Hiện trạng tuyến đường Trường Chinh

Một phần của tài liệu Quy hoạch giao thông trên trục đường Trường Chinh – Vành đai 2 thành phố Hà Nội (Trang 45 - 48)

- Lựa chọn hình thức giao cắt với đường phố:

2.2Hiện trạng tuyến đường Trường Chinh

CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG TRỤC GIAO THÔNG TRƯỜNG CHINH

2.2Hiện trạng tuyến đường Trường Chinh

Vị trí trục đường nghiên cứu

Hình 2.1: Vị trí trục đường nghiên cứu

2.2.1 Hiện trạng cơ sở hạ tầng tuyến giao thông

Đường Trường Chinh với chiều dài 2.174 m điểm đầu tại vị trí giao nhau với phố Vương Thừa Vũ, điểm cuối tại ngã tư Vọng, đi qua địa bàn các phường Khương Thượng, Phương Mai (quận Đống Đa ), và Khương Mai, Phương Liệt ( quận Thanh Xuân)

Tuyến đường với 4 làn xe mỗi làn rộng 3,5m,với hai làn đường ngược chiều khá hẹp chiều rộng của mỗi bên đường được bố trí khác tùy vào địa hình cũng như luồng giao thông, lưu lượng giao thông đi qua tuyến. Kết cấu mặt đường là bê tông nhựa, hiện nay mặt đường mới được trải nhựa lại vì sau dợt lũ lụt mặt đường xuống cấp trầm trọng, tuy nhiên chất lượng mặt đường không dược tốt, nhiều đoạn đường lại được đào lên để lắp đặt hệ thống cáp điện, đường thoát nước...và được vá lại không hoàn chỉnh. Đây cũng là một hiện tượng chung đối với các con đường tại Hà Nội, như đường Nguyễn Chí Thanh là con đường Việt Nam đẹp nhất cũng chịu chung tinh trạng trên. Đường có nhiều đoạn rạn nứt và ổ gà làm giảm tốc độ giao thông trên tuyến và mất an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông và người đi bộ khi qua đường.

Hình 2.2 : Trắc ngang bề mặt đường Trường Chinh

Dọc theo hai bên đường hệ thống thoát nước xuống cấp trầm trọng, hệ thống cống rãnh chưa hoàn chỉnh tại nhiều đoạn nên khi vào mùa mưa nước thường ứ đọng hai bên đường làm cho mặt đường xuống cấp nghiêm trọng khi phải gánh một lượng lớn giao thông thông qua. Các công trình kỹ thuật trên đường ( như hệ thống điện, điện thoại , cáp, thông tin liên lạc đều chưa được ngầm hóa làm mất cảnh quan đô thị, cũng như cảnh quan đường phố cũng như qua các cụm dân cư.

Hình 2.3: Hiện trạng giao thông trên đường (hình chụp 10/03/2009)

Hiện tượng lấn chiếm lề đường làm nơi kinh doanh buôn bán, cũng như hoạt động buôn bán tự do trên vỉa hè cũng góp phần làm ách tắc giao thông và mất an toàn trên tuyến

Vỉa hè trên tuyến có chiều rộng không đồng đều từ 1m đến 3.5 m, có đoạn chiều rộng không đến 1 m, hầu như trên tuyến chất lượng vỉa hè dành cho người đi bộ là rất kém, hệ thống vỉa hè xuống cấp nghiêm trọng, nhiều cản trở đối với người đi bộ. Hiện tượng lấn chiếm vỉa hè là nơi kinh doanh buôn bán cũng khá phổ biến tại những nơi vỉa hè rộng, tuy nhiên hiện trạng trên là không nhiều trên tuyến do nhiều nơi diện tích vỉa hè dành cho người đi bộ là không đủ, người đi bộ phải đi xuống lòng đường do vậy vừa cản trở giao thông vừa gây nguy hiểm cho người đi bộ. - 3 - - - -

Hình 2.4: Hiện trạng vỉa hè trên đường Trường Chinh( hình chụp10/03/2009) Bảng 2.2 : Hiện trạng mặt cắt ngang tuyến đường

Tên đoạn Từ Đến Làn đường Vỉa hè rộng Dải phân cách

Đoạn 1 Ngã Tư Vọng Cống chéo (Sông lừ ) 4 2 -3 m Không Đoạn 2 Cống chéo (Sông Lừ ) Tôn Thất Tùng 4 1- 2.5 m Có Đoạn 3 Tôn Thất Tùng Vương Thừa Vũ 4 2.5 m Không

Đoạn 4 Vương Thừa Vũ

Ngã Tư sở 6 6 m Không

Điều tra trên tuyến ngày 10/04/2009 Trên tuyến đường có 4 điểm giao cắt đồng mức với các tuyến đường, trong đó các tuyến đường có lưu lượng phương tiện lớn như Lê Trọng Tấn, Tôn Thất Tùng kéo dài, đây là các con đường ngắn nhưng có tầm quan trọng rất lớn. Đường Tôn Thất Tùng là con đường kết nối giữa vành đai 1 với vành đai 2, đường Lê Trọng Tấn đảm nhận một lượng lớn phương tiện từ Giải Phóng vào và ngược lại

Trên tuyến đường duy nhất tại nút giao Tôn Thất Tùng kéo dài có đèn tín hiệu, mới được lắp đặt vẫn trong giai đoạn thử nghiệm chưa hoàn thiện nên không thể đáp ứng được khả năng thông qua của tuyến

Các giao cắt với đường này là các tuyến phố nhỏ tuy nhiên do đường hẹp với lưu lượng lớn cũng gây rất nhiều cản trở một khi vào giờ cao điểm, các tuyến phố nhỏ này cũng không gây ảnh hưởng lớn đến dòng giao thông chính. Trên tuyến có các giao cắt có các lưu lượng lớn là:

+ Giao cắt với đường Tôn Thất Tùng: nối với đường vành đai I, cũng như các tuyến phố Chùa Bộc, Tây Sơn…

+ Giao cắt với tuyến phố Lê Trọng Tấn đường nối liền giữa khu đô thị Định Công cũng như các khu dân cư ra khu vực đường vành đai II tới các vùng khác, cũng như đảm nhận một lưu lượng lớn từ đường Giải Phóng vào khu vực này.

+ Giao cắt giữa phố Vương Thừa Vũ, với đường Trường Chinh ( Phố Vương Thừa Vũ hẹp lại tập trung các khu dân cư đông đúc và gánh thêm một lưu lượng giao thông từ phố Lê Trọng Tấn, do vậy việc ách tắc xảy ra thường xuyên)

+ Giao cắt với phố Cù Chính Lan: mặc dù đã cấm ô tô đi từ trong phố ra nhưng do đường nhỏ hẹp và lượng phương tiện xe máy đông nên vẫn gây cản trở cho dòng giao thông chính trên đường.

2.2.2Hiện trạng tổ chức giao thông dọc tuyến

Một phần của tài liệu Quy hoạch giao thông trên trục đường Trường Chinh – Vành đai 2 thành phố Hà Nội (Trang 45 - 48)