Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí đào tạo tại trường cao đẳng dược phú thọ (Trang 39 - 44)

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.5.Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

2.2.5.1. Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu sau khi thu thập được phân loại đưa vào các chi phí cụ thể. - Số liệu được nhập vào phần mềm Excel.

- Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.

2.2.5.2. Phương pháp phân tích số liệu

 Phân tích cơ cấu CPĐT

- Cơ cấu chi phí đầu tư + Chi phí KH TSCĐ

Trong nghiên cứu công thức KH sử dụng tính toán là KH đường thẳng (straight-line depreciation) theo thông tư số 45 năm 2013 của Bộ Tài chính.

TSCĐ có thời gian sử dụng dài nên bị ảnh hưởng bởi lạm phát, trượt giá. Để giảm bớt sự ảnh hưởng của lạm phát và trượt giá trong nghiên cứu NG của TSCĐ quy về mặt bằng giá năm 2014 năm kết thúc thu thập số liệu và được tính toán như sau [30], [33]:

Chi phí thay thế năm 2014 = Nguyên giá * CPI năm 2014 / CPI năm mua

Tính KH TSCĐ theo phương pháp KH thẳng theo công thức:

Mức KH = Chi phí thay thế năm 2014 / Thời gian sử dụng

+ Chi phí phân bổ CCDC

Chi phí phân bổ công cụ dụng cụ được tính theo hướng dẫn của Thông tư số 78 năm 2014 của Bộ Tài chính có thời gian phân bổ không quá 3 năm [6]. Nguyên giá của công cụ dụng cụ cũng sử dụng chi phí thay thế được tính tương tự như chi phí thay thế của TSCĐ. Sau đó chi phí thay thế sẽ được phân bổ dần cho các năm theo công thức:

Chi phí phân bổ công cụ dụng cụ = Chi phí thay thế năm 2014 / Thời gian sử

dụng

+ CPĐT nhân lực: Tổng hợp theo số liệu từ báo cáo tài chính năm 2014. - Chi phí thường xuyên

30 + Chi phí lương:

Thông tin về chi phí lương sau khi được thu thập đầy đủ theo phụ lục 03 và phụ lục 04 sẽ được tính toán dựa trên thời gian làm việc thực tế của từng người. Giảng viên làm việc tại 2 bộ phận giảng dạy và làm công tác quản lý sẽ tính theo thời gian làm việc ở từng bộ phận. Chi phí lương của từng bộ phận sẽ được tính toán như sau:

Chi phí lương quản lý = (Tổng lương thực lĩnh – Tiền giờ giảng ) * thời gian làm việc

Chi phí lương theo bộ môn = Tổng lương thực lĩnh - Lương quản lý Ví dụ: Tổng lương thực lĩnh của 1 giảng viên/tháng là 5.000.000 đồng (đã trừ BHYT, BHXH, BHTN) trong đó tiền giờ giảng là 1.000.000 đồng làm việc tại 2 vị trí ước tính 50% thời gian làm việc cho mỗi vị trí. Vậy lương sẽ được tính là:

Chi phí lương quản lý = (5.000.000 - 1.000.000) * 50% = 2.000.000 đồng Chi phí lương giảng dạy = 5.000.000 – 2.000.000 = 3.000.000 đồng.

+ Cơ cấu các khoản chi phí tương tự lương bao gồm: Tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2014.

+ Cơ cấu các khoản chi phí thường xuyên khác: Tổng hợp theo số liệu từ báo cáo tài chính năm 2014.

 Xác định CPĐT

- Xác định CPĐT

Xác định CPĐT cho sinh viên của các loại hình đào tạo trong năm 2014 theo từng học kỳ gồm: Cao đẳng Dược chính quy từ học kỳ 01 đến học kỳ 06; cao đẳng Dược liên thông từ học kỳ 01 đến học kỳ 03; hệ trung cấp Y và trung cấp Dược từ học kỳ 01 đến học kỳ 04.

Sử dụng phương pháp phân bổ trực tiếp: các loại chi phí được phân bổ trực tiếp đến sản phẩm (sinh viên). Tùy loại chi phí được phân bổ cho sinh viên theo các tiêu chí phân bổ khác nhau cụ thể được trình bày ở bảng 2.3.

31

Bảng 2.3. Tiêu chí phân bổ CPĐT STT Loại chi phí

(i)

Tiêu chí phân bổ Đơn vị tính 01 tiết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí/ 01 học kỳ (j)

1 Lương quản

lý ∑(sinh viên j *số tiết j) Nghìn đồng/

tiết

CPPB i * số tiết j

2 Lương giảng

dạy bộ môn ∑(sinh viên j *số tiết j)k Nghìn đồng/ tiết CPPB i,k * số tiết j, k 3 KH TSCĐ nhà giảng đường

∑(sinh viên j *số tiết lý thuyết j) Nghìn đồng/ tiết lý thuyết CPPB i * số tiết lý thuyết j 4 KH TSCĐ nhà thí nghiệm

∑(sinh viên j * số tiết thực hành j) Nghìn đồng/ tiết thực hành CPPB i * số tiết thực hành j 5 KH TSCĐ máy móc thiết bị thực hành dược

∑(sinh viên j * số tiết thực hành j)k

k: Bộ môn Hóa lý, Sinh hóa, Đông dược, Dược lý, Công nghiệp dược, Kiểm nghiệm Nghìn đồng/ tiết thực hành CPPB i, k * số tiết thực hành j, k 6 Mô hình giải phẫu

∑(sinh viên j * số tiết thực hành j)k k: Bộ môn Y học Nghìn đồng/ tiết thực hành CPPB i,k * số tiết thực hành j, k

7 TSCĐ khác ∑(sinh viên j *số tiết j) Nghìn đồng/

tiết

CPPB i * số tiết j

8 Đào tạo cán

bộ ∑(sinh viên j *số tiết j) Nghìn đồng/

tiết

CPPB i * số tiết j

9 Công cụ

dụng cụ ∑(sinh viên j *số tiết j) Nghìn đồng/

tiết

CPPB i * số tiết j

10 Chi phí vật tư

tiêu hao ∑(sinh viên j *số tiết j) Nghìn đồng/

tiết

CPPB i * số tiết j

Trong đó: i: Loại chi phí j: Học kỳ k: Bộ môn CPPB: Chi phí phân bổ

32

Số sinh viên tính theo từng học kỳ của các loại hình đào tạo chỉ tính sinh viên đang học tại trường không tính sinh viên liên kết, sinh viên đã bỏ học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số tiết được tính cho từng Bộ môn theo từng học kỳ dựa vào quy chế đào tạo: Đối với trình độ Trung cấp đào tạo theo niên chế và theo quy chế 40 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 1 tháng 8 năm 2007 thì 1 tiết học lý thuyết và thực hành có thời gian là 45 phút, đối với trình độ Cao đẳng đào tạo theo hệ thống tín chỉ và theo quy chế 43 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 15 tháng 8 năm 2007 1 tiết học có thời gian là 50 phút. Thực tế áp dụng quy chế trả lương cho giảng viên là: 01 công lao động = 10 tiết giảng dạy theo niên chế hoặc 08 tiết theo tín chỉ, nên đề tài lựa chọn hệ số tiết quy đổi giữa trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng là: Trình độ cao đẳng hệ số 1; trình độ trung cấp là 0,8.

CPĐT theo từng học kỳ của các loại hình đào tạo là tổng của các loại chi phí gồm: Lương quản lý, lương giảng viên, các khoản tương tự lương, KH TSCĐ nhà giảng đường, nhà thực hành, máy máy thực hành, mô hình, TSCĐ khác, chi phí phân bổ công cụ dụng cụ, CP khác.

CPĐT j = ∑ CPĐT i, j

CPĐT của các loại hình đào tạo:

CPĐT hệ cao đẳng dược chính quy: tổng chi phí của 6 học kỳ CPĐT hệ cao đẳng dược liên thông:Tổng chi phí của 3 học kỳ CPĐT hệ trung cấp dược: Tổng chi phí 4 học kỳ

CPĐT hệ trung cấp y: Tổng chi phí 4 học kỳ

- So sánh CPĐT xác định và mức thu học phí kinh phí đào tạo từ sinh viên: Chênh lệch = CPĐTj – Học phíj

- Ước tính CPĐT theo biến động quy mô và các yếu tố cấu thành CPĐT

+ Ước tính CPĐT theo biến động quy mô đào tạo: Xét xu hướng biến động quy mô đào tạo 4 năm 2010 đến 2014 để dự báo xu hướng biến động trong các năm tiếp theo. Từ đó tính được CPĐT khi biến động quy mô đào tạo.

33

Dự báo tốc độ tăng lương của năm tới bằng tốc độ tăng lương bình quân trong 5 năm 2011 đến 2015 dựa vào quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng năm 2011 đến năm 2015 [7 - 12] trừ đi yếu tố lạm phát trong 5 năm qua.

* Phương pháp phân tích số liệu:

- Phương pháp thống kê kế toán: được sử dụng để thu thập và phân tích các nhóm cấu thành CPĐT tại trường Cao đẳng Dược Phú Thọ năm 2014.

- Phương pháp tỉ trọng: Tỉ lệ cơ cấu các loại chi phí đào tạo.

- Phương pháp so sánh: So sánh chi phí tính được và mức thu học phí kinh phí đào tạo năm 2014

- Phương pháp dự báo: Sử dụng để xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng khi thay đổi quy mô đào tạo, thay đổi lương, thay đổi cơ sở vật chất đến CPĐT.

34

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí đào tạo tại trường cao đẳng dược phú thọ (Trang 39 - 44)