XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH HỌC TẬP

Một phần của tài liệu “XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH HỌC TẬP CHƯƠNG “TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN” PHẦN DI TRUYỀN HỌC SINH HỌC 12”. (Trang 26 - 41)

DI TRUYỀN” PHẦN TRUYỀN HỌ C SINH HỌC 12

2.2. XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH HỌC TẬP

“TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN” - PHẦN DI TRUYỀN HỌC - SINH HỌC 12

2.2.1. Quy trình xây dựng website hỗ trợ học sinh học tập chương “Tính quy

Chúng tôi đã thiết kế quy trình xây dựng website hỗ trợ HS học tập chương “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” – phần Di truyền học – Sinh học 12 theo các bước sau:

Sơ đồ 2. Quy trình thiết kế website dạy học. Bước 1: Xác định mục tiêu của website dạy học.

Khi xây dựng website, bước đầu tiên là xác định mục tiêu của website sẽ xây dựng. Đối với một website DH, mục tiêu mà người thiết kế cần hướng tới là mục tiêu dạy và học, mục tiêu về nội dung kiến thức cần có và kỹ thuật thiết kế được trình bày trong website. Trên cơ sở xây dựng tiến trình DH, thu thập và xử lý thông tin, xác định nội dung kiến thức cần trình bày trên website, lựa chọn PPDH phù hợp với website, xác định công nghệ và các tính năng tương tác cần thiết để đáp ứng được mục tiêu đề ra. Người thiết kế cần phải nắm vững chương trình, nghiên cứu SGK, kết hợp với các tài liệu tham khảo khác để đưa ra nội dung kiến thức nào cần đạt được trong quá trình học tập. [5]

Bước 1: Xác định mục tiêu của website dạy học.

Bước 2: Thiết kế cấu trúc của website.

Bước 3: Xây dựng cơ sở dữ liệu cho website.

Bước 4: Xây dựng website

Mục tiêu của website chúng tôi xây dựng đó là nhằm hỗ trợ cho quá trình tự học của HS, nâng cao hiệu quả học tập chương “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” – phần Di truyền học – Sinh học 12.

Bước 2: Thiết kế cấu trúc của website.

Cấu trúc website là bộ khung để xây dựng nên website. Cấu trúc website rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc thiết kế. Thiết kế cấu trúc của website là một bước quan trọng trước khi bắt tay vào xây dựng website. Tùy thuộc vào nội dung, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và ý tưởng của tác giả mà mỗi website có cấu trúc khác nhau. [5]

Website chúng tôi thiết kế có cấu trúc như sau:

Hình 2.1. Cấu trúc của website. Bước 3: Xây dựng cơ sở dữ liệu cho website.

Để xây dựng cơ sở dữ liệu cho website, đầu tiên chúng ta phải thu thập và xử lý sư phạm các tư liệu thu được. Dựa vào việc phân tích nội dung DH chúng ta cần xem xét ứng với mỗi nội dung cần những loại tài liệu nào, sau đó xây dựng và tìm nguồn để khai thác. Chúng ta có thể xây dựng các dữ liệu mới bằng các phần mềm văn bản, phần mềm xử lý hình ảnh... Có thể khai thác từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau như: nguồn tư liệu phong phú từ internet, phần mềm DH, phần mềm chuyên dụng, từ đĩa CD dữ liệu... [5]

Nguồn thông tin để sưu tầm dữ liệu rất phong phú. Tuy nhiên, để phù hợp với mục tiêu và nội dung chương trình mà website đề ra, người sử dụng cần xử lý

Khi đã xây dựng và thu thập đầy đủ được các thông tin cần dùng cho việc thiết kế website, chúng ta cần phải sắp xếp lại thành một hệ thống dữ liệu, đây chính là thư viện dữ liệu, bao gồm các thông tin về mục tiêu bài học, nội dung bài học, câu hỏi – bài tập tự luận, bài tập trắc nghiệm... được lưu trữ dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh,... và được sắp xếp một cách hợp lý để thuận tiện cho việc thiết kế, cập nhật dữ liệu và liên kết các trang web trong website.

Ví dụ, để xây dựng cơ sở dữ liệu website cho bài “Quy luật phân li độc lập”, chúng tôi đã chọn lựa và sắp xếp thông tin thành các thành phần như sau:

- Kênh chữ gồm có các phần sau:

PHẦN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Trình bày được thí nghiệm, phân tích kết quả lai hai cặp tính trạng của Menđen.

- Phát biểu được nội dung quy luật phân li độc lập của Menđen. - Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập. - Trình bày được ý nghĩa lí luận, thực tiễn của các quy luật Menđen.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng tư duy, quan sát, phân tích, khái quát hóa.

- Rèn luyện cách viết sơ đồ lai, thống kê KG, KH.

3. Thái độ

- Vận dụng kiến thức để giải các bài tập di truyền, từ đó, phát triển niềm đam mê nghiên cứu khoa học của HS.

- Giải thích được sự đa dạng, phong phú của sinh vật trong tự nhiên.

PHẦN II. NỘI DUNG BÀI HỌC

I. THÍ NGHIỆM LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG.

1. Thí nghiệm:

Lai hai cây đậu Hà Lan thuần chủng, khác nhau về hình dạng hạt và màu sắc hạt.

Ptc: Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn F: 100% hạt vàng, trơn

Cho F1 tự thụ phấn

F2: 315 hạt vàng, trơn : 108 hạt vàng, nhăn : 101 hạt xanh trơn : 32 hạt xanh nhăn.

2. Nhận xét

- Xét riêng từng cặp tính trạng ở F2 cho thấy: + Về màu sắc hạt: Hạt vàng : hạt xanh = 3: 1. + Về hình dạng hạt: Hạt trơn : hạt nhăn = 3:1.

Suy ra: Mỗi tính trạng tuân theo quy luật phân li. Các tính trạng trội: hạt vàng, hạt trơn.

- Xét đồng thời hai tính trạng: F2 có 9 hạt vàng, trơn : 3 hạt vàng, nhăn : 3 hạt xanh, trơn : 1 hạt xanh nhăn = (3 hạt vàng : 1 hạt xanh).(3 hạt trơn : 1 hạt nhăn).

Suy ra: Tỷ lệ KH chung bằng tích các tỉ lệ các tính trạng riêng.

3. Nội dung quy luật phân li độc lập:

Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử.

4. Sơ đồ lai :

Quy ước gen: A: hạt vàng > a: hạt xanh, B: hạt trơn > b: hạt nhăn Ta có sơ đồ lai hai cặp tính trạng như sau:

Ptc: AABB × aabb GP: AB ab

F1: AaBb ( 100% hạt vàng, trơn) F1 × F1: AaBb × AaBb

F2:

II. CƠ SỞ TẾ BÀO HỌC

- Các cặp alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.

- Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân hình thành giao tử dẫn đến sự phân li độc lập và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp alen tương ứng.

III. Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP:

- Khi các cặp alen phân li độc lập thì quá trình sinh sản hữu tính sẽ tạo ra một lượng lớn biến dị tổ hợp, điều này đã giải thích sự đa dạng của sinh giới.

Biến dị tổ hợp là KH mới xuất hiện ở đời con do sự tổ hợp lại các alen từ bố và mẹ. Biến dị tổ hợp phụ thuộc vào số tổ hợp gen (tổ hợp giao tử) ở con lai, số tổ hợp giao tử càng lớn thì biến dị tổ hợp càng cao.

- Nếu biết được các gen quy định các tính trạng nào đó phân li độc lập thì có thể dự đoán kết quả phân li KH ở đời sau. Do đó, qua lai giống con người có thể tổ hợp lại các gen, tạo ra các giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt.

* Công thức tổng quát: Số cặp gen dị hợp F1 = số cặp tính trạng đem lai Số lượng các loại giao tử F1 Số tổ hợp giao tử ở F2 Tỉ lệ phân li kiểu gen F2 Số lượng các loại kiểu gen F2 Tỉ lệ phân li kiểu hình F2 Số lượng các loại kiểu hình F2 1 2 4 1 : 2 : 1 3 (3 : 1) 2 2 4 16 (1 : 2 : 1)2 9 (3 : 1)2 4 ... ... ... ... ... ... ... n 2n 4n (1 : 2 : 1)n 3n (3 : 1)n 2n PHẦN III. CỦNG CỐ VÀ LUYỆN TẬP

1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TRONG QUY LUẬT PHÂN LI CỦA MENĐEN

DẠNG 1: TÍNH SỐ LOẠI VÀ TÌM THÀNH PHẦN GEN CỦA GIAO TỬ

1. Số loại giao tử: Không tùy thuộc vào số cặp gen trong KG mà tùy thuộc

vào số cặp gen dị hợp. Trong đó:

- KG của cá thể gồm 3 cặp gen dị hợp sẽ sinh ra 23 loại giao tử. Do đó, số loại giao tử của cá thể có KG gồm n cặp gen dị hợp = 2n

Ví dụ: KG AaBbCcDd có khả năng tạo ra bao nhiêu loại giao tử?

Giải: Ta xét ở KG trên có 4 cặp gen dị hợp, vậy số loại giao tử là 2n = 24 = 16.

2. Thành phần gen của giao tử:

- Trong 1 tế bào gen tồn tại thành từng cặp (2n). Trong tế bào giao tử gen tồn tại ở trạng thái đơn bội (n).

- Cách xác định giao tử: Sử dụng sơ đồ phân nhánh Aucrbac.

+ Đối với cơ thể thuần chủng (đồng hợp) chỉ tạo 1 loại giao tử. Ví dụ: AAbbCCDD cho một loại giao tử AbCD

+ Đối với cơ thể dị hợp:

Ví dụ 1: Xác định giao tử của cơ thể có KG AaBbDd.

Bước 1: Xác định giao tử của từng cặp gen: Aa cho 2 loại giao tử: A và a; Bb cho 2 loại giao tử: B và b; Dd cho 2 loại giao tử: D và d.

Bước 2: Tổ hợp trên mạch nhánh

DẠNG 2: TÍNH SỐ KIỂU TỔ HỢP – KIỂU GEN – KIỂU HÌNH VÀ CÁC TỈ LỆ PHÂN LI Ở ĐỜI CON

1. Số kiểu tổ hợp:

* Chú ý: Khi biết số kiểu tổ hợp  biết số loại giao tử đực, giao tử cái 

biết số cặp gen dị hợp trong KG của cha hoặc mẹ. Ví dụ: 16 tổ hợp = 4 x 4 (16 x 1 hoặc 8 x 2).

(Số giao tử luôn bằng bội số của các cặp gen dị hợp trong cơ thể vì n là số cặp gen dị hợp  2n loại giao tử)

Ví dụ: Nếu cây mẹ có 3 cặp gen dị hợp, 3 cặp gen đồng hợp, cây bố có 2 cặp gen dị hợp, 4 cặp gen đồng hợp lặn. Số kiểu tổ hợp giao tử ở đời F1 là bao nhiêu?

Giải:

+ Cây mẹ có 3 cặp gen dị hợp cho 23 loại giao tử. + Cây bố có 2 cặp gen dị hợp cho 22 loại giao tử. Do đó, số kiểu tổ hợp giao tử ở đời F1 là: 23 × 22 = 32

2. Số loại và tỉ lệ phân li về KG, KH:

- Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau.

- Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau.

Ví dụ 1: A hạt vàng, B hạt trơn, D thân cao. P: AabbDd x AaBbdd.

Số cặp gen Tỷ lệ KG riêng Số KG Tỷ lệ KH riêng Số KH Aa x Aa 1AA : 2Aa : 1aa 3 3 vàng : 1 xanh 2 bb x Bb 1Bb : 1bb 2 1 trơn : 1 nhăn 2

Dd x dd 1Dd : 1dd 2 1 cao : 1 thấp 2

Số KG = ( 1AA : 2Aa : 1aa)(1Bb : 1bb)(1Dd : 1dd) = 3 x 2 x 2 = 12. Số KH = (3 vàng : 1 xanh)(1 trơn : 1 nhăn)(1 cao : 1 thấp) = 2 x 2 x 2 = 8.

2. Tính tỉ lệ phân li ở đời con.

- Tỉ lệ phân li KG ở đời con = Tích các tỉ lệ KG riêng lẻ của mỗi cặp gen. - Tỉ lệ phân li KH ở đời con = Tích các tỉ lệ KH riêng lẻ của mỗi cặp gen.

* Lưu ý: Sử dụng toán xác suất để giải các bài tập về xác suất trong Sinh học.

- Nếu hai trường hợp độc lập nhưng đồng thời xảy ra, chúng ta dùng phương pháp nhân xác suất.

- Nếu hai trường hợp độc lập nhưng đối lập nhau (Nếu trường hợp này xảy ra thì trường hợp kia không xảy ra), chúng ta dùng công thức cộng xác suất.

F1 đồng tính:

+ Nếu P có KH khác nhau thì F1 nghiệm đúng định luật đồng tính của Menđen. Do đó, tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội và thế hệ P đều thuần chủng: AA x aa.

+ Nếu P cùng KH và F1 mang tính trạng trội thì 1 trong 2 bố mẹ có KG đồng hợp trội AA, P còn lại có thể là AA hoặc Aa.

+ Nếu P không nêu KH và F1 mang tính trạng trội thì 1 trong 2 bố mẹ là đồng hợp trội AA, P còn lại tùy ý: AA hoặc Aa hoặc aa.

F1 phân tính:

+ F1 phân tính theo tỉ lệ 3:1. F1 nghiệm đúng định luật phân tính của Menđen. Do đó, tính trạng chiếm 3/4 là tính trạng trội và P đều là dị hợp: Aa x Aa.

 Lưu ý: Trong trường hợp trội không hoàn toàn thì tỉ lệ F1 là 1:2:1. Trong trường hợp có gen gây chết ở trạng thái đồng hợp thì tỉ lệ F1 là 2:1.

+ F1 phân tính theo tỉ lệ 1:1. F1 là kết quả đặc trưng của phép lai phân tích thể dị hợp. Do đó, 1 bên P là dị hợp Aa, P còn lại đồng hợp lặn aa.

+ F1 phân tính không rõ tỉ lệ: Dựa vào cá thể mang tính trạng lặn ở F1 aa , có thể suy ra P đều chứa alen lặn a, phối hợp với KH của P suy ra KG của P.

2. Trường hợp lai nhiều cặp tính trạng

* Trong phép lai không phải là lai phân tích: Kết hợp kết quả về KG riêng của từng loại tính trạng với nhau.

* Trong phép lai phân tích: Không xét riêng từng loại tính trạng mà phải dựa vào kết quả của phép lai để xác định tỉ lệ và thành phần gen của mỗi loại giao tử sinh ra để suy ra KG của cá thể đó.

2. CÂU HỎI – BÀI TẬP TỰ LUẬN

Câu 1. Phát biểu các điều kiện nghiệm đúng cho định luật phân li độc lập của Menđen.

Câu 2. Các điều kiện cần có để khi lai các cá thể khác nhau về 2 tính trạng

sẽ thu được đời con có tỉ lệ phân li KH xấp xỉ 9 : 3 : 3 : 1 là gì?

Câu 3. Làm thế nào để biết được 2 gen nào đó nằm trên 2 NST tương đồng

Câu 4. Cho các thỏ có cùng KG giao phối với nhau, thu được F1 như sau: 57 thỏ đen, lông thẳng : 20 thỏ đen, lông xù : 18 thỏ trắng, lông thẳng : 6 thỏ trắng, lông xù. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và phân li độc lập.

a. Xác định tính trội lặn và lập sơ đồ lai.

b. Cho thỏ trắng, lông thẳng giao phối với thỏ trắng, lông xù thì kết quả như thế nào?

Câu 5. Cho F1 giao phấn với 3 cây khác nhau, thu được kết quả như sau:

- Với cây 1: thu được 6,25% cây thấp, quả vàng.

- Với cây 2: thu được 75% cây cao, quả đỏ và 25% cây cao, quả vàng. - Với cây 3: thu được 75% cây cao, quả đỏ và 25% cây thấp, quả đỏ.

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và các gen nằm trên các NST thường khác nhau. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp.

Câu 6. Cho lai 2 cá thể AaBbCc, với 3 cặp gen nằm trên cặp NST khác

nhau, các tính trạng đều trội hoàn toàn.

a. Tỉ lệ cá thể dị hợp 2 cặp gen, cặp gen còn lại đồng hợp là bao nhiêu? b. Tỉ lệ cá thể dị hợp 1 cặp gen, 2 cặp còn lại đồng hợp là bao nhiêu?

Câu 7. Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy

định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tử tự thụ phấn được F1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ, trong đó có 2 quả đỏ có KG đồng hợp và 1 quả đỏ có KG dị hợp từ số quả đỏ ở F1 là bao nhiêu?

3. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1. Quy luật phân li độc lập thực chất nói về:

Một phần của tài liệu “XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ HỌC SINH HỌC TẬP CHƯƠNG “TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN” PHẦN DI TRUYỀN HỌC SINH HỌC 12”. (Trang 26 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w