Một vài nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí đào tạo tại trường cao đẳng dược phú thọ (Trang 27 - 29)

Trên thế giới có một số nghiên cứu về CPĐT như nghiên cứu của Timothy F.Jones và cộng sự trên tạp chí Academic Medicine năm 1995 đánh giá CPĐT tại trung tâm sức khỏe cộng đồng [36]. Hay trong nghiên cứu của tác giả William J. Fowler trên tạp chí Nationalcenter for Education Statistics nghiên cứu về sự khác biệt CPĐT giáo viên tại các tiểu bang ở Mỹ [37].

Một nghiên cứu tại bệnh viên cấp huyện tại Thái Lan cho thấy khi thay đổi thiết kế và phương pháp nghiên cứu sẽ cho những kết quả khác nhau. Chi phí vốn hàng năm của nhà xưởng và các hạng mục vốn khác nếu dựa theo nguyên tắc kế toán (tính bình quân giá mua của các tài sản này cho toàn bộ thời gian sử dụng của chúng) là 164.276 USD. Con số này thấp hơn 13.02% so với cách tính toán theo cách tiếp cận từ góc độ kinh tế (kết hợp chi phí khấu hao và lãi suất của phần tài sản chưa khấu hao). Sự thay đổi tỷ lệ chiết khấu từ 3% lên 6% làm tăng lên 4.76% tổng chi phí vốn hàng năm của bệnh viện. Khi hàng hóa

18

được thay đổi từ 5 năm lên 10 năm thì tổng chi phí vốn hang năm của bệnh viện giảm đi 17.28% so với số liệu ban đầu [31]

Hiện nay ở Việt Nam có một số đề tài nghiên cứu về CPĐT như đề tài “Xác định chi phí Đào tạo Đại học ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Áng, đề tài cấp bộ năm 2007 đã xác định CPĐT ở một số trường như: trường Đại học sư phạm Hà Nội, trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng , trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. CPĐT của các trường được tính theo 2 cách: cách thứ nhất là chi phí về tài sản tính theo nguyên giá, chi phí lương và các khoản không phải lương tính theo số liệu năm 2007, cách thứ 2 là quy đổi các chi phí về mặt bằng giá năm 2007. CPĐT cho một sinh viên năm 2007 của các trường như sau: Đối với trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng CPĐT tính theo cách một là 3,88 triệu đồng/ 01 sinh viên, tính theo cách 2 là 4,47 triệu đồng/01 sinh viên. Đối với trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội tính theo cách 1 là 5,39 triệu đồng/ 01 sinh viên, tính theo cách 2 là 7,15 triệu đồng/ sinh viên. Đối với trường Đại học Sư phạm Hà Nội tính theo cách một là 13,17 triệu đồng/ 01 sinh viên, tính theo cách hai là 15,99 triệu đồng/ 01 sinh viên [1]. Từ kết quả trên cho thấy tính CPĐT theo hai phương pháp cho kết quả khác nhau. Cho nên, việc lựa chọn phương pháp tính CPĐT là rất quan trọng.

Đối với nghành Dược có đề tài của tác giả Nguyễn Văn Dũng năm 2010 tính chi phí để đào tạo một Dược sĩ trung học chính quy tại trường Cao đẳng Y Phú Thọ với chi phí là 310.000 đồng/tháng/ 01 sinh viên. Tuy nhiên, do trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ là một trường công lập cho nên tác giả không tính đến chi phí về đất đai, chi phí xây dựng trường lớp. Cho nên, chưa phản ánh hết chi phí đào tạo cho một Dược sĩ trung cấp hệ chính quy. Tác giả dùng phương pháp phân bổ chi phí là phương pháp phân bổ trực tiếp cho tổng số sinh viên cho nên mắc nhiều sai số vì chương trình đào tạo cho các đối tượng là khác nhau, không thể hiện chi phí phân bổ thực tế vì không thể hiện mối quan hệ giữa các phòng ban với sinh viên [15].

19

Hay một nghiên cứu khác của Bicknell và cộng sự thực hiện tại trường Đại học Y Thái Bình năm 1997 đã cho thấy chi phí một sinh viên tốt nghiệp bác sĩ đa khoa theo giá năm 1997 là 111.462.989 đồng (tương đương với 9,527 USD). Chi phí cho đào tạo một bác sĩ y khoa tại Việt Nam cao gấp 2,8 lần so với Mỹ [27].

Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ là một trường ngoài công lập, cho nên việc phân tích CPĐT là cần thiết. Số liệu về CPĐT không chỉ là cơ sở cho việc thiết lập học phí cho các đối tượng đào tạo tại trường Cao đẳng Dược Phú Thọ mà còn là cơ sở cho việc lập kế hoạch và quản lý đào tạo. Chính vì vậy, chúng

tôi thực hiện đề tài “Phân tích chi phí đào tại trường Cao đẳng Dược Phú Thọ

năm 2014”.

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí đào tạo tại trường cao đẳng dược phú thọ (Trang 27 - 29)