Xác định các yếu tố sử dụng trong mô hình logistic có ảnh hưởng

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 40)

2.1.6 2.1.6

2.1.6 XXáXXááácccc địđịđịđịnhnhnhnh ccccáááácccc yyếếếếuyy uuu ttttốốốố ssssửửửử ddddụụụụngngngng trongtrongtrongtrong mmmmôôôô hhììììnhhhnhnhnh logisticlogisticlogisticlogistic ccccóóóó ảảảảnhnhnhnh h

hhhưởưởưởưởngngngng đếđếđếđếnnnn quyquyquyquyếếếếtttt địđịnhđịđịnhnhnh chchchchấấấấpppp nhnhnhnhậậậậnnnn ááááppp dpdddụụụụngng mngngmmmôôôô hhhhììììnhnhnhnh biogasbiogasbiogasbiogas

Các bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas của các HGĐ là điều kiện kinh tế - xã hội của HGĐ, các chính sách từ các tổ chức và Chính phủ và vấn đề kỹ thuật. Trong 3 nhóm yếu tố đó, chúng lại được chia thành các yếu tố nhỏ. Theo Bùi Xuân An (2005) có ba yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển biogas: kinh tế - xã hội, tổ chức và kỹ thuật - sinh học. Trong số các yếu tố trên có tác động mạnh như: giá các nguồn chất đốt khác, tình trạng kinh tế của khách hàng, chính sách của nhà nước về phát triển và bảo vệ môi trường, phương pháp chuyển giao công nghệ, sự tham gia của các bên có liên quan.

Bảng 2.10: Một số yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của biogas Phân

nhóm

Yếu tố Ví dụ

Kinh tế - xã hội

Giá chất đốt Giá củi, xăng, dầu, gas Giá vật liệu Giá xi măng, chất dẻo Tình hình đời sống Thiếu kinh phí

Tình hình sản xuất Giá bán gia súc, dịch bệnh Tổ chức Tham gia của khách hàng Tích cực hay thụ động

Chính sách của chính quyền Chính sách bảo vệ môi trường Hoạt động của các đối tác Quan hệ trường/ doanh nghiệp Cách tiếp cận Bao cấp hay có sự tham gia Khả năng của cán bộ phát triển Cách làm việc với khách hàng

Kỹ thuật Nguồn nước Đủ nước cho biogas

Diện tích mặt bằng Mặt bằng tùy lượng đầu

Thời tiết Bão lụt làm hỏng túi ủ

Nguồn: Bùi Xuân An, 2005

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas

Tuổi: Adesina, A.A. và cộng sự (1995), tuổi của đáp viên càng lớn thì càng sợ nhiều rủi ro và không sẵn sàng để thử nghiệm trên những ý tưởng mới. Những dấu hiệu tuổi dự kiến là một câu hỏi thực nghiệm bởi vì đối với những người nông dân lớn tuổi, họ sẽ có kinh nghiệm và khả năng tốt hơn để đánh giá các đặc tính của công nghệ hiện đại hơn so với nông dân trẻ, nông dân lớn tuổi có thể có nhiều sợ rủi ro hơn so với trẻ và có khả năng thấp hơn trong việc

thử áp dụng công nghệ mới. Theo Bekele, W. và cộng sự (2003), mối liên hệ giữa tuổi tác và áp dụng công nghệ mới là nhạy cảm với sự thay đổi trong các tham số và do đó ảnh hưởng của tuổi về chấp nhận không thể được xác định trước.

Giới tính: Amigun, B. và cộng sự (2008) đã cho rằng ảnh hưởng của biến giới tính là không rõ ràng có thể tích cực hoặc tiêu cực đến chấp nhận áp dụng mô hình biogas. Chính vì vậy, không thể dự đoán dấu kỳ vọng của biến này. Theo Nguyễn Quang Dũng (2011) trong nghiên cứu về khảo sát các tác động về giới ảnh hưởng đến mô hình biogas tại một số địa phương nằm phân bố ở khắp các vùng của Việt Nam 2010 - 2011 đã cho thấy rằng người được hưởng lợi nhiều nhất từ công trình khí biogas chính là thành phần nữ giới. Sử dụng công trình khí biogas giúp tiết kiệm được 2,4 giờ mỗi ngày, nhờ khoản thời gian tiết kiệm này mà nữ giới đã tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập và các hoạt động xã hội, chăm sóc cho gia đình và giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, mức độ nữ giới tham gia thúc đẩy gia đình quyết định đầu tư xây dựng công trình khí biogas còn thấp. 17,2% số hộ chủ hộ là nữ nhưng chỉ có 10,2% số công trình do người vợ quyết định xây dựng, 4,3% do cả hai người ra quyết định. Số đáp viên là nữ được hỏi dù đã và chưa áp tham gia vào mô hình biogas đều có cùng quan điểm rằng nếu xây dựng mô hình biogas sẽ giúp họ nhận được nhiều lợi ích trực tiếp như giải phóng khối lượng công việc hàng ngày, giảm thời gian thu gom củi và nấu ăn tiện lợi, sạch sẽ hơn.

Quy mô của hộ gia đình: Theo Kebede, Y. và cộng sự (1990) một gia đình lớn thường có lực lượng lao động đông đảo do đó sẽ có nhiều người cho các hoạt động vận hành và bảo dưỡng định kỳ thiết bị khí biogas. Do đó, trong khi những điều kiện khác không đổi, gia đình đông hơn có khả năng cao hơn trong việc áp dụng năng lượng khí biogas. Tuy nhiên, một gia đình đông thành viên có thể gây ra một gánh nặng khi phải phụ thuộc vào nguồn tài nguyên còn khiêm tốn của gia đình nếu như mô hình biogas được áp dụng đến mức hầu như không có bất kỳ khoản tiết kiệm nào để bù đắp cho mức đầu tư vào xây dựng mô hình biogas. Trong hoàn cảnh này, quy mô hộ gia đình lớn hơn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định áp dụng công nghệ khí biogas. Nếu người thân của đáp viên được xem như là một nguồn lực giúp đỡ, khi đó họ có thể thử áp dụng công nghệ mới. Tuy nhiên, nếu những người thân được xem như là những người phụ thuộc, khi đó đáp viên có thể không sẵn sàng áp dụng một công nghệ mới.

Trình độ học vấn: Walekhwa, P. và cộng sự (2009) đã cho rằng trình độ học vấn có một ảnh hưởng tích cực trong các quyết định về năng lượng khí biogas. Đáp viên có học vấn càng cao sẽ ít bảo thủ, có điều kiện tiếp xúc với

nhiều nguồn thông tin và từ đó họ nhận thức được những tác động tiêu cực của nhiên liệu hóa thạch đối với môi trường. Họ có thể sẵn sàng chấp nhận các nguồn năng lượng sạch như khí biogas với lý do nó thân thiện hơn với môi trường một cách dễ dàng hơn so với những đáp viên có trình độ học vân thấp. Nghiên cứu Upendra, G. (1996) chỉ ra rằng những chủ hộ biết chữ áp dụng công nghệ biogas cao hơn so với những chủ hộ không biết chữ. Những người biết chữ có thể tiếp cận được nhiều hơn với các tài liệu sách báo, thông tin từ Internet tạo cho họ có ý thức hơn về vấn đề môi trường.

Quỹ đất xây dựng mô hình biogas: Hai nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm của Brush, S.B. và cộng sự (1992) cho thấy có một mối liên hệ tích cực giữa quy mô trang trại và mức độ chấp nhận của đáp viên. Đối với mô hình biogas để vận hành được và đem lại hiệu quả cao thì phải cần đủ cả ba yếu tố: hầm biogas, số lượng động vật và thành phần thức ăn gia súc. Tất cả các yếu tố này cần phải gắn liền mật thiết với nhau để cung cấp nguyên liệu dễ dàng tới hầm biogas và giám sát hiệu quả các hoạt động vận hành và bảo dưỡng định kỳ. Đối với điều này xảy ra, một hộ gia đình cần phải có một ngưỡng diện tích đất tối thiểu có thể thực hiện. Vũ Thị Hương (2011), mặc dù điều kiện sản xuất tương đương nhau, diện tích đất canh tác bình quân cho mỗi nhóm hộ có hầm đều cao hơn không có hầm. Về diện tích chuồng nuôi của các hộ có hầm cũng lớn hơn hộ không có hầm 41,5 m2/ hộ so với 39,2m2/ hộ.

Số lượng vật nuôi: Theo Gautam, R. và cộng sự (2009), gia súc và gia cầm cung cấp phân, và các chất cần thiết khác cho mô hình biogas. Chúng được so sánh như một chỉ số về sự sẵn có của nhiên liệu đầu vào. Khi một HGĐ có số lượng đàn vật nuôi càng lớn thì tính sẵn có từ phân và chất thải heo càng lớn, yếu tố này sẽ tạo nên sự thu hút đáp viên tham gia vào mô hình biogas hơn. Vì vậy, quy mô số lượng đàn vật nuôi thuộc sở hữu của một HGĐ càng lớn thì khả năng chấp nhận tham gia mô hình biogas của đáp viên càng cao. Kết quả nghiên cứu của Abbey, A.T.N (2005), HGĐ có quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ thường xuyên thiếu lượng phân cần thiết để đảm bảo sản xuất lượng khí biogas phục vụ cho nhu cầu phân bón, thắp sáng và nấu ăn. Ngay cả khi các HGĐ duy trì đủ số lượng vật nuôi cầng thiết, nhưng hình thức chăn nuôi không thường xuyên, chăn thả tự do đã ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của mô hình. Vũ Thị Hương (2011), những hộ chăn nuôi heo có quy mô nhỏ dưới 5 con/lứa đều không xây dựng hầm biogas, các hộ có quy mô lớn hơn 5 con/lứa phần lớn đều xây dựng hầm biogas trong đó những hộ chăn nuôi lớn hơn 15 con/ lứa thì tỷ lệ sử dụng hầm đạt 100%.

Thu nhập: Humayun, K. và cộng sự (2013) tiếp thu công nghệ được thúc đẩy bởi thu nhập HGĐ. Các HGĐ có mức thu nhập cao hơn có nhiều khả năng

áp dụng công nghệ khí biogas hơn người nghèo. Ngô Thị Nga (2010), nhu cầu xây dựng hầm biogas của hộ dân là rất cao. Điều này chứng tỏ các hộ đã nhận thức đựợc khá rõ tác dụng của biogas đối với gia đình và đánh giá cao các lợi ích mà công trình này đem lại. Tuy nhiên, những hộ có ý định áp dụng mô hình biogas trong tương lai chủ yếu vẫn là những hộ có mức thu nhập trung bình trở lên, trong khi chỉ có rất ít những hộ xếp loại hộ nghèo hoặc cận nghèo cho biết họ sẽ xây dựng công trình này. Kết quả của nghiên cứu của Quin, N.J. và cộng sự (1996) cho thấy, gần 95% những HGĐ có mức thu nhập cao và trung bình chấp nhận tham gia áp dụng biogas trong khi đó con số này đối với nhóm HGĐ có thu nhập nhấp đồng ý tham gia chỉ có khoảng 5%. Tác động rõ ràng thu nhập trong quyết định tham gia vào mô hình của các HGĐ là rất lớn.

Tác động của giá nhiên liệu: Theo Upendra, G. (1996) diện tích rừng ngày một giảm do áp lực về gia tăng dân số dẫn đến sản lượng khai thác ngày càng giảm đã ảnh hưởng rất lớn đến hình thức sử dụng nhiên liệu truyền thống từ gỗ, củi của các HGĐ tại các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, giá các nhiên liệu quan trọng như dầu mỏ, khi đốt, điện đang co xu hướng tăng cao và ngày một biến động đã thúc đẩy nhiều HGĐ áp dụng mô hình biogas. Quin, N.J. và cộng sự (1996) đưa ra nhận định rằng một trong những lợi ích kinh tế thu được khi tham gia vào mô hình biogas là khoản tiền tiết kiệm mua các nhiên liệu truyền thống như: gỗ, củi, dầu mỏ. Khi các nhiên liệu này ở mức giá rẻ và chiếm một phần nhỏ trong tổng chi tiêu hàng tháng của một HGĐ, những lợi ích kinh tế từ mô hình biogas sẽ không thể nhận ra do đó không thúc đẩy các hộ áp dụng biogas. Tuy nhiên, nếu giá nhiên liệu ở mức giá quá cao khi đó bài toán tìm nguồn thay thế sẽ tăng cao, thúc đẩy các hộ áp dụng mô hình. Andreas, A.(2010) đã cho rằng một vấn đề quan trọng trong việc áp dụng công nghệ biogas là kết quả về mặt tài chính khi chuyển đổi sang sử dụng khí biogas so với nhiên liệu truyền thống. Chi phí các loại nhiên liệu truyền thống ngày càng tăng sẽ động cơ thúc đẩy việc áp dụng khí biogas. Các cuộc phỏng vấn cho thấy giá là một trong các yếu tố xác định nguồn năng lượng được sử dụng. Năng lượng từ khí biogas luôn luôn cần phải được so sánh với các nguồn năng lượng truyền thống. Theo Trần Việt Dũng (2008), đối với các hộ sản xuất nông nghiệp thì những khoản tiết kiệm trên đây là lợi ích rất đáng kể. Mặt khác, khi các nguồn năng lượng như: xăng dầu, khí hoá lỏng, điện,... khó có thể đến được với bà con vùng sâu, vùng xa thì việc sử dụng khí biogas từ chất thải của gia súc, gia cầm... lại càng có ý nghĩa. Mỗi tháng khoản tiền mua nhiên liệu, phân bón của hộ chưa sử dụng khí biogas là 273 nghìn đồng cao hơn 2 lần hộ đã sử dụng chỉ có 119,25 nghìn đồng. Chi phí nhiên liệu cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy các HGĐ quan tâm đến biogas.

Trình độ hiểu biết và nhận thức về biogas: Theo Andreas, A.(2010), nâng cao nhận thức của về biogas là một hành động cần làm nhằm thay đổi và tác động đến nhận thức của cộng đồng chấp nhận áp dụng công nghệ biogas. Đồng thời, những người tham gia vào mô hình sẽ không phải đối mặt với những kiến thức mới mẻ về biogas trong các cuôc phỏng vấn điều tra khảo sát. Khi các kiến thức về biogas trong cộng đồng được gia tăng, họ sẽ nhận thấy rõ ràng hơn những ưu và nhược điểm khi áp dụng công nghệ, tăng khả năng tham gia vào mô hình. ETC group (2007) đã nhận định rằng, thiếu hiểu biết về công nghệ biogas: Nhiều người thuộc nhóm đối tượng tiềm năng trong việc áp dụng công nghệ này không thấy được các lợi ích của công nghệ mang lại, nhiều người thậm chí chưa từng nhìn thấy nó, hoặc có hiểu biết nhưng chỉ ở mức chung chung và không biết cụ thể các lợi ích của công nghệ biogas. Đây là một trở ngại lớn trong việc khuyến khích người dân tham gia vào mô hình.

Sự tham gia của cộng đồng: Bandiera, O. và cộng sự (2006) đã cho rằng sự tham gia của cộng đồng đóng một vai trò quan trọng, tác động đến quyết định áp dụng công nghệ mới của những người nông dân. Nếu một người nông dân nhìn thấy một người hàng xóm áp dụng một công nghệ cụ thể và có được những lợi ích nhất định, điều đó sẽ tạo động cơ cho họ cũng có thể quyết định áp dụng.

Sufdar, I. và cộng sự (2013) trong nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến áp dụng mô hình biogas tại Pakistan đã chọn 6 biến vào mô hình: tuổi, trình độ học vấn, số lượng thành viên thành viên của một HGĐ, số lượng vật nuôi, quy mô chăn nuôi, thu nhập. Tất cả dấu của hệ số biến đều mang dấu dương ngoại trừ biến tuổi và số lượng thành viên trong gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngoại trừ biến thu nhập thì cả 5 biến đều có ý nghĩa ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận áp dụng biogas. Kết quả nghiên cứu thu được như sau:

- Tuổi: với các điều kiện khác không đổi thì người có độ tuổi càng lớn thì khả năng quyết định áp dụng biogas càng cao

- Số lượng thành viên trong một HGĐ: HGĐ có càng ít người thì áp dụng mô hình biogas càng cao.

- Trình độ học vấn: với các điều kiên khác không đổi, trình độ học vấn có quan hệ tỷ lệ thuận với việc chấp nhận mô hình biogas, tức là trình độ học vấn càng cao thì khả năng áp dụng biogas càng cao.

- Số lượng vật nuôi: HGĐ có số lượng vật nuôi lớn và trung bình thì khả năng áp dụng mô hình biogas cao hơn so với HGĐ có số lượng vât nuôi quy mô nhỏ.

- Diện tích đất: HGĐ có diện tích đất sở hữu càng lớn thì khả năng áp dụng mô hình biogas càng cao.

- Thu nhập: ảnh hưởng của thu nhập HGĐ đến quyết định áp dụng biogas là không rõ ràng. Những người có thu nhập trung bình có khả năng áp dụng mô hình biogas cao hơn những người có mức thu nhập thấp. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là những người có mức thu nhập cao được ghi nhận là có khả năng áp dụng mô hình biogas thấp hơn nhóm người có mức thu nhập trung bình.

Trong khi đó, nghiên cứu Humayun, K. và cộng sự (2013) phân tích các nhân tố quyết định áp dụng khí biogas tại Bangladesh ngoài 6 biến như trên, tác giả còn đưa vào mô hình thêm 2 biến nữa là giới tính, biến số lượng vật

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)