Việc đền bù thiệt hại về tài sản:

Một phần của tài liệu Quy hoạch giao thông trên trục đường Trường Chinh – Vành đai 2 thành phố Hà Nội (Trang 89 - 93)

- Biển báo cấm xe khách – xe tải hoạt động: đặt tại vị trí giáp phố Vương Thừa Vũ và tại nút giao thông Tôn Thất

b. Việc đền bù thiệt hại về tài sản:

- Đối với nhà ở. vật kiến trúc và các công trình gắn liền với đất được đền bù bằng giá trị hiện có của công trình. Giá trị này được xác định bằng tỉ lệ (%) giá trị còn lại của công trình nhân với giá xây dựng mới theo mức giá chuẩn do Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, thành phố ban hành theo quy định của Nhà nước.

- Trường hợp giá trị còn lại của nhà và các công trình phụ trợ quá thấp. mức đền bù không đủ xây dựng ngôi nhà mới có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương ngôi nhà bị phá dỡ, thì hộ gia đình có thể được đền bù thêm nhưng tổng mức đền bù không vượt quá giá xây dựng mới theo gía chuẩn do địa phương ban hành của ngôi nhà có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Đối với nhà cửa, vật kiến trúc hoặc công trình có thể tháo dời và di chuyển đến chỗ mới để lắp ráp được thì chỉ đền bù chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt lại và chi phí vật tư hao hụt trong quá trình vận chuyển lắp đặt, mức đền bù tối đa không vượt quá 10% mức giá chuẩn của ngôi nhà cùng tiêu chuẩn kỹ thuật do UBND cấp tỉnh, thành phố ban hành và đảm bảo cho mỗi gia đình phải di chuyển chỗ ở được trợ cấp về di chuyển.

3.3.2.4Tính toán chi phí

- Nguồn vốn đầu tư : Ngân sách Nhà Nước - Chi phí đầu tư:: chi phí giải phóng mặt bằng

- Tổng diện tích đất cần giải phóng mặt bằng: diện tích tạm tính 37.923 m2

- Tổng số hộ phải di chuyển dự kiến: 482 hộ . - Tổng số hộ phải tái định cư: 463 hộ

a. Giá đất:

- Giá đất ở tại các vị trí đường phố và giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp :

+ Vị trí 2: Áp dụng đối với các thửa đất có ít nhất một mặt giáp với ngõ, ngách, hẻm (gọi chung là ngõ ) có chiều rộng từ 3,5 m trở lên.

+ Vị trí 3: áp dụng đối với các thửa đất có một mặt giáp với ngõ có chiều rộng từ 2m đến dưới 3,5m

+ Vị trí 4: Áp dụng đối với các thửa đất có một mặt giáp với ngõ có chiều rộng nhỏ hơn 2m

- Giá đất xây dựng trụ sở cơ quan và đất xây dựng công trình sự nghệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, đất sử dụng vào các mục đích công cộng theo quy định: giá đất được xác định bằng giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có cùng

vị trí, đường phố.

- Giá đất phi nông nghiệp khác: đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng được xác

định theo giá đất liền kề

- Giá đất chưa sử dụng: Đất chưa sử dụng là đất chưa xác định mục đích sử

dụng, khi cần cú giá để tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật loại đất này thì căn cứ vào giá của loại đất liền kề có mức giá cao nhất (trường hợp liền kề với hai loại đất khác nhau trở lên) để xác định giá đất. Khi đất chưa sử dụng được cơ quan có thẩm quyền cho phép đưa vào sử dụng thì căn cứ vào giá đất cùng loại, cùng mục đích sử dụng được quy định để định mức giá cụ thể.

Bảng 3.4: Bảng giá đất tại đường Trường Chinh

Đơn vị tính Triệu đ /m2

Đoạn Giá đất ở

Giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp VT1 VT2 VT3 VT4 VT1 VT2 VT3 VT4 Ngã Tư Sở - Tôn Thất Tùng 23 13,3 11,2 10 10,005 5,8755 4,872 4,350 Tôn Thất Tùng – Ngã Tư Vọng 20 12 10,1 9,1 8,7 5.22 4,3935 3,9585

Nguồn: Quyết định 199/2004/QĐ-UB của UBND Thành Phố Hà Nội

b. Kinh phí GPMB ( chỉ tính đền bù giá đất )

Kết quả tính toán cho ta xác định được tổng chi phí GPMB trên đường Trường Chinh như sau:

Ngã Tư Sở - Tôn Thất Tùng VT 1: 3.920 m 2 x 23.000.000 = 90.160.000.000đ VT 2: 6.201 m2 x 11.200.000 = 69.451.200.000 đ Tôn Thất Tùng – Ngã Tư Vọng VT 1: 4.327 m 2 x.20.000.000 = 86.540.000.000 đ VT 2: 7.659 m2 x 12.000.000 = 91.908.000.000 đ

Đất sản xuất KD phi nông nghiệp

Ngã Tư Sở - Tôn Thất Tùng 7.514 m2 x 10.005.000 = 75.177.570.000 đ Tôn Thất Tùng – Ngã Tư Vọng 8.302 m2 x 8.700.000 = 72.227.400.000 đ

Tổng 485.464.170.000 đ

Ngoài ra còn chi phí bồi thường công trình nhà ở, chi phí hỗ trợ di chuyển, chi phí dịch vụ GPMB, và các chi phí khác có liên quan …

c. Phân lỳ đầu tư

Giai đoạn 1: Giải phóng mặt bằng theo chỉ giới đường đỏ đã được phê duyệt, tiến hành các thủ tục giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác GPMB

Giai đoạn 2: Tiến hành xây dựng tuyến đường, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên đường

3.4 Đánh giá, lựa chọn phương án

3.4.1 Đánh giá phương án

Mỗi phương án đưa ra đều nhằm mục đích giải quyết bài toán giao thông trên tuyến, do vậy mỗi phương án đều có những ưu nhược điểm khác nhau

a. Phương án 1:

- Nút giao thông được bố trí hợp lý, tránh được các giao cắt giữa dòng xe từ hướng Tôn Thất Tùng rẽ trái vào Lê Trọng Tấn với đường Trường Chinh, từ hướng Trường Chinh rẽ trái vào đường Tôn thất Tùng, do vậy không gây ách tắc tại giao cắt này và giao cắt tại nút giao thông, thời gian vào nút cũng như thoát nút nhanh hơn tránh được ùn tắc so với hiện tại

- Thời gian đèn xanh ở các pha được bố trí hợp lý hơn nên khả năng thông qua lớn giúp giải phóng lưu lượng giao thông từ các hướng một cách nhanh chóng

Việc tiến hành phân luồng giao thông, cải tạo tổ chức thiết kê lại chu kỳ đèn tín hiệu tại nút Tôn Thất Tùng Trường Chinh giải quyết được ách tắc giao thông, mức độ nguy hiểm khi qua

nút giảm; tầm nhìn của các hướng vào nút thông thoát hơn. Tránh được các xung đột nguy hiểm trong dòng giao thông

b. Phương án 2:

Phương án đưa ra rất hiệu quả cho tuyến đường, nó giải quyết được bài toán giao thông bấy lâu nay vẫn tồn tại. Khả năng thông qua của tuyến lớn giảm được ách tắc giao thông, tuyến đường đảm nhiệm tốt nhiệm vụ là một đường vành đai nhằm giảm bớt lưu lượng cho khu vực trung tâm thành phố

Tuy nhiên vấn đề khó khăn đó là vấn đề GPMB, tái định cư cho người dân, việc tạo môi trường sống, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống tại các khu tái định cư là một trong những vấn đề rất khó khăn. Với điều kiện phát triển của đất nước, nguồn tài chính đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội nói chung và giao thông vận tải nói riêng một phần đều phải dựa vào nguồn vốn viện trợ từ nước ngoài.

3.4.2 Lựa chọn phương án:

Qua quá trình phân tích, tính toán, đánh giá tổng thể lợi ích cũng như nhược điểm của các phương án cho ta thấy rõ được vấn đề, từ đó có căn cứ chính xác để tiến hành lựa chọn phương án phù hợp áp dụng trên tuyến đường Trường Chinh.

Phương án 2 rất có hiệu quả cho khả năng thông xe cũng như sự thuận lợi cho người tham gia giao thông hiện tại và trong tương lai. Tuy nhiên một vấn đề nan giải là chúng ta thiếu kinh phí, nguồn vốn để tiến hành triển khai các công việc như: GPMB, việc tái định cư, tạo công ăn việc làm ổn định cuộc sống cho những hộ phải tiến hành di dời. Chi phí tính toán là rất lớn, trong tương lai với việc tiến hành xây dựng đường vành đai 2,5, trục đường này sẽ thu hút một phần lưu lượng khá lớn trên trục đường Trường Chinh. Do vậy tương lai trục đường vẫn có khả năng đáp ứng được lưu lượng thông qua.

Phương án 1 tiến hành tổ chức giao thông trên tuyến và tổ chức giao thông tại nút giao cũng mang lại hiệu quả cao, giảm được các xung đột tại nút giao, tăng khả năng thông qua của tuyến. Một điều khó khăn hiện nay đó là ý thức tham gia giao thông, nếu có các cơ chế chính sách cung với sự hướng đẫn của lực lượng công an, và cơ chế xử phạt nghiêm khắc thì mới tiến hành phân luồng giao thông tốt.

Do vậy đồ án lựa chọn phương án 1, đi cùng với nó là tiến hành tổ chức giao thông trên toàn mạng lưới thành phố Hà Nội, phân bổ lưu lượng cho các tuyến đường, đẩy nhanh việc xây dựng tuyến đường vành đai 2,5.

Một phần của tài liệu Quy hoạch giao thông trên trục đường Trường Chinh – Vành đai 2 thành phố Hà Nội (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w