Nâng cao khả năng cạnh tranh

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 27 - 30)

Cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế cơ bảncủa kinh tế thị trường. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có khả năng cạnh tranh cao. Đặc biệt đối với ngành sản xuất dệt may, do có đặc điểm là không đòi hỏi vốn lớn, lại thu hồi nhanh và sử dụng nhiều lao động, là ngành được hầu hết các nước đang phát triển tham gia, nên mức độ cạnh tranh càng cao.

Nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành: Trong điều kiện kinh

tế thị trường với xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng cơ cấu kinh doanh phù hợp để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra có sức cạnh tranh quốc tế. Trong đó phải kể đến chất lượng và giá cả của sản phẩm. Bởi vì chất lượng và giá cả của sản phẩm là yếu tố quyết định sự tồn tại, phát triển và sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế.

Nâng cao tay nghề đội nhũ công nhân lành nghề và đào tạo đội ngũ cán

bộ quản lý. Như ta đã biết lợi thế so sánh của nước ta so với nước khác là lao động rẻ nhưng không mãi mãi. Do đó, phát triển và xây dựng nguồn nhân lực hiệu quả được xem là yếu tố có tính chiến lược then chốt. Rõ ràng, vào thời điểm hiện nay Việt Nam đang có lợi thế về mặt lao động so với nhiều nước khác trên thế giới cũng như trong khu vực , cho nên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có thể cạnh tranh bằng giá cả nếu các mức thuế bị đánh vào

hàng xuất khẩu bằng nhau và bằng một lượng như nhau. Việt Nam còn bị thiệt thòi do hàng Việt Nam xuất ra thị trường quốc tế quá muộn cho nên các nhẫn hiệu Việt Nam chưa được nhiều người biết đế, thị trường mở rộng khó khăn do thói quên khó thay đổi của người tiêu dùng. vì thế Việt Nam cần tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư đã có danh tiếng trên thế giới, sản xuất các loiạ mặt hnagf sử dụng nguồn lao động nhiều và rẻ của Việt Nam nhưng lại sản xuất bằng công nghệ tiên tiến của các hãng nổi tiếng, sản xuất các loại mặt hàng gắn nhãn hiệu của họ. Điều đó cho phép các sản phẩm của Việt Nam vượt qua các loại hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan để cạnh tranh trên thị trường thế giới bằng mức giá rẻ và chất lượng không kém so với cá loại sản phẩm của các hãng đó sản xuất ở nước khác. Bằng cách như vậy sản phẩm của Việt Nam mới dần dần tìm được thị trường mới, đi vào thói quen của người tiêu dùng khó tính và ít thay đổi. Đồng thời Việt Nam có thể tận dụng và phát triển một cách có hiệu quả nguồn nhân lực của mình để đạt được các mặt hàng chất lượng thế giới.

Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng cáo, khuếch

trương sản phẩm của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.

Tạo lập tên tuổi thương hiệu cho sản phẩm: Muốn xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm dệt may phải có được các nhãn mác riêng của mình. nếu không tạo lập được tên tuổi riêng cho các sản phẩm, thì ngành dệt may mà nhất là dệt may Việt Nam sẽ mãi mãi chỉ là “ may gia công”.

Bản thân doanh nghiệp ngay từ đầu phải xác định được tầm quan trọng của thương hiệu “ Muốn xây dựng tương lai doanh nghiệp thì một trong những yếu tố không thể thiếu là chiến lược xây dựng thương hiệu doanh nghiệp”. Đối với nghàng dệt may Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, tùy thị trường mục tiêu là nội địa hoặc xuất khẩu mà mỗi doanh nghiệp cần quyết định việc xây dựng thương hiệu phù hợp cho sản phẩm hoặc cho doanh nghiệp. Thị trường nội địa với trên 80 triệu dân, tuy vẫn còn tâm lý chuộng hàng ngoại, nhưng đã bắt đầu chấp nhận và cổ vũ cho hàng Việt Nam và

thương hiệu Việt Nam. tuy nhiên đối với thị trường nước ngoài nhất là Mỹ thì do người tiêu dùng tại thị trường này chỉ quen với các nhãn hiệu đã nổi tiếng của các nhà thiết kế và sản xuất hàng thời trang nước ngoài nên các thương hiệu thời trang Việt Nam rất khó thâm nhập.

Do vậy hiện tại chưa nên xây dựng thương hiệu sản phẩm tại thị trường nước ngoài mà cần tập trung nguồn lực để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu có tín nhiệm về quản lý chất lượng sản phẩm, giao hnagf đúng hạn, có khả năng giao hàng nhanh và có trách nhiệm cao với cộng đồng xã hội. Mục tiêu là tạo dựng và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp sản xuất có uy tín nhằm thu hút đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu nước ngoài có nhãn hiệu và đẳng cấp cao với đơn đặt hàng lớn, ổn định và giá cả phù hợp nhất trong hoàn cảnh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay.

Ngoài ra, cần xúc tiến nhanh việc thành lập trung tâm giới thiệu sản phẩm, tiếp tục tổ chức nhiều đoàn doanh nghiệp sang tìm kiếm cơ hội kinh doanh, có chính sách hỗ trợ thành lập văn phòng đại diện tại MỸ, giúp các doanh nghiệp đăng ký thương hiêị và bảo vệ thương hiệu.

Ngoài ra các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phấn đấu để đạt được chứng chỉ WRAP ( Wordwide Responsble Apparel Production) nhằm nâng cao ưu thế cạnh tranh trong việc tìm kiếm khách hàng Mỹ. Bởi vì đạt được chứng chỉ WRAP là phương thức hiệu quả để chứng minh việc cam kết và tuân thủ điều kiện và môi trường làm việc với khách hàng mới từ thị trường Mỹ và thế giới. WRAP là một tổ chức chứng nhận hệ thống tuân thủ về điều kiện lao động cho ngành may mặc được ủng hộ bởi hiệp hội may mặc và giầy Mỹ. Hiệp hội này gồm hơn 300 công ty thuộc ngành may mặc và giầy Mỹ. Hiệp hội này gồm hơn 300 công ty thuộc nghành may mặc trong đó có nhiều thương hiệu nổi tiếng chiếm lĩnh 80% thị trường phân phối của Mỹ.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 27 - 30)