ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sinh thái ở vườn quốc gia tràm chim huyện tam nông – tỉnh đồng tháp (Trang 26)

VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM 3.2.1 Vị trí địa lý

Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Huyện Tam Nông có diện tích tự nhiên 47.432 ha chiếm 14% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Tam Nông là huyện vùng sâu của tỉnh Đồng Tháp, phía Bắc giáp các huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, phía Nam giáp huyện Thanh Bình, phía Đông giáp huyện Tháp Mười, huyện Cao Lãnh và tỉnh Long An, phía Tây giáp huyện Hồng Ngự và Thanh Bình.

16

Huyện có vị trí nằm ở trung tâm khu vực phía Bắc Tỉnh, có đoạn sông Tiền và Quốc lộ 30 đi qua và có mạng lưới giao thông thủy bộ phân bố đều khắp, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu hàng hoá và phát triển kinh tế.

Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp Vườn quốc gia Tràm Chim nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Tọa độ địa lý 10°40′ – 10°47′ vĩ bắc, 105°26′ - 105°36′ Đông với tổng diện tích 7.313 ha nằm trong địa giới của 5 xã (Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ, Tân Công Sính) và Thị trấn Tràm Chim.

3.2.2 Địa hình, thổ nhưỡng

Vườn quốc gia Tràm Chim nằm trong vùng trũng ngập sâu của Đồng Tháp Mười. Độ cao bình quân của vườn quốc gia dao động trong khoảng từ 0,9 m đến 2,3 m so với mực nước biển bình quân.

Trong phạm vi vườn quốc gia Tràm Chim có các loại đất chính như sau:

 Đất xám trên phù sa cổ: phân bố ở phía Bắc và những nơi có địa hình cao như giồng Găng, giồng Phú Đức, giồng Phú Hiệp, giồng Cà Dăm,…

 Đất phèn tiềm tàng: phân bố ở địa hình trũng, thấp, ngập nước, yếm khí.

 Đất phèn hoạt động: phân bố ở nơi có địa hình trung bình và có khả năng thoát nước nhanh.

3.2.3 Khí hậu

Nhiệt đới gió mùa (mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10). Nhiệt độ: Cao nhất (370

17

3.2.4 Thủy văn

Vườn quốc gia Tràm Chim nằm cách sông Mê Công (sông Tiền) 25 km về phía Tây và cách đường biên giới với Campuchia 40 km về phía Bắc.

Chế độ thủy văn của vườn quốc gia Tràm Chim bị chi phối bởi chế độ dòng chảy của sông Tiền, chế độ thủy triều biển Đông, chế độ mưa và điều kiện địa hình. Chế độ thủy văn nổi bật của vùng có 2 mùa trái ngược nhau là mùa nước nổi và mùa khô, dẫn đến đặc điểm hoặc quá thừa nước hoặc thiếu nước. Mùa nước nổi thường kéo dài từ tháng 7 đến tháng 12, đỉnh lũ thường xuất hiện vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10. Tràm Chim nằm trong vùng lũ đến sớm, rút muộn và ngập lũ sâu. Thời gian ngập nước lũ thường khoảng 4-5 tháng. Độ sâu ngập lũ khoảng 2-3m.

3.2.5 Sinh vật

3.2.5.1 Đặc điểm quần xã hệ thực vật và rừng tràm

Vườn quốc gia Tràm Chim có trên 130 loài thực vật bậc cao, 185 loài thực vật nổi (Dương Văn Ni, Trần Triết, 2010).

Có 6 quần xã thực vật chính xuất hiện ở vườn quốc gia Tràm Chim, đó là:

 Quần xã sen.

 Quần xã lúa trời.

 Quần xã mồm mốc.

 Quần xã cỏ ống.

 Quần xã năng

18

Quần xã sen Quần xã lúa trời

Quần xã mồm mốc Quần xã cỏ ống

Quần xã năng Quần xã tràm

Hình 3.2 Một số hình ảnh quần xã thực vật ở Vườn quốc gia Tràm Chim

19

3.2.5.2 Đặc điểm về động vật hoang dã

Vườn quốc gia Tràm Chim có 231 loài chim nước, 130 loài cá, 93 loài động vật nổi, 90 loài động vật đáy, 15 loài thú, khoảng 44 loài lưỡng cư và bò sát (Dương Văn Ni, Trần Triết, 2010). Trong các loài chim nước có 16 loài có tên trong Sách Đỏ của IUCN ở các mức độ (EN, VU, R, T, V, E), có 14 loài có tên trong Sách Đỏ của Việt Nam, 6 loài thuộc Danh sách các loài nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ; 14 loài nằm trong danh mục của Công ước CITES.

Hình 3.3 Sếu đầu đỏ-động vật đặc trưng của vườn quốc gia Tràm Chim

Nguồn: Vườn quốc gia Tràm Chim

3.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA VƯỜN QUỐC GIA TRÀM

CHIM

3.3.1 Tình hình dân số

Vườn quốc gia Tràm Chim nằm giáp ranh với 5 xã: Phú Thọ, Phú Đức, Phú Hiệp, Tân Công Sính, Phú Thành B và 1 thị trấn Tràm Chim. Hiện trạng dân số năm 2011 của các đơn vị hành chính này như sau:

20

Bảng 3.1 Hiện trạng dân số năm 2011 của các đơn vị hành chính giáp ranh vườn quốc gia Tràm Chim

STT Tên xã, thị trấn Diện tích tự nhiên (km2) Số dân (người) Mật độ dân số (người/km2) 1 Thị trấn Tràm Chim 12,3 10.267 835 2 Xã Phú Thọ 63,6 10.946 172 3 Xã Phú Đức 51,7 7.968 154 4 Xã Tân Công Sính 77,4 5.882 76 5 Xã Phú Thành B 51,6 4.572 8.137 89 6 Xã Phú Hiệp 50,7 160 Tổng cộng 307,3 47.772 155

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tam Nông năm 2011

3.3.2 Hiện trạng các hộ nghèo ở 5 xã và thị trấn giáp ranh vườn quốc gia Tràm Chim quốc gia Tràm Chim

Theo số liệu cập nhật của Phòng Lao động-Thương binh-Xã hội huyện Tam Nông năm 2011, tổng số hộ dân sinh sống ở 5 xã và 1 thị trấn giáp ranh với vườn quốc gia Tràm Chim là 12.271 hộ. Trong đó, hộ nghèo là 1.993 hộ, chiếm 15,75%; hộ cận nghèo 1.452 hộ, chiếm 11,83%; còn lại là hộ trung bình, khá và giàu, chiếm 72,41%.

Các nghề nghiệp chính của các hộ dân là làm nông, làm thuê, công nhân, buôn bán, trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ, đánh bắt thủy sản, ...

Nhìn chung, điều kiện sống của một số không nhỏ cư dân địa phương quanh vườn quốc gia Tràm Chim còn rất khó khăn. Phần lớn các hộ dân trong vùng đều sống bằng nghề trồng lúa trong mùa khô, săn bắt cá và động vật hoang dã trong mùa lũ. Sinh kế chính của người dân địa phương dựa vào 3 nguồn tài nguyên chính là: đất đai (canh tác nông nghiệp, chủ yếu là làm lúa); tài nguyên thiên nhiên (đánh cá, săn bắt động vật hoang dã, khai thác và chế biến gỗ, thu hái lâm sản ngoài gỗ); và lao động giản đơn (làm thuê, buôn bán nhỏ, dịch vụ).

3.3.3 Công tác quốc phòng, an ninh

Để nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ vườn quốc gia và bảo tồn đa dạng sinh học theo các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, vườn quốc gia Tràm Chim đã thực hiện việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của tỉnh, chính quyền huyện Tam Nông và các xã, thị trấn giáp ranh nhằm huy động các nguồn lực cho công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể:

21

- Phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan kiểm lâm, Ban chỉ huy quân sự huyện và lực lượng bộ đội tiến hành tuần tra bảo vệ ở những nơi xung yếu, tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, xử lý các đối tượng xâm nhập trái phép vào vườn quốc gia.

- Ký kết kế hoạch liên tịch với các ngành Công an, Quân sự, Hạt Kiểm lâm trong công tác bảo vệ vườn quốc gia, đặc biệt là công tác phòng cháy chữa cháy rừng.

- Sửa chữa, mua sắm trang thiết bị phòng cháy chữa cháy rừng và các hoạt động phòng cháy để phát hiện và dập tắt kịp thời các vụ cháy không để gây ra thiệt hại lớn.

3.4 BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

Hình 3.4 Sơ đồ tổ chức vườn quốc gia Tràm Chim

Tổng số lao động của vườn quốc gia Tràm Chim là 127 người (67 biên chế, 60 hợp đồng).

- Ban giám đốc: có 03 người (biên chế) trong đó:

+ Giám đốc: Lãnh đạo chung, trực tiếp phụ trách chỉ đạo Phòng Tổ chức- Hành chính, Phòng Kế hoạch-Tài chính, đồng thời giám đốc kiêm Hạt trưởng Hạt kiểm lâm vườn quốc gia Tràm Chim (do Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp quyết định bổ nhiệm, phân công).

Giám đốc kiêm Hạt trưởng kiểm lâm Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng bảo tồn đất ngập nước Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch tài chính Phòng khoa học và hợp tác quốc tế Trung tâm du lịch và giáo dục môi

trường Hạt kiểm lâm

Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát

22

+ 01 Phó Giám đốc vườn quốc gia: Giúp việc cho Giám đốc và trực tiếp chỉ đạo Phòng Bảo tồn đất ngập nước và Trung tâm du lịch và giáo dục môi trường.

+ 01 Phó Giám đốc vườn quốc gia: Giúp việc cho Giám đốc và trực tiếp chỉ đạo Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế; Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển Sinh vật.

- 04 phòng ban trực thuộc, gồm:

+ Phòng Tổ chức - Hành chính gồm 12 người (08 biên chế, 04 hợp đồng), trong đó: 01 trưởng phòng, 01 phó phòng; 09 nhân viên (05 nhân viên làm việc văn phòng, 02 nhân viên lái xe, 01 nhân viên tạp vụ và 01 nhân viên bảo vệ).

+ Phòng Kế hoạch-Tài chính gồm 08 người (08 biên chế), trong đó: 01 trưởng phòng, 02 phó phòng, 05 nhân viên.

+ Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế gồm 11 người (11 biên chế), trong đó: 01 trưởng phòng; 01 phó phòng và 08 nhân viên)

+ Phòng Bảo tồn đất ngập nước gồm 06 người (06 biên chế), trong đó: 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 04 nhân viên.

- 02 Trung tâm trực thuộc

+ Trung tâm du lịch và giáo dục môi trường gồm 13 người (07 biên chế, 06 hợp đồng), trong đó: 01 giám đốc, 01 phó giám đốc, 10 nhân viên.

+ Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật gồm 09 người (09 biên chế), trong đó: 01 giám đốc, 01 phó giám đốc, 06 nhân viên.

- Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Tràm Chim gồm 65 người (15 biên chế, 50 hợp đồng), trong đó: 01 hạt trưởng: 02 phó hạt trưởng; 01 tổ trưởng tổ hành chính–quản trị, pháp chế, 01 đội trưởng đội kiểm lâm cơ động, 01 tổ trưởng tổ quản lý bảo vệ tài nguyên, 09 kiểm lâm viên, 50 nhân viên bảo vệ trực tại các trạm quản lý bảo vệ rừng.

23

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỦA VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

4.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG

4.1.1 Những điều kiện thuân lợi để phát triển du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có tiềm năng về du lịch, độc đáo, không giống với vùng miền nào của cả nước. Nơi đây, cảnh quan sinh thái đặc trưng là đồng bằng và biển đảo, một vùng sông nước hữu tình và quyến rũ, cây trái bốn mùa trĩu quả, môi trường trong lành, tài nguyên thiên nhiên phong phú kết hợp với tinh hoa văn hóa, lịch sử của cộng đồng 4 dân tộc anh em: Kinh, Hoa, Khmer, Chăm; với nhiều lễ hội dân gian truyền thống mang bản sắc văn hóa độc đáo và “tính cách con người Phương Nam” luôn thể hiện sự “hiền hòa, hiếu khách, phóng khoáng và hòa hiệp” là những sản phẩm du lịch thật sự thú vị.

Dòng sông Mêkong bồi đắp phù sa màu mỡ cho đồng bằng sông Cửu Long, với 2 nhánh sông chính là sông Tiền và sông Hậu, hệ thống kênh rạch chằng chịt giao thoa cùng núi rừng, biển đảo đã hình thành một vùng sinh thái đa dạng, tạo nên những cảnh quan đặc sắc, hùng vĩ như là: rừng dừa Bến Tre; vườn quốc gia Tràm Chim Tam Nông, làng nghề hoa kiểng Sa Đéc (Đồng Tháp); chợ nổi Cần Thơ - Tiền Giang; biển đảo Hà Tiên và Phú Quốc (Kiên Giang); phong cảnh Thất sơn Bảy núi (An Giang); rừng đước Năm Căn, đất mũi Cà Mau,v.v...đã đi vào lịch sử như một huyền thoại; đặc biệt là những cánh đồng lúa vàng mênh mông như thảm lụa, những xóm thôn ấm áp bên các dòng kênh dài như vô tận,... hoà quyện với một không gian sông nước ngút ngàn, thơ mộng… cuốn hút và hấp dẫn du khách.

13 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đã tổ chức thành công các sự kiện du lịch, lễ hội Văn hoá - Thể thao và Du lịch mang tầm khu vực và quốc gia, như: Liên hoan Du lịch đồng bằng sông Cửu Long, Năm Du lịch quốc gia miệt vườn sông nước Cửu Long 2008, lễ hội Nguyễn Trung Trực, Lễ hội vía bà Chúa Xứ ở An Giang, lễ giỗ anh hùng Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang, lễ hội Nghinh Ông ở Trà Vinh, đua ghe Ngo ở Sóc Trăng, Trà Vinh, “Những ngày văn hoá Mêkong-Nhật Bản”, các hội thảo, hội chợ, triễn lãm và các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch trong nước và nước ngoài đã để lại những ấn tượng rất tốt đẹp. Ngoài ra, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang

24

nâng cấp các nhà hàng, khách sạn, điểm tham quan, du lịch, di tích văn hóa, vui chơi giải trí phục vụ du khách.

Theo đó, năm 2013, toàn vùng đón được 1,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế, chiếm 8,3% tổng lượng khách quốc tế cả nước; 9,8 triệu lượt khách nội địa, chiếm 5,8% tổng lượt khách nội địa cả nước; tổng thu nhập từ du lịch của vùng đạt 5.141 tỷ đồng, chiếm 2,7% tổng thu nhập du lịch của cả nước.

Qua khảo sát các điểm tại 8 tỉnh, thành cho thấy, điểm du lịch tại Mỹ Tho (Tiền Giang) và Cần Thơ có hạ tầng phát triển du lịch tốt, chuyên nghiệp nhất trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Do thuận tiện về tuyến đường, nên lượng khách đến nhiều, mức độ đầu tư cho du lịch tốt hơn. Ngoài các điểm trên, trong vùng có tuyến điểm du lịch tâm linh (Miếu Bà Chúa Xứ - An Giang) và địa danh nổi tiếng cả nước như Đất Mũi (Cà Mau); Hòn Phụ Tử; Rừng U Minh Thượng (Kiên Giang)... đang được khai thác.

Về lâu dài, đồng bằng sông Cửu Long định hướng phát triển du lịch theo cụm trong đó, cụm trung tâm (gồm thành phố Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang) phát triển du lịch sông nước, thương mại, lễ hội, nghỉ dưỡng biển cao cấp.

Cụm bán đảo Cà Mau (Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng) phát triển loại hình tham quan điểm cực Nam của Tổ quốc, du lịch sinh thái tại các khu rừng ngập mặn và du lịch văn hóa, lễ hội gắn với văn hóa dân tộc Khmer.

Cụm duyên hải phía đông (Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh) phát triển du lịch sông nước, miệt vườn, nghỉ tại nhà dân, tham quan làng nghề, di tích lịch sử cách mạng.

Cụm Đồng Tháp Mười (Long An, Đồng Tháp) phát triển du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng ngập nước Đồng Tháp Mười.

Trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, hiện ngành du lịch thành phố Cần Thơ phát triển mạnh cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Địa phương này đang tăng cường xúc tiến du lịch, đa dạng hóa các loại hình sinh thái, sông nước miệt vườn, du lịch văn hóa, du lịch kết hợp hội nghị đáp ứng tốt nhu cầu của du khách.

Cần Thơ đẩy mạnh việc khai thác vị trí trung tâm trung chuyển của địa phương đến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh thành khác trong nước; mở thêm các tour, tuyến du lịch sinh thái tại Cần Thơ và từ Cần Thơ đến các tỉnh khác trong và ngoài vùng ĐBSCL.

Cần Thơ còn hợp tác với tỉnh An Giang, Kiên Giang, hình thành “tam giác du lịch” mạnh nhất khu vực với các loại hình du lịch sông nước, biển đảo,

25

núi. Đến nay Cần Thơ đã hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng trên 20 khu du lịch sinh thái vườn rộng gần 300ha, trong đó có nhiều khu có tiện nghi đạt chuẩn quốc gia, quốc tế. Các yếu tố mỹ quan, văn minh, vệ sinh môi trường, an toàn trên các tuyến du lịch chợ nổi Cái Răng, Phong Điền và trên các tuyến du lịch cồn Khương, cồn Ấu, cồn Cái Khế được cải tiến.

Thành phố đã huy động nhiều thành phần kinh tế tham gia xây dựng 165 khách sạn (trong đó có 35 khách sạn từ 1-4 sao) với gần 4.000 phòng, 6.000 giường, dẫn đầu đồng bằng sông Cửu Long. Trong 7 tháng đầu năm 2013, lượng khách du lịch đến Cần Thơ gần 900.000 người, tăng 27% so cùng kỳ năm 2012.

4.1.2 Những vấn đề ảnh hưởng đến phát triển du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long sông Cửu Long

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sinh thái ở vườn quốc gia tràm chim huyện tam nông – tỉnh đồng tháp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)