Bàn luận về cơ cấu CPĐT của trƣờng Cao đẳng Dƣợc Phú Thọ năm

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí đào tạo tại trường cao đẳng dược phú thọ (Trang 63 - 66)

I Chi phí lƣơng 16.848.959 60,8 Các khoản tƣơng tự lƣơng 5.530711 20,

4.1.Bàn luận về cơ cấu CPĐT của trƣờng Cao đẳng Dƣợc Phú Thọ năm

CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN

4.1.Bàn luận về cơ cấu CPĐT của trƣờng Cao đẳng Dƣợc Phú Thọ năm

2014

Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ được thành lập theo QĐ số 5616/QĐ – BGDĐT. Đây là mô hình trường dân lập đầu tiên có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực Dược có trình độ cao đẳng. Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ trực thuộc công ty cổ phần Dược phẩm Phú Thọ. Tuy nhiên cơ cấu CPĐT và cơ cấu chi phí công ty được tính toán độc lập và chi phí trong đề tài chỉ tính đến CPĐT mà không tính đến chi phí sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Dược phẩm Phú Thọ.

Tổng CPĐT của năm 2014 là 38.797.139 nghìn đồng trong đó chi phí thường xuyên là 27.706.751 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 71,4% cao gấp 2,5 lần chi phí đầu tư. Ta thấy chi phí thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với chi phí đầu tư, có thể giải thích do cơ cấu chi phí thường xuyên gồm rất nhiều các khoản mục chi phí như: chi phí lương và các khoản tương tự lương, chi phí dịch vụ công cộng, nghiệp vụ chuyên môn, vật tư văn phòng…

Cơ cấu chi phí đầu tư

Trong năm 2014 tổng chi phí đầu tư là 11.090.388 nghìn đồng chiếm tỷ

trọng 28,6% so với tổng CPĐT. Trong đó chi 6.433.633 nghìn đồng cho khấu hao TSCĐ chiếm tỷ trọng 58,0%, CPĐT nhân lực là 3.539.206 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 31,9% và 1.117.549 nghìn đồng là chi phí phân bổ công cụ dụng cụ trong năm 2014 chiếm tỷ trọng 10,1%. Ta thấy trong CPĐT nhân lực chiếm tỷ trọng khá cao 31,9% so với tổng chi phí đầu tư có thể giải thích do trường Cao đẳng Dược Phú Thọ đang trong lộ trình nâng cấp thành trường đại học cho nên có chủ trương khuyến khích cán bộ giảng viên đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Hiện nay trường cử 10 giảng viên đi làm nghiên cứu sinh tại Pháp,

54

2 giảng viên đi làm nghiên cứu sinh tại Hàn Quốc, 2 nghiên cứu sinh trong nước và rất nhiều cán bộ giảng viên học thạc sỹ trong nước.

- Chi phí KH TSCĐ

Cơ cấu chi phí khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp khấu hao thẳng và nguyên giá của TSCĐ được quy về mặt bằng giá năm 2014. Nếu tính giá trị TSCĐ theo giá trị trên sổ sách thì tổng giá trị của TSCĐ là 54.650.450 nghìn đồng sẽ không chính xác do các TSCĐ thường có thời gian sử dụng dài nên chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như lạm phát, trượt giá… Do vậy để đánh giá chính xác giá trị của TSCĐ đề tài đã đánh giá lại giá trị của TSCĐ về năm tính toán năm 2014 dựa vào chỉ số CPI và khi đó tổng giá trị TSCĐ là 66.785.830 nghìn đồng. Chi phí khấu hao TSCĐ năm 2014 là 6.433.663 nghìn đồng chiếm 58,0% so với tổng chi phí đầu tư.

Trong chi phí khấu hao TSCĐ thì chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng nhà cửa vật liệu kiến trúc chiếm tỷ trọng cao nhất 63,7%. Trong đó nhà trường đầu tư lớn nhất vào xây dựng, sửa chữa nâng cấp ký túc xá chiếm 22,7% chi phí khấu hao TSCĐ. Hiện nay trường có 3 dãy nhà ký túc xá: 01 nhà 3 tầng; 01 nhà 5 tầng; 01 nhà 2 tầng đảm bảo toàn bộ sinh viên của trường có chỗ ở trong ký túc xá do sinh viên từ nhiều các tỉnh thành trong cả nước đến học. Nhà trường cũng đầu tư lớn vào xây mới và sửa chữa nâng cấp nhà thí nghiệm đảm bảo đủ số lượng phòng thực hành cho các bộ môn nên cũng chiếm tỷ trọng lớn 17,6% gồm 4 dãy nhà thực hành trong đó có 1 dãy nhà 5 tầng xây mới và 03 dãy nhà được sửa chữa nâng cấp từ nhà sản xuất cũ. Nhà trường đầu tư hạn chế vào xây dựng nhà giảng đường và nhà làm việc, chủ yếu được nâng cấp sửa chữa từ các nhà cũ của công ty dược cho nên chi phí khấu hao chiếm tỷ trọng thấp: Nhà giảng đường là 12,4%; nhà làm việc là 15,4%. Cho nên hiện nay phòng làm việc của các khoa phòng trung tâm bộ môn còn chật hẹp. Số lượng giảng đường còn ít nên các giảng đường thường hoạt động hết công suất. Chính vì vậy trường đầu tư xây

55

dựng tòa điều hành 17 tầng để làm việc và các nhà làm việc cũ dự kiến nâng cấp thành giảng đường.

Bên cạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhà trường cũng chú trọng đầu tư mua sắm thiết bị máy móc tổng số tiền mua sắn thiết bị máy móc tính theo nguyên giá là 9.064.372 nghìn đồng, giá trị phân bổ cho năm 2014 là 1.599.545 nghìn đồng. Chi phí khấu hao máy móc dùng trong thực hành chiếm tỷ trọng cao nhất 56.5%, có thể giải thích do nghành Dược có tính chất đặc thù phần thực hành chiếm tỷ trọng lớn trong khối lượng kiến thức sinh viên tích lũy, để nâng cao chất lượng đào tạo trường cũng tập trung đầu tư mua sắm máy móc thiết bị dùng trong thực hành như: đầu tư mua máy hệ thống SKL-LC-20A- Shimadzu trị giá gần 2 tỷ đồng; hệ thống máy quang phổ hồng ngoại trị giá hơn một tỷ đồng; máy cô quay chân không; Bộ chiết Soxhlet; tủ vi khí hậu; máy chuẩn độ đo điện thế; máy phân cực kế; hệ thống máy quang phổ tử ngoại…

Cao thứ hai là máy xét nghiệm siêu âm là 25,1% do trường đầu tư mua máy siêu âm 4 chiều trị giá hơn một tỷ đồng ngoài ra còn có máy xét nghiệm huyết học; máy xét nghiệm nước tiểu; máy sinh hóa tự động; máy điện tim.

Khấu hao các loại mô hình là 5.8%. Chi phí khấu hao máy tính là 2,0%; khấu hao máy photocoppy là 2,5%, khấu hao điều hòa là 2,0 %. Chi phí khấu hao máy tính, máy photocoppy, điều hòa chiếm tỷ trọng thấp là do đa số máy tính, điều hòa có giá trị < 30 triệu đồng nên không thảo mãn là TSCĐ chỉ có một số máy tính xách tay máy tính chủ hoặc điều hòa cây mới có giá trị >= 30 triệu đồng thỏa mãn là TSCĐ.

- Cơ cấu chi phí công cụ dụng cụ

Nguyên giá công cụ dụng cụ là 3.136.844 nghìn đồng, sau khi quy đổi về mặt bằng giá năm 2014 là 3.375.818 nghìn đồng và chi phí công cụ dụng cụ phân bổ trong năm 2014 là 1.117.549 nghìn đồng. Chi phí phân bổ công cụ dụng cụ chiếm tỷ trọng thấp có thể giải thích do trường Cao đẳng Dược Phú Thọ được thành lập vào năm 2008. Trong nghiên cứu, chi phí phân bổ công cụ dụng cụ

56

theo hướng dẫn của thông tư 78 ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính, thời gian phân bổ tối đa của công cụ dụng cụ là 3 năm cho nên vẫn còn rất nhiều tài sản vẫn còn giá trị sử dụng tuy nhiên đã hết thời gian phân bổ, tổng giá trị của các loại tài sản vẫn còn giá trị sử dụng và hết thời gian phân bổ tính theo nguyên giá mua ban đầu là 7.903.355 nghìn đồng. Chính vì vậy nếu tính theo giá trị của công cụ dụng cụ đang sử trong hoạt động đào tạo thì chi phí phân bổ công cụ dụng cụ sẽ cao hơn so với mức 1.117.549 nghìn đồng.

Cơ cấu chi phí thường xuyên

Trong năm 2014 chi phí thường xuyên là 27.706.751 nghìn đồng chiếm tỷ trọng cao gấp 2,5 lần so với chi phí đầu tư.

Trong chi phí thường xuyên chi phí lương là 16.848.959 nghìn đồng chiếm tỷ trọng cao nhất 60,8%. Tiền chi trả lương cho cán bộ giảng viên của trường chiếm tỷ trọng cao do số lượng đội ngũ cán bộ nhân viên của trường đông và đều có trình độ chuyên môn tương đối cao. Trường xây dựng quy chế trả lương cho cán bộ giảng viên theo trình độ và việc làm, có phụ cấp trách nhiệm và tiền thu hút đối với cán bộ giảng viên tốt nghiệp các trường đại học Y và Dược.

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí đào tạo tại trường cao đẳng dược phú thọ (Trang 63 - 66)