Tăng cường đầu tư để nâng cao chất lượng vải, đảm bảo nguyên vật liệu thay

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 33 - 34)

lập các doanh nghiệp cung cấp nguyên phụ liệu,

nguyên liệu may mặc trong nước.

Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS), nguồn cốn đầu tư trong và ngoài nước đổ vào ngành sợi, dệt đã đưa năng lực sản xuất ngày càng tăng vọt. Tuy nhiên, quy mô vẫn chưa theo kịp nhu cầu của nghành may. Do đó phải tăng cường đầu tư để nâng cao chất lươngk vải, đảm bảo nguyên vật liệu thay thếvà hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp cung cấp phụ liệu, nguyên liệu may mặc trong nước.

Bằng cách:

- Phát triển sản xuất phụ liệu may mặc trong nước với công nghệ tiên tiến để sản xuất các sản phẩm phù hợp với yêu cầu may xuất khẩu. - Có chính sách khuyến khích sử dụng nguyên phụ liệu sản xuất trong nước, ưu tiên hạn nghạch cho các doanh nghiệp sử dụng nguyên phụ liệu trong nước.

- Hoạch định chiến lược đồng bộ về phát triển các doanh nghiệp sử dụng nguyên phụ liệu cho công nghiệp dệt, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm dệt.

- Phụ liệu cho sản phẩm may có thể chiếm 25%-35% giá thành, vì thế ngoài việc phát triển sản xuất phụ liệu trong nước còn phải chủ động lựa chọn ổn định việc nhập khẩu các phụ liệu cho sản phẩm may.

Như vậy, việc nâng cao định hướng phát triển nghành dệt không chỉ xem xét trình độ hiện tại của công nghiệp dệt mà còn đặt trong mối liên hệ liên nghành, những tính toán cả về mặt kinh tế và xã hội đặt trong sự chuyển biến tích cực cả về trình độ công nghệ và năng lực quản lý. Vì vậy chú trọng đàu tư phát triển nghành sợi dệt Việt Nam có khả năng thõa mãn được cả những yêu cầu của bản thân nghành dệt may và yêu cầu chung của nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 33 - 34)