Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 49)

2.2.32.2.32.2.3 PhPhPhPhươươươươngngngng phphphpháááápppp phphphphâââânnnn ttttííííchchchch ssssốốốố lilililiệệệệuuuu

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm thống kê các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng mô hình biogas tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Thống kê, tính toán các khoản chi phí và doanh thu chăn nuôi heo. Bên cạnh đó, còn nhằm mô tả thực trạng của các hộ gia đình chăn nuôi heo nhưng chưa tham gia vào mô hình biogas từ đó rút ra kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu được.

Phương pháp so sánh bao gồm 2 hình thức: so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối. Mục đích của việc sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối là để so sánh tỷ lệ các hộ gia đình đồng ý tham gia mô hình và không tham gia mô hình. Bên cạnh đó, phương pháp này còn hỗ trợ cho việc so sánh tỷ lệ của các hộ lựa chọn trong từng câu hỏi phỏng vấn.

Sử dụng phần mềm SPSS 16.00, thông qua kiểm định T để kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau giữa hai trung bình tổng thể của các biến định lượng. Các biến định lượng bao gồm: tuổi đáp viên, thu nhập của HGĐ, trình độ học vấn và số lượng heo chăn nuôi.

Sử dụng phần mềm SPSS 16.00 thông qua kiểm định Chi - bình phương để kiểm định mối quan hệ giữa các biến định tính với quyết định chấp nhận áp dụng mô hình biogas. Các biến định tính bao gồm: giới tính của đáp viên, tác động của giá nhiên liệu tăng (giả định 25%), sự tham gia của cộng đồng.

Sử dụng phần mềm STATA 11.0 để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng mô hình biogas của HGĐ tại Thị xã Bình Minh. Đề tài sử dụng hàm hồi quy với mô hình logistic, mô hình hồi quy logistic nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến nhị phân vào các biến độc lập khác. Mục đích của mô hình là sử dụng các nhân tố có ảnh hưởng đến biến độc lập để xác định khả năng những biến độc lập này sẽ có mối quan hệ với biến phụ thuộc như thế nào

* Mô hình hồi quy Binary logistic

Mô hình hồi quy Binary Logistic (Logit model) đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận áp dụng biogas. Các nghiên cứu điển hình đó là Walekhwa, P. và cộng sự tại Uganda năm 2009, Humayun, K. và cộng sự tại Bangladesh năm 2013.

Trong nghiên cứu này mô hình hồi qui binary logistic được sử dụng để giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng mô hình biogas của các HGĐ chăn nuôi nhưng chưa áp dụng biogas tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

* Hàm hồi qui

Yi= β0 + β1X1+ β2X2+ β3X3+ β4X4+ β5X5+ β6X6+ β7X7+ei

Các biến được sử dụng trong mô hình logistic: * Biến phụ thuộc

Y: Quyết định chấp nhận áp dụng biogas. Y = 1 đáp viên chấp nhận tham gia.

Y = 0 đáp viên không chấp nhận tham gia. * Biến độc lập

Độ tuổi (tuoi): là tuổi của đáp viên, ảnh hưởng của biến giới tuổi lên quyết định chấp nhận áp dụng biogas là không rõ ràng, chính vì vậy không thể dự đoán dấu kỳ vọng của biến này.

Giới tính (gioitinh): là giới tính của đáp viên, được mã hoá là 1 đối với nam và 0 đối với nữ. Ảnh hưởng của biến giới tính là không rõ ràng có thể tích cực hoặc tiêu cực đến chấp nhận áp dụng mô hình biogas. Chính vì vậy, không thể dự đoán dấu kỳ vọng của biến này.

Trình độ học vấn (trinhdohv): là trình độ học vấn của đáp viên, được phân theo lớp. Biến này được kỳ vọng sẽ có ảnh hưởng cùng chiều quyết định áp dụng khí biogas. Đáp viên có học vấn càng cao sẽ ít bảo thủ, có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin và từ đó họ nhận thức được những tác động tiêu cực của nhiên liệu hóa thạch đối với môi trường. Họ có thể sẵn sàng chấp nhận các nguồn năng lượng sạch như khí biogas với lý do nó thân thiện hơn với môi trường một cách dễ dàng hơn so với những đáp viên có trình độ học vân thấp.

Số lượng heo chăn nuôi (slheo): là số lượng heo mà một HGĐ đang sở hữu. Biến này được kỳ vọng sẽ có ảnh hưởng cùng chiều quyết định áp dụng khí biogas. Khi một HGĐ có số lượng đàn heo càng lớn thì tính sẵn có từ phân và chất thải heo càng lớn, yếu tố này sẽ tạo nên sự thu hút đáp viên tham gia vào mô hình biogas hơn. Vì vậy, quy mô số lượng heo chăn nuôi thuộc sở hữu của một HGĐ càng lớn thì khả năng chấp nhận tham gia mô hình biogas của HGĐ càng cao.

Thu nhập (thunhap): Là thu nhập hàng tháng của HGĐ đáp viên. Tiếp thu công nghệ được thúc đẩy bởi thu nhập HGĐ. Biến này được kỳ vọng sẽ có ảnh hưởng cùng chiều quyết định áp dụng khí biogas. Các HGĐ có mức thu nhập cao hơn có nhiều khả năng áp dụng công nghệ khí biogas hơn người có mức thu nhập thấp.

Tác động của giá nhiên liệu tăng giả định ở mức 25% (gnlieu): Là ảnh hưởng của giá các nhiên liệu chủ yếu như điện, gas phục vụ cho đun nấu, thắp sáng,.. hằng ngày trong gia đình, được mã hoá bằng 1 nếu có ảnh hưởng đến quyết định áp dụng mô hình biogas, là 0 nếu không ảnh hưởng đến quyết định áp dụng mô hình. Biến này được kỳ vọng sẽ có ảnh hưởng cùng chiều quyết định áp dụng khí biogas, nghĩa là khi giá nhiên liệu tăng càng cao thì khả năng chấp nhận áp dụng biogas của HGĐ càng lớn.

Sự tham gia của cộng đồng (thamgiacd): Là ảnh hưởng của cộng đồng trong quyết định áp dụng mô hình biogas của HGĐ, được mã hoá bằng 1 nếu có ảnh hưởng đến quyết định áp dụng mô hình biogas, là 0 nếu không ảnh hưởng đến quyết định áp dụng mô hình. Biến này được kỳ vọng sẽ có ảnh hưởng cùng chiều với quyết định áp dụng mô hình biogas, nghĩa là khi sự tham gia của cộng đồng trong việc áp dụng mô hình bigas càng lớn thì khả năng chấp nhận áp dụng biogas của HGĐ càng lớn.

Bảng 2.12: Đặc điểm của các biến độc lập đưa vào mô hình binary logistic

Biến Diễn giải Đơn vị Dấu kỳ vọng

Tuoi Tuổi của đáp viên Số tuổi ±

Gioitinh Giới tính của đáp viên

1= nam 0= nữ

±

Hocvan Trình độ học vấn Lớp +

Thunhap Thu nhập của đáp viên

Triệu đồng/tháng +

Slheo Số lượng heo chăn nuôi

Con/năm +

Gnlieu Tác động của giá nhiên liệu giả định tăng 25%

1= có

0= không +

Thamgiacd Sự tham gia của cộng đồng

1= có 0= không

CH CH CH

CHƯƠƯƠƯƠƯƠNGNGNGNG 3333 T

T T

TỔỔNGNGNGNG QUANQUANQUANQUAN ĐỊĐỊĐỊĐỊAAAA BBBÀÀÀNNNN NGHINGHINGHINGHIÊÊÊÊNNNN CCCCỨỨUUUU VVVÀÀÀ TTÌÌÌÌNHTT NHNHNH HHHHÌÌÌÌNHNHNHNH ÁÁÁÁPPPP D

DDDỤỤNGNGNGNG BIOGASBIOGASBIOGASBIOGAS TTTTẠẠIIII THTHTHTHỊỊỊỊ XXXÃÃÃ BBBBÌÌÌÌNHNHNHNH MINH,MINH,MINH,MINH, TTTTỈỈỈỈNHNHNHNH VVVVĨĨĨĨNHNHNHNH LONGLONGLONGLONG 3.1

3.13.13.1 TTTTỔỔỔỔNGNGNGNG QUANQUANQUAN VQUANVVVỀỀỀỀ THTHTHTHỊỊỊỊ XXXXÃÃ BÃÃBBBÌÌÌÌNHNHNHNH MINH,MINH,MINH,MINH, TTTTỈỈỈỈNHNHNHNH VVVVĨĨĨĨNHNHNHNH LONGLONGLONGLONG 3.1.1

3.1.13.1.1 3.1.1

3.1.1 VVVVịịịị trtrtrtríííí địđịđịđịaaaa llllýýýý ththththịịịị xxxxãããã BBBBììììnhnhnhnh Minh,Minh,Minh,Minh, ttttỉỉỉỉnhnhnhnh VVVVĩĩĩĩnhnhnhnh LongLongLongLong

Bình Minh vốn là một quận thuộc tỉnh Vĩnh Long thời Việt Nam Cộng hòa từ năm 1957, với quận lỵ đặt tại xã Mỹ Thuận. Năm 1969, quận Bình Minh vẫn thuộc tỉnh Vĩnh Long nhưng chỉ còn 2 tổng, 7 xã, quận lỵ vẫn đặt tại xã Mỹ Thuận. Tháng 2 năm 1976, Bình Minh là một huyện thuộc tỉnh Cửu Long mới thành lập.

Đến 11 tháng 3 năm 1977 huyện Bình Minh bị sáp nhập vào huyện Tam Bình theo Quyết định số 59/CP của Chính phủ. Huyện được tái lập theo Quyết định số 98/QĐ-HĐBT ngày 29 tháng 9 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng, từ phần đất cũ của huyện Bình Minh cũ thuộc huyện Tam Bình, gồm 6 xã: Tân Lược, Tân Quới, Thành Lợi, Mỹ Thuận, Mỹ Hòa, Đông Thành và thị trấn Cái Vồn. Ngày 27 tháng 3 năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 86-HĐBT chia xã Mỹ Thuận huyện Bình Minh thành ba xã lấy tên là xã Mỹ Thuận, xã Nguyễn Văn Thảnh và xã Thuận An thuộc tỉnh Cửu Long. Từ năm 1991, trở thành một huyện của tỉnh Vĩnh Long.

Ngày 9 tháng 8 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 85/CP thành lập các xã Đông Bình, Đông Thạnh (tách ra từ xã Đông Thành), Thành Đông, Thành Trung (từ xã Thành Lợi), xã Tân Bình, Tân Thành (từ xã Tân Quới), và xã Tân An Thạnh, Tân Hưng. Ngày 31 tháng 7 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 125/2007/NĐ - CP thành lập huyện Bình Tân thuộc tỉnh Vĩnh Long trên cơ sở điều chỉnh 15.288,63 ha diện tích tự nhiên và 93.758 nhân khẩu của huyện Bình Minh. Ngày 17 tháng 9 năm 2010, Bộ Xây dựng ban hành quyết định công nhận thị trấn Cái Vồn là đô thị loại IV. Trước khi trở thành thị xã, huyện Bình Minh có 6 đơn vị hành chính gồm thị trấn Cái Vồn và 5 xã: Thuận An, Đông Thạnh, Đông Bình, Mỹ Hòa, Đông Thành.

Ngày 28 tháng 12 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết 89/NQ - CP chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu huyện Bình Minh thành thị xã Bình Minh. Đồng thời điều chỉnh địa giới hành chính thị trấn Cái Vồn và các xã Thuận An, Đông Bình để thành lập 3 phường thuộc thị xã Bình Minh. Thị xã Bình Minh sau khi thành lập có 8 đơn vị hành chính gồm 3 phường: Cái Vồn, Thành Phước, Đông Thuận và 5 xã: Thuận An, Mỹ Hoà, Đông Bình, Đông Thành, Đông Thạnh.

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Bình Minh, 2014

Hình 3.1 Bản đồ vị trí địa lý thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

Thị xã nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Long ở phía Bắc giáp huyện Bình Tân, phía Nam giáp huyện Trà Ôn và thành phố Cần Thơ, phía Tây giáp huyện Bình Tân và thành phố Cần Thơ, phía Đông giáp huyện Tam Bình.

3.1.23.1.2 3.1.2 3.1.2

3.1.2 ĐĐĐĐiiiiềềềềuuuu kikikikiệệệệnnnn ttttựựựự nhinhinhinhiêêêênnnn ththththịịịị xxxxãããã BBBBììììnhnhnhnh Minh,Minh, ttttỉỉỉỉnhMinh,Minh, nhnhnh VVVVĩĩĩĩnhnhnhnh LongLongLongLong

3.1.2.1 3.1.2.1

3.1.2.13.1.2.1 KhKhKhKhíííí hhhhậậuuuu thuthuthuthuỷỷỷỷ vvvvăăăănnnn

Thị xã Bình Minh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, độ ẩm phổ biến hàng năm 74 - 87%. Độ ẩm thấp nhất vào tháng 3 (khoảng 74%) và cao nhất vào tháng 9 tháng 10 (khoảng 86 - 87%). Nhiệt độ trung bình của thị xã là 280C. Nhiệt độ cao nhất trong năm được ghi nhận trong khoảng 36 - 370C và thấp nhất là 17,70C. Biên độ nhiệt giữa ban ngày và ban đêm từ 7 - 80C. Bức xạ tương đối cao, bình quân trong ngày có khoảng 7,5 giờ nắng. Thời gian chiếu sáng bình quân từ 2.181 - 2.676 giờ/năm. Thời tiết thị xã thể hiện 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và nắng. Mùa mưa thường bắt đầu từ cuối tháng 5 và kéo dài đến tháng 10 - 11 (lượng mưa trung bình dao động ở mức 1.400 - 1.500mm/năm). Mùa nắng bắt đầu từ tháng 11 đến giữa tháng 5 của năm sau (giờ nắng bình quân trong năm khoảng 2.800 giờ/năm).

3.1.2.2 3.1.2.2

3.1.2.23.1.2.2 ĐấĐấĐấĐấtttt đđđđaiaiaiai

Diện tích đất đai phục vụ cho phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã được chia thành 3 loại đất chính: đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất phi nông nghiệp.

Bảng 3.1: Diện tích đất phân theo mục đích sử dụng tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long Diện tích các loại đất (ha) Năm 2011 2012 2013 Đất nông nghiệp 6.905,2 6.895,2 6.845,7 Đất nuôi trồng thuỷ sản 28,9 30,0 30,0

Đất phi nông nghiệp 1143,4 1153,4 1202,9

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Bình Minh, 2014

Theo báo cáo Niên giám thống kê thị xã Bình Minh (2014), trình bày về cơ cấu và tổng diện tích đất, toàn thị xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 9.163,4ha, trong đó: diện tích đất nông nghiệp đạt 6.845,7 ha , chiếm 74,7 % diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp 1.202,9 ha, chiếm 13 ,1% trong tổng diện tích tự nhiên. Đất đai Bình Minh phù hợp cho phát triển nông nghiệp với đặc điểm màu mỡ, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, không bị nhiễm phèn và mặn. Bình Minh hội tụ nhiều yếu tố rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là việc xen canh, tăng vụ, hình thành các vùng chuyên màu. Bên cạnh đó, thị xã cũng chú trọng phát triển diện tích nuôi trồng thuỷ sản.

3.1.3 3.1.3 3.1.3

3.1.3 ĐặĐặĐặĐặcccc đđđđiiiiểểểểmmmm kinhkinhkinhkinh ttttếếếế vvvàvààà vvvvăăăănnnn hohohohoáá ---- xáá xxxãããã hhhhộộộộiiii ththththịịịị xxxxãããã BBBBììììnhnhnhnh Minh,Minh,Minh,Minh, ttttỉỉỉỉnhnhnhnh V

VVVĩĩĩĩnhnhnhnh LongLongLongLong

3.1.3.1 3.1.3.1 3.1.3.1

3.1.3.1 KinhKinhKinhKinh ttttếếếế

Bình Minh là đầu mối giao thông và buôn bán quan trọng với cầu Cần Thơ nối liền hai bờ tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ. Hệ thống giao thông thuận lợi cả đường bộ và đường thuỷ là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Huyện Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long) chính thức đi vào hoạt động với tên gọi thị xã từ ngày 1/3/2013. Từ sự kiện quan trọng này, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thị xã Bình Minh quyết tâm chung sức chung lòng xây dựng quê hương Bình Minh ngày càng giàu đẹp, xứng đáng với vai trò mới, tầm vóc mới; trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội phía Nam của tỉnh. Năm 2013, thu nhập bình quân đầu người của thị xã đạt 22,1 triệu đồng. Thị xã Bình Minh phấn đấu sớm đạt mục tiêu trở thành đô thị văn minh,

hiện đại; phấn đấu trước năm 2020 trở thành đô thị loại III, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá tỉnh nhà.

* Nông - lâm - thuỷ sản

Năm 2013, giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản đạt 1.509,6 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010) tăng 6,3 % so với năm 2012. Trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.437,3 tỷ đồng chiếm 95,2 %, lâm nghiệp và thuỷ sản chỉ chiếm 4,8 % lần lượt đạt giá trị 7,5 tỷ đồng và 64,9 tỷ đồng. Trong các lĩnh vực đóng góp chung vào giá trị sản xuất nông nghiệp thì trồng trọt và chăn nuôi vẫn đóng góp chủ yếu. Hoạt động dịch vụ nông nghiệp mới manh nha phát triển trong những năm gần đây, chỉ đóng góp một phần nhỏ về giá trị sản xuất.

Trồng trọt tại thị xã Bình Minh rất phát triển với nhiều loại nhóm cây trồng được chia thành 2 loại nhóm cây trồng chính: cây lâu năm và cây hằng năm. Năm 2013, diện tích trồng trọt trên toàn thị xã là 18.864,3 ha đạt giá trị 1.238,1 tỷ đồng. Những năm qua với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhóm cây lương thực và màu tuy vẫn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã nhưng diện tích và giá trị đóng góp đang có xu hướng giảm qua từng năm. Trong khi đó, những cây lâu năm thuộc nhóm cây

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)