Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 53)

3.1.2 3.1.2

3.1.2 ĐĐĐĐiiiiềềềềuuuu kikikikiệệệệnnnn ttttựựựự nhinhinhinhiêêêênnnn ththththịịịị xxxxãããã BBBBììììnhnhnhnh Minh,Minh, ttttỉỉỉỉnhMinh,Minh, nhnhnh VVVVĩĩĩĩnhnhnhnh LongLongLongLong

3.1.2.1 3.1.2.1

3.1.2.13.1.2.1 KhKhKhKhíííí hhhhậậuuuu thuthuthuthuỷỷỷỷ vvvvăăăănnnn

Thị xã Bình Minh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, độ ẩm phổ biến hàng năm 74 - 87%. Độ ẩm thấp nhất vào tháng 3 (khoảng 74%) và cao nhất vào tháng 9 tháng 10 (khoảng 86 - 87%). Nhiệt độ trung bình của thị xã là 280C. Nhiệt độ cao nhất trong năm được ghi nhận trong khoảng 36 - 370C và thấp nhất là 17,70C. Biên độ nhiệt giữa ban ngày và ban đêm từ 7 - 80C. Bức xạ tương đối cao, bình quân trong ngày có khoảng 7,5 giờ nắng. Thời gian chiếu sáng bình quân từ 2.181 - 2.676 giờ/năm. Thời tiết thị xã thể hiện 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và nắng. Mùa mưa thường bắt đầu từ cuối tháng 5 và kéo dài đến tháng 10 - 11 (lượng mưa trung bình dao động ở mức 1.400 - 1.500mm/năm). Mùa nắng bắt đầu từ tháng 11 đến giữa tháng 5 của năm sau (giờ nắng bình quân trong năm khoảng 2.800 giờ/năm).

3.1.2.2 3.1.2.2

3.1.2.23.1.2.2 ĐấĐấĐấĐấtttt đđđđaiaiaiai

Diện tích đất đai phục vụ cho phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã được chia thành 3 loại đất chính: đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất phi nông nghiệp.

Bảng 3.1: Diện tích đất phân theo mục đích sử dụng tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long Diện tích các loại đất (ha) Năm 2011 2012 2013 Đất nông nghiệp 6.905,2 6.895,2 6.845,7 Đất nuôi trồng thuỷ sản 28,9 30,0 30,0

Đất phi nông nghiệp 1143,4 1153,4 1202,9

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Bình Minh, 2014

Theo báo cáo Niên giám thống kê thị xã Bình Minh (2014), trình bày về cơ cấu và tổng diện tích đất, toàn thị xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 9.163,4ha, trong đó: diện tích đất nông nghiệp đạt 6.845,7 ha , chiếm 74,7 % diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp 1.202,9 ha, chiếm 13 ,1% trong tổng diện tích tự nhiên. Đất đai Bình Minh phù hợp cho phát triển nông nghiệp với đặc điểm màu mỡ, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, không bị nhiễm phèn và mặn. Bình Minh hội tụ nhiều yếu tố rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là việc xen canh, tăng vụ, hình thành các vùng chuyên màu. Bên cạnh đó, thị xã cũng chú trọng phát triển diện tích nuôi trồng thuỷ sản.

3.1.3 3.1.3 3.1.3

3.1.3 ĐặĐặĐặĐặcccc đđđđiiiiểểểểmmmm kinhkinhkinhkinh ttttếếếế vvvàvààà vvvvăăăănnnn hohohohoáá ---- xáá xxxãããã hhhhộộộộiiii ththththịịịị xxxxãããã BBBBììììnhnhnhnh Minh,Minh,Minh,Minh, ttttỉỉỉỉnhnhnhnh V

VVVĩĩĩĩnhnhnhnh LongLongLongLong

3.1.3.1 3.1.3.1 3.1.3.1

3.1.3.1 KinhKinhKinhKinh ttttếếếế

Bình Minh là đầu mối giao thông và buôn bán quan trọng với cầu Cần Thơ nối liền hai bờ tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ. Hệ thống giao thông thuận lợi cả đường bộ và đường thuỷ là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Huyện Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long) chính thức đi vào hoạt động với tên gọi thị xã từ ngày 1/3/2013. Từ sự kiện quan trọng này, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thị xã Bình Minh quyết tâm chung sức chung lòng xây dựng quê hương Bình Minh ngày càng giàu đẹp, xứng đáng với vai trò mới, tầm vóc mới; trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội phía Nam của tỉnh. Năm 2013, thu nhập bình quân đầu người của thị xã đạt 22,1 triệu đồng. Thị xã Bình Minh phấn đấu sớm đạt mục tiêu trở thành đô thị văn minh,

hiện đại; phấn đấu trước năm 2020 trở thành đô thị loại III, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá tỉnh nhà.

* Nông - lâm - thuỷ sản

Năm 2013, giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản đạt 1.509,6 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010) tăng 6,3 % so với năm 2012. Trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.437,3 tỷ đồng chiếm 95,2 %, lâm nghiệp và thuỷ sản chỉ chiếm 4,8 % lần lượt đạt giá trị 7,5 tỷ đồng và 64,9 tỷ đồng. Trong các lĩnh vực đóng góp chung vào giá trị sản xuất nông nghiệp thì trồng trọt và chăn nuôi vẫn đóng góp chủ yếu. Hoạt động dịch vụ nông nghiệp mới manh nha phát triển trong những năm gần đây, chỉ đóng góp một phần nhỏ về giá trị sản xuất.

Trồng trọt tại thị xã Bình Minh rất phát triển với nhiều loại nhóm cây trồng được chia thành 2 loại nhóm cây trồng chính: cây lâu năm và cây hằng năm. Năm 2013, diện tích trồng trọt trên toàn thị xã là 18.864,3 ha đạt giá trị 1.238,1 tỷ đồng. Những năm qua với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhóm cây lương thực và màu tuy vẫn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã nhưng diện tích và giá trị đóng góp đang có xu hướng giảm qua từng năm. Trong khi đó, những cây lâu năm thuộc nhóm cây ăn trái, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao đang được ưu tiên phát triển. Bình Minh có có nhiều loại cây ăn trái, rau màu từ lâu nổi tiếng khắp vùng như: bắp nếp Bình Minh, cải xà lách xoong Thuận An,... Tuy nhiên, nổi tiếng nhất vẫn là bưởi 5 roi Mỹ Hòa. Đây là vùng chuyên canh bưởi 5 roi tập trung lớn nhất tỉnh và cả khu vực ĐBSCL. Từ chỗ tiêu thụ nội địa đến nay bưởi 5 roi Bình Minh đã được nhiều doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Công tác cơ giới hoá sản xuất và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất luôn được chú trọng đẩy mạnh. Tính đến tháng 5/2013, toàn thị xã hiện có 30 máy gặt đập liên hợp, 156 máy tuốt lúa, 36 máy bơm nước, cùng với các loại máy hiện đại khác như máy kéo, máy xay. Chính nhờ những phương tiện cơ giới hiện đại này trong lĩnh vực nông nghiệp đã cải thiện đáng kể năng suất sản lượng thu hoạch. Giá trị các sản phẩm trồng trọt trên một đơn vị diện tích hàng năm đều tăng, đạt hơn 86 triệu đồng/ ha, cao hơn 1,2 lần so với bình quân chung toàn tỉnh. Năng suất sản lượng lúa năm 2013 đạt 57,65 tạ/ha, đây là con số cao nhất từ trước đến nay.

Chăn nuôi là lĩnh vực quan trọng trong nông nghiệp của thị xã chỉ đứng sau trồng trọt. Những động vật được chăn nuôi chủ yếu bao gồm: bò, dê, heo, trâu, vịt, gà, ngan và ngỗng. Năm 2013, tổng đàn gia súc của Bình Minh vào khoảng 15.229 con, tổng đàn gia cầm 343.209 con. Nhìn chung, số lượng đàn

gia súc và gia cầm trên thị xã biến động tăng giảm không ổn định. Nguyên nhân của mức biến động này là các dịch bệnh trong chăn nuôi thường xuyên xảy ra đã làm ảnh hưởng và tác động đến tình hình chăn nuôi của người dân.

Bình Minh cũng có những điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản. Chính quyền các cấp trên địa bàn luôn tập trung chỉ đạo, hướng dẫn người dân, cơ sở, doanh nghiệp phát triển thủy sản đúng quy hoạch, gắn vùng nguyên liệu với chế biến và đặc biệt phải gắn với bảo vệ môi trường bền vững. Tất cả các cơ sở nuôi thuỷ sản đều phải tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường, mỗi ao hồ nuôi thả cá phải dành một diện tích ao nhất định để lắng lọc, xử lý nước thải cục bộ trước khi thải ra môi trường. Trong giai đoạn 2008 - 2013, nhu cầu sử dụng thủy sản thay thế các sản phẩm gia súc, gia cầm và nguyên liệu phục vụ chế biến thủy sản xuất khẩu đều tăng cao đã đẩy giá thủy sản tăng mạnh nên dự báo phong trào đầu tư phát triển thủy sản trong tiếp tục tăng mạnh. Diện tích nuôi trông thuỷ sản ở Bình Minh đã phát triển lên tới trên 85 mặt nước với các hình thức nuôi quảng canh, thâm canh và bán thâm canh. Trong đó, hình thức thâm canh và bán thâm canh vẫn chủ yếu với diện tích 53,1 ha. Trong giai đoạn sắp tới, theo kế hoạch nhiêm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Thị xã sẽ tiếp tục phát triển diện tích nuôi trồng thuỷ sản theo hướng công nghiệp, mở rộng mô hình diện tích nuôi tôm và cá trên lúa, trong mương vườn hoặc chuyển những vùng trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi thuỷ sản. Theo đề án, đến năm 2020 thị xã Bình Minh phấn đấu nâng giá trị sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 1,20%/năm (tương đương 1.652 tỷ đồng), đảm bảo cho người nông dân sản xuất có lãi trên 30%; thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng gấp 2 lần năm 2010. Đồng thời, giảm dần diện tích đất trồng lúa đến năm 2015 từ 9.600 ha xuống còn 9.200 ha; diện tích rau màu từ 5.300 ha tăng kên 5.400 ha; diện tích trồng cây lâu năm cũng tăng thêm khoảng 100 ha.

* Công nghiệp

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 ước đạt 492,8 tỷ đồng, tăng 16,4% so với cùng kỳ. Với lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng và các chính sách ưu đãi đầu tư của địa phương, trong những năm qua đã có nhiều nhà đầu tư tin tưởng chọn thị xã Bình Minh làm nơi triển khai dự án đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. Các lĩnh vực công nghiệp chế biến, khai thác, sản xuất và phân phối điện và khí đốt được xem là những ngành công nghiệp mũi nhọn của thị xã. Hiện tại trên địa bàn thị xã có 5 dự án được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư, bao gồm: Trung tâm thương mại và nhà phố Bình Minh; nhà máy đóng hợp trái cây, rau củ, quả Sông Hậu; Trường Đại học Bình Dương; khu liên hợp công nghệ và đô thị - thương mại - dịch vụ tập trung Đông Kiều; cụm công

nghiệp - khu dân cư đô thị Thuận An. Riêng trong khu công nghiệp Bình Minh hiện có 10 dự án đã đầu tư, lấp đầy 55% diện tích đất công nghiệp. Tiểu thủ công nghiệp vẫn được tiếp tục duy trì và phát triển với các làng nghề nổi tiếng về sản xuất tàu hủ, nghề sản xuất nước chấm, tương chao, nhang.

* Thương mại và dịch vụ

Hoạt động thương mại và dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế thị xã Bình Minh. Các hoạt động thương mại và dịch vụ quan trọng trong địa bàn thị xã là: thương mại, khách sạn - nhà hàng, du lịch và dịch vụ. Tại tỉnh Vĩnh Long, Bình Minh là địa phương tập trung nhiều chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng của tỉnh chỉ đứng sau thành phố Vĩnh Long. Ngoài ra, Bình Minh còn có tổng cộng 6 chợ loại 2, loại 3 góp phần đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ hàng năm đạt gần 3.007 tỷ đồng trong năm 2013, con số cao gấp gần 3 lần so với năm 2008. Hoạt động thương mại và dich vụ ngày càng thu hút nhiều lao động tham gia, điều đó đã cho thấy hiệu quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Năm 2013, lĩnh vực thương mại dịch vụ của Bình Minh hiện thu hút 9.935 lao động tham gia, tăng hơn 851 lao động tương đương hơn 9,4 % so với năm 2012. Dưới tác động của tình hình khó khăn do suy thoái kinh tế thế giới đã ảnh hưởng mạnh đến lĩnh vực thương mại và dịch vụ, thị xã đã chủ động tập trung triển khai tích cực các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu cho doanh nghiệp theo tinh thần nghị quyết số 02/NQ/CP của Chính phủ, trong đó sớm thực hiện các chính sách về giảm, hoãn, gia hạn tiền nộp thuế, tiền sử dụng đất, cơ cấu lại nợ ngân hàng,...

3.1.3.2 3.1.3.2 3.1.3.2

3.1.3.2 VVVăăănnnn hohohohoáááá ---- xxxããã hhhhộộiiii

Toàn thị xã có 23.569 HGĐ với 88.973 người tính đến năm 2013, mật độ dân số khá cao 971 người/km². Trong đó dân số sống tại nội thị là 33.626 người, dân số sống tại nông thôn là 55.347 người. Số dân nam và nữ chênh lệch không nhiều: 44.201 nam và 44.772 nữ. Dân số thị xã thuộc loại dân số trẻ, nhóm tuổi từ 15 đến 59 tuổi lên đến 61.736 người, chiếm 68,88 % dân số. Nhờ thực hiên tốt công tác tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số trên địa bàn của thị xã đã giảm đáng kể từ mức tăng 0,95% xuống 0,88%. Thị xã hiện có 3 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh chiếm đa số với 82.716 người, chiếm 92,97%, người Khmer có 5.171 người, còn lại là người Hoa với 1.029 người. Về tôn giáo, thị xã Bình Minh ghi nhận có 6 Tôn giáo lớn khác nhau bao gồm: phật giáo, công giáo, phật giáo hoà hảo, cao đài, tịnh độ cư sĩ, tin lành. Hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng diễn ra hết sức tự do theo quan điểm "tốt đời đẹp đạo".

Trong lĩnh vực giáo dục, sự đồng thuận cao của các bậc phụ huynh học sinh, các ngành, các cấp và của cộng đồng xã hội đã tạo nên sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp giáo dục tại Bình Minh. Ngành giáo dục thị xã đã huy động nguồn lực từ phụ huynh, bậc mạnh thường quân cho công tác xã hội hóa giáo dục như: hỗ trợ kinh phí sửa chữa trường lớp, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập, xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp và giúp đỡ học sinh nghèo có điều kiện yên tâm học tập, nhiều dụng cụ học tập dành tặng cho học sinh nghèo, vượt khó học giỏi và học sinh người dân tộc Khmer. Công tác phối hợp xây dựng 3 môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình, xã hội cũng được thực hiện tốt nhằm tạo điều kiện cho học sinh được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi từng bước hướng tới xây dựng một xã hội học tập. Năm 2013, trên địa bàn thị xã hiện có 24 cơ sở giáo dục công lập gồm: 16 trường tiểu học, 6 trường Trung học Cơ sở, 2 trường Trung học Phổ thông với tổng số 442 lớp học, 6/37 điểm trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 1 điểm trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ II. Đội ngũ giáo viên không ngừng được nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Hoạt động xã hội hóa giáo dục ở thị xã Bình Minh phát triển hết sức mạnh mẽ, diễn ra với nhiều hình thức.

Điểm nổi bật trong lĩnh vực văn hoá - xã hội của thị xã chính là hiệu quả từ chương trình xây dựng nông thôn mới. Kể từ khi phát động phong trào xây dựng nông thôn mới trên đia bàn toàn thị xã chương trình đã được các ngành, các cấp tập trung thực hiện có trọng tâm và hệ thống. Các phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai sâu rộng tạo sự đồng thuận và tham gia trong các tầng lớp nhân dân. Tính đến tháng 3/2014, toàn bộ các xã tại thị xã Bình Minh đều đạt được 11/19 tiêu chí.

Công tác phòng khám chữa bệnh cho nhân dân, giải quyết việc làm và giảm nghèo, chăm lo đời sống cho các địa phương vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc, các đối tượng chính sách có công với cách mạng luôn được đảng bộ và nhân dân thị xã Bình Minh quan tâm sâu sắc.

3.2

3.23.23.2 TTTTÌÌÌÌNHNHNHNH HHHHÌÌÌÌNHNHNHNH PHPHÁPHPHÁÁÁTTTT TRITRIỂTRITRIỂỂỂNNNN NGNGÀNGNGÀÀÀNHNHNHNH CHCHĂCHCHĂĂĂNNNN NUNUNUNUÔÔÔÔIIII HEOHEOHEOHEO TTTTẠẠẠẠIIII THTHTHTHỊỊỊỊ

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)