp đường còn là nơi phục vụ các nhu cầu sinh hoạt ( phi giao thông ) của người dân trong khu vực lân cận

Một phần của tài liệu Quy hoạch giao thông trên trục đường Trường Chinh – Vành đai 2 thành phố Hà Nội (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w