GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH TRONG HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sinh thái ở vườn quốc gia tràm chim huyện tam nông – tỉnh đồng tháp (Trang 66)

MARKETING

6.3.1 Chính sách sản phẩm

Trung tâm dịch vụ du lịch và giáo dục môi trường nên tạo ra các sản phẩm thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng như:

+ Dịch vụ đi bộ trong rừng được tổ chức như sau: Mỗi đoàn sẽ có 12 khách và một hướng dẫn viên đi cùng khách, chi phí cho một tuyến đi là 1.500.000 đồng/đoàn sẽ đi tham quan theo đoạn kênh Mười Nhẹ.

+ Dịch vụ đi tham quan bằng xuồng ba lá sẽ được tổ chức vào mùa nước nổi, mỗi xuồng sẽ do một nữ nhân viên chịu trách nhiệm đưa 4 khách đi tham quan khu A1, với giá cho mỗi xuồng là 600.000 đồng

+ Dịch vụ giao lưu văn hóa bản địa, tổ chức cho du khách tiếp cận với đời sống sinh hoạt của cộng đồng.

+ Dịch vụ ăn uống thuộc sự quản lý của Trung tâm được tổ chức ở đài quan sát 3, sẽ phục vụ các món ăn như: Canh chua cá lóc, cá rô kho tộ, chuột đồng chiên, cá linh nấu canh chua bông điên điển,…

+ Xây dựng khách sạn nhưng khách sạn phải nằm ngoài khu vực rừng nhằm đảm bảo đúng loại hình du lịch sinh thái nhưng vẫn thỏa mãn nhu cầu ăn uống của du khách.

+ Xây dựng các gian nhà nhỏ gần các trạm gác trong rừng, nhưng bằng vật liệu thiên nhiên cho du khách có nhu cầu nghỉ qua đêm cho khách, tại mỗi trạm sẽ có xây dựng 5 gian nhà nhỏ phục vụ cho 25 khách, có 2 hướng dẫn viên phụ trách phục vụ và hướng dẫn du khách trong quá trình khách lưu trú, tại mỗi trạm sẽ có 2 nhân viên có trình độ trung cấp y tế được trang bị dụng cụ y tế, nhân viên tại các trạm phải luôn sẵn sàng phục vụ du khách.

+ Tổ chức đờn ca tài tử.

Cần phải tạo cho sản phẩm có một vị trí đặc biệt trong trí nhớ của khách đã đến tham quan và khách hàng tương lai, cần tạo ra sự khác biệt với các sản phẩm du lịch sinh thái của các điểm du lịch sinh thái khác, cần phải xác định nhu cầu của khách để đưa ra sản phẩm cho phù hợp tạo nên một vị trí vững chắc cho sản phẩm trên thị trường mục tiêu mà Trung tâm muốn hướng đến.

56

Nhằm hạn chế rủi ro và không làm cho các dịch vụ của Trung tâm không bị mất đi cần học hỏi tiếp thu kinh nghiệm của các điểm du lịch sinh thái khác nhằm làm mới sản phẩm của mình. Đội ngũ nhân viên phải luôn biết cải thiện sản phẩm để làm mới sản phẩm không tạo sự nhàm chán cho khách đã đến tham quan và quay lại.

Ngoài các sản phẩm được đưa ra để phục phụ khách tham quan thì Trung tâm cần có một nhãn hiệu dễ nhớ, dễ đi vào lòng khách hàng. Đối với người tiêu thụ thì một nhãn hiệu quen thuộc là sự đảm bảo cho một chất lượng tốt, và qua đó khách hàng sẽ khẳng định nét độc đáo, nhân cách của Trung tâm, khi có nhãn hiệu riêng thì Trung tâm đã tạo được sự khác biệt với các điểm du lịch sinh thái khác từ đó đã làm cho khách hàng phân biệt được điểm du lịch Vườn quốc gia Tràm Chim với các điểm du lịch sinh thái khác.

6.3.2 Chính sách giá

Giá có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp vì giá có ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Đối với khách đến tham quan Vườn quốc gia Tràm Chim thì giá có tác động mạnh mẽ đến việc họ có tham quan hay không vì phải trả một khoảng chi phí mà họ chưa biết được chất lượng của sản phẩm mà họ mua vì sản phẩm du dịch mang tính chất vô hình, khách chỉ biết được chất lượng của sản phẩm khi họ tham gia chuyến đi. Nên việc định giá của Trung tâm rất quan trọng cần đưa ra một mức giá hợp lý để khách hàng sẵn sàng mua vé tham quan và sử dụng các dịch vụ.

Định giá các dịch vụ tại trung tâm phải chịu ảnh hưởng của hai nhân tố là nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài.

- Nhân tố bên trong là Sự chỉ đạo của ban lãnh đạo của trung tâm: Có một số mặt hàng lưu niệm do các doanh nghiêp khác phân phối về trung tâm bán và chiếc tính hoa hồng cho Trung tâm nên có mức giá từ ban lãnh đạo chỉ đạo.

- Nhân tố bên ngoài là: Nhu cầu của khách, chính sách quản lý của nhà nước, thời giá của thị trường.

+ Nhu cầu của khách: Khi khách quá đông cần tăng giá thành lên nhằm sẽ hạn chế lại lượng khách nguyên nhân sẽ có một số đối tượng khách không mua vé do giá cao biện pháp này nhằm hạn chế lượng khách vào rừng nhằm đảm bảo sức chứa mà rừng có thể chịu được, không làm ảnh hưởng đến các loài chim.

57

+ Chính sách quản lý của nhà nước: Đây là những bắt buộc mà Trung tâm du lịch và giáo dục môi trường cần phải chấp hành khi định giá cho sản phẩm.

6.3.3 Chính sách xúc tiến

- Khuyến mãi cho các du khách đến mua vé tàu tham quan các tuyến 1000.000 và 900.000 (đồng/phương tiện) là 3 chai nước suối loại 500ml, và giảm giá cho khách thuê phòng nghỉ từ 3 đêm trở lên là mỗi đêm là một chai nước 500ml, vào các ngày lễ tổ chức trò chơi dân gian cho du khách tham quan cho du khách,…

- Marketing trực tiếp sử dụng các phương tiện như: Điện thoại, gửi mail,…nhằm cung cấp chương trình tham quan Vườn quốc gia Tràm Chim và các dịch vụ ăn uống, phòng nghỉ. Các hình thức marketing này sẽ do chính nhân viên của Trung tâm sẽ tiếp xúc với khách hàng tạo được sư tin tưởng cao hơn với khách hàng.

- Về lữ hành, thiết kế các tour du lịch đặc trưng như “Tìm hiểu về mảnh đất sen hồng” với các địa điểm như Lăng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Khu di tích lịch sử Xẻo Quít, du lịch sinh thái Gáo Giồng, vườn quốc gia Tràm Chim” hay các tour xuyên đồng bằng sông Cửu Long,… Trung tâm du lịch và giáo dục môi trường có thể thông qua các công ty lữ hành, các khách sạn để họ bán các dịch vụ sau đó tính hoa hồng, hoặc giới thiệu trực tiếp cho khách hàng khi đến tận Trung tâm, ngoài ra thể tạo nên đội ngũ nhân viên trực tiếp đi đến các cơ quan, trường học giới thiệu chương trình tham quan Vườn quốc gia Tràm Chim.

58

CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

7.1 KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp có thể rút ra một số kết luận như sau: Tràm Chim là một trong những Vườn quốc gia có nhiều lợi thế để phát triển du lịch sinh thái. Vì nơi đây còn lưu giữ hầu như nguyên vẹn hệ sinh thái đất ngập nước của vùng Đồng Tháp Mười cổ xưa nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Ngoài ra, những cư dân vùng đệm Vườn quốc gia còn có những nét sinh hoạt, văn hóa mang đậm sắc thái văn hóa của cư dân vùng lũ mà chỉ có vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên. Trong những năm qua, Ban quản lý đã tiến hành phát triển du lịch sinh thái trong phạm vi Vườn quốc gia nhằm mục đích bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá của vùng. Từ khi có hoạt động kinh doanh du lịch, nhiều đoàn khách đã đến đây để tham quan, nghiên cứu, học tập. Nhờ vậy Vườn quốc gia có thêm thu nhập. Trong tương lai, cần đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia để cung cấp nguồn tài chính phục vụ cho công tác bảo tồn và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Các hoạt động liên quan đến giáo dục môi trường cho du khách và người dân địa phương ở Vườn quốc gia trong những năm qua đã được thực hiện thông qua Trung tâm du khách và những nhân viên trong Ban du lịch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần phải được khắc phục nhằm phát huy tối đa vai trò của giáo dục môi trường trong việc hình thành thái độ, trách nhiệm của du khách và dân cư địa phương đối với tài nguyên và môi trường du lịch. Du lịch ở vườn quốc gia Tràm Chim là du lịch thiên nhiên mang màu sắc du lịch sinh thái đích thực. Việc phát triển du lịch sinh thái đích thực sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho công tác bảo tồn tài nguyên và vì sự phát triển của cộng đồng địa phương. Chính vì vậy Trung tâm du lịch và giáo dục môi trường cần đẩy mạnh các loại hình dịch vụ du lịch sinh thái để làm đa dạng sản phẩm nhằm thu hút được thị trường khách mà trung tâm muốn hướng đến.

Thông qua ba nhóm nhân tố được xác định để đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Tràm Chim đa số du khách khá hài lòng về dịch vụ du lịch sinh thái nơi đây. Bên cạnh đó để phát triển hơn nữa loại hình du lịch sinh thái ban quản lý cần đưa ra nhiều chính sách và kế hoạch hơn nữa để nâng cao chất lượng dịch vụ mang đến lợi ích cho cả bản thân vườn quốc gia và du khách đến tham quan tại đây.

59

7.2 KIẾN NGHỊ

Kiến nghị với ban giám đốc Trung tâm du lịch và giáo dục môi trường: - Ban giám đốc Trung tâm dịch vụ du lịch và giáo dục môi trường cần mở các lớp tập huấn ngắn hạn cho đội ngũ nhân viên trong ban du lịch của Trung Tâm các vấn đề về du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng.

- Tổ chức nhiều chuyến đi thực tế cho cán bộ và nhân viên trong Ban du lịch của Trung Tâm du lịch và giáo dục môi trường Vườn quốc gia tràm Chim đến các điểm du lịch sinh thái điển hình trong nước để có cơ hội tiếp xúc, trao đổi và có thể học hỏi kinh nghiệm làm du lịch, cử một số cán bộ và nhân viên có đủ năng lực đi học tập nâng cao trình độ về du lịch ở trong và ngoài nước, đặc biệt ở các nước có kinh nghiệm về du lịch sinh thái như Mỹ, Australia, New Zealand,…,nên nhận và đào tạo thêm cho cán bộ hướng dẫn là người địa phương; chú ý đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, nhân viên trong Ban du lịch Vườn quốc gia để tiện lợi trong việc đón tiếp, phục vụ du khách quốc tế và có thể dễ dàng khi ra nước ngoài học tập khi có điều kiện.

- Cần đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia để cung cấp nguồn tài chính phục vụ cho công tác bảo tồn và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.

- Cần tạo điều kiện cho cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái tại Trung tâm.

Kiến nghị với lãnh đạo của tỉnh Đồng Tháp.

- Nên miễn giảm thuế đối với các thành phần tham gia cung ứng các dịch vụ du lịch trong một số năm đầu; tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước được trực tiếp hoặc cùng hợp tác khai thác, đầu tư, kinh doanh du lịch, cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thu hút các nhà đầu tư, khuyến khích các thành phần tham gia kinh doanh du lịch trên địa bàn hỗ trợ nguồn tài chính phục vụ cho công tác bảo tồn.

- Có chính sách hỗ trợ vốn cho người dân ở 5 xã (xã Tân Công Sính, xã phú Đức, xã Phú Hiệp, xã Phú Thành B, xã Phú thọ ) và thị trấn Tràm Chim để người dân có nguồn vốn sản xuất và mở các dịch vụ cung ứng nhu cầu về du lịch sinh thái cho du khách, nhằm hạn chế nạn chặt phá rừng của bà con.

60

- Đầu tư thêm nguồn vốn hỗ trợ công tác bảo tồn và nghiên cứu về hệ sinh thái động thực vật của Vườn quốc gia Tràm Chim và công tác phòng cháy chữa cháy.

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt

Đinh Công Thành và cộng sự, 2011. Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 20a, trang 199-209.

Hồng Dương, 2014. Để phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long. <http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/15413 >. [Ngày truy cập: 10 tháng 12 năm 2014].

Lê Huy Bá và cộng sự, 2009. Du lịch sinh thái. Hà Nội: nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

Lê Nguyễn Đoan Khôi và cộng sự, 2013. Giáo trình quản trị chiến lược. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế. Nhà xuất bản văn hóa thông tin.

Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu, 2001. Du lịch bền vững. Hà Nội: nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2012. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo ngành du lịch của các trường đại học ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 22b, trang 265-272.

Nguyễn Thanh Sang, 2014. Đánh giá tiềm năng tuyến điểm du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ 2014¸ số 30, trang 73-83.

Nguyễn Trọng Nhân và Lê Thông, 2011. Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ 2011, số 18a, trang 228-239.

Nguyễn Trọng Nhân, 2014. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch biển tỉnh Kiên Giang. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 30, trang 22-29.

Phan Thanh Quyên. Du lịch đồng bằng sông Cửu Long: Tiềm năng, thực trạng và giải pháp. <http://dulichhoanggia.com.vn/thong-tin-du-lich/diem-du- lich-yeu-thich/du-lich-dong-bang-song-cuu-long-tiem-nang-thuc-trang- va-giai-phap.aspx>. [Ngày truy cập: 10 tháng 12 năm 2014].

62

Thế Đạt, 2013. Du lịch ĐBSCL phát huy các thế mạnh để hút khách. <http://www.vietnamplus.vn/du-lich-dbscl-phat-huy-cac-the-manh-de- hut-khach/217351.vnp>.[Ngày truy cập: 10 tháng 12 năm 2014].

Trần Văn Chi, 2012. Phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Tam Đảo trong bảo tồn đa dạng sinh học. Luận văn Thạc sĩ. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường.

Trịnh Phi Hoành, 2013. Nghiên cứu tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Đồng Tháp. Đại học sư phạm TPHCM. Vũ Thị Thanh Thảo, 2013. Đánh giá các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng

của sinh viên về các dịch vụ hỗ trợ cho sinh viên. Luận văn thạc sĩ. Đại học quốc gia Hà Nội.

Vũ Văn Đông, 2012. Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu.

Vườn quốc gia Tràm Chim, 2013. Quy hoạch, bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2013-2020.

Xuân Minh, 2014. Du lịch đồng bằng sông Cửu Long. < http://baotintuc.vn/du-lich/du-lich-dong-bang-song-cuu-long-

20140429063431841.htm>. [Ngày truy cập: 10 tháng 12 năm 2014].

Danh mục tài liệu tiếng Anh

Kotler, P., & Keller, K.L., 2006. Marketing Management. Pearson Prentice Hall, USA.

Oliver, R. L. and W. O. Bearden., 1985. Disconfirmation Processes and Consumer Evaluations in Product Usage. Journal of Business Research. 13:235-246

Parasuraman, A. et al., 1988. Servqual: a multipleitem scale for measuring consumer perceptions of service quality. Journal of Retailing, 64(1): 12 - 40.

Parasuraman, A. et al., 1991. Refinement and Reassessment of the SERVQUAL Scale. Journal of Retailing, 67 (4): 420-450.

63

PHỤ LỤC 1

….giờ…..ngày…..tháng…..năm…..

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Xin chào! Tôi tên Lê Ngô Như Tuyền, sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ. Hiện tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông - tỉnh Đồng Tháp”. Ông/bà vui lòng dành khoảng 15 phút để giúp tôi trả lời

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sinh thái ở vườn quốc gia tràm chim huyện tam nông – tỉnh đồng tháp (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)