PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu “XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH HỌC TẬP CHƯƠNG “TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN” PHẦN DI TRUYỀN HỌC SINH HỌC 12”. (Trang 51)

DI TRUYỀN” PHẦN TRUYỀN HỌ C SINH HỌC 12

3.2. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM

3.2.1. Chọn trường thực nghiệm

- Chúng tôi chọn trường THPT Gia Hội thuộc thành phố Huế để tiến hành TN sư phạm.

- Nhằm thỏa mãn những yêu cầu của quá trình TN sư phạm, chúng tôi tiến hành tìm hiểu chất lượng học tập bộ môn Sinh học của tất cả HS lớp 12 trong trường chọn TN thông qua việc xem xét kết quả học tập bộ môn ở sổ điểm. Qua khảo sát chúng tôi đã chọn được một lớp có trình độ và số lượng HS phù hợp với việc TN, đó là lớp 12A1.

3.2.2. Các bước thực nghiệm

- Lớp được chọn tiến hành làm bài kiểm tra trắc nghiệm ĐC khi chưa tham khảo website hỗ trợ HS học tập chương “Tính quy luật của hiện tượng di truyền”.

- Sau đó, GV giới thiệu về nội dung website hỗ trợ HS học tập chương “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” cho HS về nhà tham khảo và cho HS tiến hành làm bài kiểm tra trắc nghiệm TN khi đã được tham khảo website hỗ trợ HS học tập chương “Tính quy luật của hiện tượng di truyền”.

- Xử lý, đối chiếu, so sánh kết quả của 2 bài kiểm tra TN và ĐC.

3.2.3. Nội dung thực nghiệm

- TN sư phạm được tiến hành trong học kì II (03/2014).

- Nội dung TN là toàn bộ website hỗ trợ HS học tập chương “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” – phần Di truyền học – Sinh học 12.

- Lớp được chọn tiến hành làm 2 bài kiểm tra trắc nghiệm: Một bài kiểm tra ĐC và một bài kiểm tra TN về chương “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” – phần Di truyền học – Sinh học 12.

+ Đối với bài kiểm tra ĐC: Lớp tiến hành làm bài khi chưa tham khảo website hỗ trợ HS học tập chương “Tính quy luật của hiện tượng di truyền”.

+ Đối với bài kiểm tra TN: Lớp tiến hành làm bài khi đã được tham khảo website hỗ trợ HS học tập chương “Tính quy luật của hiện tượng di truyền”.

3.3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Qua các bài kiểm tra đánh giá, chúng tôi đã tiến hành thống kê, tính toán và thu được kết quả ở các bảng số liệu và đồ thị biểu diễn sau:

Bảng 3.1. Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra.

NHÓM SỐ HS

SỐ BÀI

KT

SỐ BÀI KIỂM TRA ĐẠT ĐIỂM Xi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 42 42 1 0 0 2 3 9 13 14 0 0

TN 41 41 0 0 0 0 0 3 12 2 17 7

Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất của hai nhóm ĐC và TN.

SỐ HS

SỐ BÀI

SỐ BÀI KIỂM TRA ĐẠT ĐIỂM Xi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 42 42 2,4 0 0 4,8 7,1 21,4 31,0 33,3 0 0

TN 41 41 0 0 0 0 0 7,3 29,3 4,9 41,4 17,1

Từ bảng 3.2 chúng tôi vẽ được biểu đồ phân phối tần suất điểm kiểm tra của 2 nhóm ĐC và TN như sau:

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân phối tần suất điểm kiểm tra của hai nhóm ĐC và TN.

Từ biểu đồ phân phối tần suất điểm kiểm tra của hai nhóm ĐC và TN cho thấy: Giá trị mod điểm kiểm tra của nhóm TN là 9, của nhóm ĐC là 8. Từ giá trị mod trở xuống, tần suất điểm của nhóm ĐC cao hơn nhóm TN, ngược lại từ giá trị mod trở lên tần suất của nhóm TN cao hơn so với nhóm ĐC. Điều này cho thấy các bài kiểm tra của nhóm TN cao hơn so với kết quả nhóm ĐC.

Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất lũy tích.

SỐ HS

SỐ BÀI

SỐ BÀI KIỂM TRA ĐẠT ĐIỂM Xi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 42 42 2,4 2,4 2,4 7,2 14,3 35,7 66,7 100,0 100,0 100,0

TN 41 41 0 0 0 0 0 7,3 36,6 41,5 82,9 100,0

Từ bảng 3.3 chúng tôi vẽ được biểu đồ phân phối tần suất lũy tích như sau:

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích.

Từ biểu đồ phân phối tần suất lũy tích của 2 nhóm TN và ĐC cho thấy: Đồ thị phân phối tần suất lũy tích của nhóm TN nằm phía dưới, dịch phải so với đồ thị phân phối tần suất lũy tích của nhóm ĐC. Như vậy, kết quả điểm số bài kiểm tra TN cao hơn so với bài kiểm tra ĐC.

Bảng 3.4. Bảng tổng hợp các tham số. NHÓM SỐ HS SỐ BÀI KT S 2 S Cv (%) Td ĐC 42 42 6,69 2,07 1,44 21,52 6,69 0,22 5,46 1,96 TN 41 41 8,32 1,62 1,27 15,26 8,32 0,2

Từ các kết quả thể hiện qua các tham số đặc trưng chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

- Điểm trung bình của bài kiểm tra TN (8,32) cao hơn bài kiểm tra ĐC (6,69). Các bài kiểm tra TN không có điểm dưới trung bình, điểm khá giỏi cao hơn so với các bài kiểm tra ĐC.

- Độ biến thiên % ở bài kiểm tra TN (15,26) thấp hơn bài kiểm tra ĐC (21,52), chứng tỏ ở bài kiểm tra TN có điểm số tập trung hơn. Các bài kiểm tra đều có độ biến thiên nằm trong khoảng biến thiên trung bình (10% - 30%) nên kết quả thu được là đáng tin cậy.

- Độ tin cậy do đó về mặt thống kê thì sự sai khác giữa và là có ý nghĩa.

3.4. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC XÂY DỰNG

WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH HỌC TẬP CHƯƠNG “TÍNH QUY LUẬT

CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN” - PHẦN DI TRUYỀN HỌC - SINH HỌC 12

Qua việc phân tích kết quả TN về mặt định lượng bước đầu, chúng tôi nhận thấy rằng: Việc xây dựng website hỗ trợ HS học tập chương “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” – phần Di truyền học – Sinh học 12 thực sự có hiệu quả. Thông qua các nội dung có trong website, HS đã phát huy được khả năng tự học, tự tìm tòi kiến thức, giúp HS nhanh chóng nắm vững kiến thức cơ bản, hệ thống hóa kiến thức một cách chủ động. Hệ thống câu hỏi và bài tập đã giúp HS tự đánh giá được kết quả học tập của mình để có hướng điều chỉnh thích hợp, nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Sinh học của HS ở trường phổ thông.

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Thực hiện mục đích đề tài, đối chiếu với các nhiệm vụ đề ra, chúng tôi đã thu được các kết quả sau:

1.1. Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc xây dựng website hỗ trợ HS học tập chương “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” – phần Di truyền học – Sinh học 12.

1.2. Đề xuất được quy trình xây dựng website hỗ trợ HS học tập chương “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” và vận dụng quy trình để thiết kế được một website “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” với các nội dung: Giới thiệu; Hệ thống bài học (gồm 7 bài học); Củng cố - luyện tập; Ôn tập chương, góp phần hỗ trợ HS học tập chương “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” – phần Di truyền học – Sinh học 12.

1.3. Từ kết quả TN sư phạm cho thấy rằng việc xây dựng và sử dụng website hỗ trợ HS học tập chương “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” – phần Di truyền học – Sinh học 12 đã bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, nâng cao chất lượng học tập của HS.

2. ĐỀ NGHỊ

2.1. Để phát huy tối đa hiệu quả của việc xây dựng website hỗ trợ HS học tập chương “Tính quy luật của hiện tượng di truyền”, GV cần nghiên cứu kỹ nội dung bài học, không ngừng học tập, trau dồi tri thức, nắm bắt thông tin nhanh chóng, tâm huyết, sáng tạo để tiếp tục cập nhật các kiến thức mới liên quan đến các nội dung trong chương “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” để làm phong phú thêm kho dữ liệu trong website.

2.2. Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi chỉ mới xây dựng được website hỗ trợ HS học tập chương II “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” – phần Di truyền học – Sinh học 12 và TN được 2 bài kiểm tra. Tuy nhiên, trên cơ sở này, có thể mở rộng nghiên cứu các nội dung khác và TN nhiều hơn để đưa đề tài vào

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Chỉ thị số 29/2001/CT-BGDĐT về việc tăng

cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005, Hà Nội.

2. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa

học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Trịnh Thanh Dương (2009), Thiết kế trang web hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng

cố và kiểm tra, đánh giá kiến thức chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí lớp 12 (Chương trình chuẩn), Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Thái Nguyên.

4. Nguyễn Thành Đạt (Tổng Chủ biên), Lê Đình Tuấn (Chủ biên), Nguyễn Như Khanh (2009), Sinh học 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Trần Huy Hoàng (2011), Xây dựng website dạy học phần Cơ nhiệt Vật lý 10

trung học phổ thông, Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, Huế.

6. Đỗ Xuân Hùng (2008), Thiết kế trang web sổ tay Toán học hỗ trợ học tập cho

học sinh lớp 10, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Thái Nguyên.

7. Ngô Văn Hưng (Chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Lê Hồng Điệp, Nguyễn Thị Hồng Liên (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Sinh

học lớp 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Bùi Thúy Hường (2010), Xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy

học Sinh thái học (Sinh học 12), Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Thái Nguyên.

9. Đặng Hữu Lanh (Chủ biên), Trần Ngọc Danh, Mai Sĩ Tuấn (2007), Bài tập

Sinh học 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.

10. Vũ Đức Lưu (2003), Phương pháp giải bài tập di truyền, NXB Giáo dục, Hà Nội. 11. Vũ Đức Lưu (2009), Sinh học 12 chuyên sâu tập 1 phần Di truyền học, NXB

ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

12. Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân (2003), Cơ sở di truyền học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Thảo Nguyên (2006), Ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ

14. Hoàng Trọng Phán (2007), Bộ đề thi trắc nghiệm tuyển sinh Đại học – Cao

đẳng Sinh học, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

15. Hoàng Trọng Phán (2005), Giáo trình Di truyền học, NXB Đại Học Huế, Huế. 16. Hoàng Trọng Phán (Chủ biên – Trương Thị Bích Phượng, Trần Quốc Dung)

(2008), Giáo trình Di truyền học, NXB Đại học Huế, Huế.

17. Đinh Thị Phương Thanh (2009), Thiết kế website hỗ trợ dạy học hai chương

“Từ trường” và “Cảm ứng điện từ” lớp 11 (Cơ bản) nhằm nâng cao tính tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Hồ Chí Minh.

18. Huỳnh Quốc Thành (2013), Phương pháp giải toán tích hợp các quy luật di

truyền Sinh học, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

19. Thái Văn Thành (2000), Về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, Tạp chí nghiên cứu Giáo dục số 5.

20. Nguyễn Văn Thuận (Chủ biên), Phan Đức Duy, Hoàng Trọng Phán (2006),

Thiết kế bài học và trắc nghiệm khách quan môn Sinh học trung học phổ thông (Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kỳ III, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

21. Nguyễn Thu Thủy (2010), Xây dựng nội dung trang web hỗ trợ việc dạy học

chương “Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc” theo chương trình Toán lớp 11 trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục,

Thái Nguyên.

22. Lê Công Triêm (2001), Bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh

viên đại học, Tạp chí Giáo dục số 8.

23. Nguyễn Thị Thanh Tuyên (2009), Xây dựng và sử dụng website hỗ trợ dạy

học phần kiến thức “Phương pháp tọa độ trong không gian” trong chương trình Hình học nâng cao lớp 12 trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ

khoa học giáo dục, Thái Nguyên.

24. Vũ Văn Vụ (Tổng Chủ biên), Vũ Đức Lưu (đồng Chủ biên), Nguyễn Như Hiền (đồng Chủ biên), Trần Văn Kiện, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Quang Vinh (2009), Sinh học 12 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.

25. Vũ Văn Vụ (Tổng chủ biên), Vũ Đức Lưu (Chủ biên), Nguyễn Như Hiền (đồng Chủ biên), Trần Văn Kiên, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Quang Vinh (2010), Sinh học 12 nâng cao sách giáo viên, NXB Giáo dục, Hà Nội.

26. Các trang web tìm kiếm: www.bachkim.com www.google.com www.hocmai.com www.thuviensinhhoc.com www.vieclammoinoi.info www.violet.vn www.yahoo.com

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: CÁC BÀI KIỂM TRA THỰC NGHIỆM

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT GIA HỘI

BÀI KIỂM TRA SỐ 1 Môn: SINH HỌC LỚP 12

Thời gian làm bài: 15 phút; (20 câu trắc nghiệm)

Mã đề 145

Họ và tên:... Lớp: ...

Câu 1: Bản đồ di truyền có vai trò gì trong công tác giống?

A. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng có giá trị kinh tế. B. Dự đoán được tần số các tổ hợp gen mới trong các phép lai.

C. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng không có giá trị kinh tế. D. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng cần loại bỏ.

Câu 2: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào được gọi là thường biến?

A. Tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường. B. Lợn con sinh ra có vành tai xẻ thuỳ, chân dị dạng. C. Bố mẹ bình thường sinh ra con bạch tạng.

D. Trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng.

Câu 3: Bộ gen của lạp thể (cpADN) có chức năng là:

A. Chỉ mã hóa rARN và nhiều tARN lạp thể.

B. Mã hóa rARN và nhiều tARN lạp thể và một số protein của riboxom, của

màng lạp thể cần thiết cho việc truyền điện tử trong quá trình quang hợp.

C. Chỉ mã hóa một số protein của màng lạp thể cần thiết cho việc truyền điện

tử trong quá trình quang hợp.

Câu 4: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng là trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh; gen B quy định hạt trơn là trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập. Cho giao phấn cây hạt vàng, trơn với cây hạt xanh, trơn F1 thu được 120 hạt vàng, trơn; 40 hạt vàng, nhăn; 120 hạt xanh, trơn; 40 hạt xanh, nhăn. Tỉ lệ hạt xanh, trơn có kiểu gen đồng hợp trong tổng số hạt xanh, trơn ở F1 là:

A. 1/4. B. 1/3. C. 1/2. D. 2/3.

Câu 5: Hiện tượng di truyền thẳng liên quan đến trường hợp nào sau đây?

A. Gen trên NST Y. B. Gen trội trên NST thường.

C. Gen trên NST X. D. Gen lặn trên NST thường.

Câu 6: Khi lai gà mái lông vằn với gà trống lông vằn được F1 có 50% gà trống

lông vằn, còn 50% số gà còn lại là gà mái lông không vằn. Biết màu lông do một gen quy định. Khi cho gà F1 tiếp tục giao phối với nhau thì sự phân li về màu lông ở F2 như thế nào?

A. 1 lông vằn (♀) : 1 lông không vằn (♂). B. 1 lông vằn : 3 lông không vằn.

C. 3 lông vằn : 1 lông không vằn. D. 1 lông vằn : 1 lông không vằn.

Câu 7: Điều nào sau đây không đúng với mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình

và môi trường?

A. Trong quá trình biểu hiện kiểu hình, kiểu gen chịu nhiều tác động khác

nhau của môi trường bên ngoài cơ thể.

B. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. C. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.

D. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà

truyền đạt một kiểu gen.

Câu 8: Mức phản ứng được quy định bởi:

A. Môi trường. B. Kiểu gen và kiểu hình.

Câu 9: Các tế bào kháng thuốc được tách nhân, cho kết hợp với tế bào bình thường mẫn cảm thuốc tạo ra tế bào kháng thuốc. Điều đó chứng tỏ:

A. Tính kháng thuốc được truyền qua gen ngoài NST. B. Tính kháng thuốc được truyền qua gen NST Y.

C. Tính kháng thuốc được truyền qua gen ở NST thường. D. Tính kháng thuốc được truyền qua gen ở NST X.

Câu 10: Khi cho chuột lông xám nâu giao phối với chuột lông trắng (kiểu gen

đồng hợp lặn) được 48 con lông xám nâu, 99 con lông trắng và 51 con lông đen. Quy luật tác động nào của gen đã chi phối sự hình thành màu lông của chuột?

Một phần của tài liệu “XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH HỌC TẬP CHƯƠNG “TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN” PHẦN DI TRUYỀN HỌC SINH HỌC 12”. (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w