KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu “XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH HỌC TẬP CHƯƠNG “TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN” PHẦN DI TRUYỀN HỌC SINH HỌC 12”. (Trang 52 - 55)

DI TRUYỀN” PHẦN TRUYỀN HỌ C SINH HỌC 12

3.3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Qua các bài kiểm tra đánh giá, chúng tôi đã tiến hành thống kê, tính toán và thu được kết quả ở các bảng số liệu và đồ thị biểu diễn sau:

Bảng 3.1. Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra.

NHÓM SỐ HS

SỐ BÀI

KT

SỐ BÀI KIỂM TRA ĐẠT ĐIỂM Xi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 42 42 1 0 0 2 3 9 13 14 0 0

TN 41 41 0 0 0 0 0 3 12 2 17 7

Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất của hai nhóm ĐC và TN.

SỐ HS

SỐ BÀI

SỐ BÀI KIỂM TRA ĐẠT ĐIỂM Xi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 42 42 2,4 0 0 4,8 7,1 21,4 31,0 33,3 0 0

TN 41 41 0 0 0 0 0 7,3 29,3 4,9 41,4 17,1

Từ bảng 3.2 chúng tôi vẽ được biểu đồ phân phối tần suất điểm kiểm tra của 2 nhóm ĐC và TN như sau:

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân phối tần suất điểm kiểm tra của hai nhóm ĐC và TN.

Từ biểu đồ phân phối tần suất điểm kiểm tra của hai nhóm ĐC và TN cho thấy: Giá trị mod điểm kiểm tra của nhóm TN là 9, của nhóm ĐC là 8. Từ giá trị mod trở xuống, tần suất điểm của nhóm ĐC cao hơn nhóm TN, ngược lại từ giá trị mod trở lên tần suất của nhóm TN cao hơn so với nhóm ĐC. Điều này cho thấy các bài kiểm tra của nhóm TN cao hơn so với kết quả nhóm ĐC.

Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất lũy tích.

SỐ HS

SỐ BÀI

SỐ BÀI KIỂM TRA ĐẠT ĐIỂM Xi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 42 42 2,4 2,4 2,4 7,2 14,3 35,7 66,7 100,0 100,0 100,0

TN 41 41 0 0 0 0 0 7,3 36,6 41,5 82,9 100,0

Từ bảng 3.3 chúng tôi vẽ được biểu đồ phân phối tần suất lũy tích như sau:

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích.

Từ biểu đồ phân phối tần suất lũy tích của 2 nhóm TN và ĐC cho thấy: Đồ thị phân phối tần suất lũy tích của nhóm TN nằm phía dưới, dịch phải so với đồ thị phân phối tần suất lũy tích của nhóm ĐC. Như vậy, kết quả điểm số bài kiểm tra TN cao hơn so với bài kiểm tra ĐC.

Bảng 3.4. Bảng tổng hợp các tham số. NHÓM SỐ HS SỐ BÀI KT S 2 S Cv (%) Td ĐC 42 42 6,69 2,07 1,44 21,52 6,69 0,22 5,46 1,96 TN 41 41 8,32 1,62 1,27 15,26 8,32 0,2

Từ các kết quả thể hiện qua các tham số đặc trưng chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

- Điểm trung bình của bài kiểm tra TN (8,32) cao hơn bài kiểm tra ĐC (6,69). Các bài kiểm tra TN không có điểm dưới trung bình, điểm khá giỏi cao hơn so với các bài kiểm tra ĐC.

- Độ biến thiên % ở bài kiểm tra TN (15,26) thấp hơn bài kiểm tra ĐC (21,52), chứng tỏ ở bài kiểm tra TN có điểm số tập trung hơn. Các bài kiểm tra đều có độ biến thiên nằm trong khoảng biến thiên trung bình (10% - 30%) nên kết quả thu được là đáng tin cậy.

- Độ tin cậy do đó về mặt thống kê thì sự sai khác giữa và là có ý nghĩa.

Một phần của tài liệu “XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH HỌC TẬP CHƯƠNG “TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN” PHẦN DI TRUYỀN HỌC SINH HỌC 12”. (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w