Hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng của Công ty

Một phần của tài liệu vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty kinh doanh và xây dựng nhà (Trang 33 - 40)

II. Tình hình sử dụng vốn lưuđộng của Công ty

4. Hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng của Công ty

nhà

Việc quản lý và sử dụng vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh và kết quả tài chính của Công ty. Trên cơ sở lý thuyết đã trình bày ử phần Chương I cùng với kết quả kinh doanh của Công ty kinh doanh và Xây dựng nhà chúng ta có một số chỉ tiêu sau về tình hình hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty.

Thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động, qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta xác định được các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty như sau:

* Vòng quay vốn lưu động

Chỉ tiêu này cho ta biết trong một kỳ sản xuất kinh doanh, vốn lưu động quay được mấy vòng, nếu vòng quay càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.

Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần

Vốn lưu động bình quân

Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân

Vòng quay vốn lưu động năm 2000 =

32.439

= 0,39 (vòng) 93.214,5

Trong bảng phân tích 05 nói trên ta thấy vòng quay vốn lưu động năm 2001 là 0,49 vòng tăng 0,1 vòng so với năm 2000, nghĩa là số vòng quay vốn lưuđộng năm 2001 tăng 25,64% so với năm 2000. Với tỷ lệ tăng như vậy chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty trong năm 2001 tốt hơn năm 2000. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do doanh thu thuần của Công ty đã tăng 33,1% so với năm 2000.

* Thời gian một vòng luân chuyển

Kỳ luân chuyển một vòng lưu động = 360

Vòng quay vốn lưu động

Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm 2000 =

360

= 923,1 (ngày) 0,39

Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm 2001 =

360

= 734,7 (ngày) 0,49

Thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động của Công ty trong năm 2000 là rất dài và chậm: 923 ngày. Nhưng sang năm 2001 việc tăng vòng quay vốn lưu động đã rút ngắn được thời gian luân chuyển của một vòng quay vốn lưu động xuống chỉ còn 734 ngày giảm 189 ngày.

* Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động năm 2000 = 83.214,5 = 2,57 (đồng) 32.439 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động năm 2001 = 87.572 = 2,03 (đồng) 43.177

Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần thì cần phải chi phí bao nhiêu đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, càng có khả năng tiết kiệm vốn được nhiều. Như vậy, với mức độ vốn đảm nhiệm năm 2001 là 2,03 đồng giảm 0,54 đồng so với năm 2000 là 2,57 đồng cho ta thấy một lần nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2001 cao hơn năm 2000.

Như vậy trong 2 năm qua tốc độ luân chuyển vốn của Công ty đã có sự chuyển biến tốt nếu như năm 2000, vòng quay vốn lưu động thấp, thời gian quay một vòng dài, việc sử dụng vốn lưu động lãng phí, không có hiệu quả thì sang năm 2001 việc sử dụng vốn lưu động đã tốt hơn nhiều, vòng quay vốn lưu động tăng, thời gian quay một vòng đã giảm nhiều. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho Công ty.

* Hệ số sinh lời vốn lưu động

Sức sinh lời vốn lưu động = Lợi nhuận ròng Vốn lưu động bình quân Sức sinh lời vốn lưu động năm 2001 = 1.808 = 0,027 (đồng) 83.214,5

Sức sinh lời vốn

lưu động năm 2001 =

4.360

= 0,0498 (đồng) 87.572,5

Chỉ tiêu này phản ánh năm 2000 cứ một đồng vốn lưu động làm ra 0,0217 đồng lợi nhuận. Năm 2001 một đồng vốn lưu động tạo ra 0,0498 đồng lợi nhuận tăng 129,49% đồng so với năm 2000. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm 2001 hoạt động kinh doanh của Công ty tốt hơn hẳn năm 2000. Năm 2000 lợi nhuận trước thuế của Công ty là 1.808 triệu đồng thì sang năm 2001 lợi nhuận trước thuế của Công ty đạt mức 4.360 triệu đồng tăng 141,15% - 2.555 triệu đồng. Trong khi đó vốn lưu động bình quân của Công ty chỉ tăng nhẹ. Năm 2000 vốn lưu động bình quân là 83.214,5 triệu đồng, năm 2001 là 87.572,5 triệu đồng tăng 5,24%.

* Hệ số thanh toán hiện thời

Hệ số thanh toán hiện thời vốn lưu động = Tổng tài sản lưu động + Đầu tư ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán hiện thời vốn lưu động năm 2000 =

86.304

= 1,16 74.171

Hệ số thanh toán hiện thời vốn lưu động năm 2001 =

88.841

= 1,15 77.246

Khả năng thanh toán hiện thời của Công ty năm 2001 giảm 0,86% so với năm 2000. Điều này cho thấy khả năng thanh toán hiện thời của Công ty vẫn được coi là an toàn bởi vì nếu năm 2000 để giải phóng một đồng nợ ngắn hạn phải giải phóng 1/1,16 = 0,86 đồng tài sản lưu động thì đến năm 2001 Công ty chỉ cần giải phóng 1/1,15 = 0,87 đồng tài sản lưu động.

* Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh là chỉ tiêu đánh giá khắt khe hơn về khả năng chi trả các khoản nợ khi đến hạn. Hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh của Công ty càng tốt. Công thức của chỉ số này là:

Khả năng thanh toán nhanh = Tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán

nhanh năm 2000 =

86.304 - 29.248

= 0,77 74.171

Khả năng thanh toán

nhanh năm 2001 =

88.841 - 33.354

= 0,72 77.246

Khả năng thanh toán nhanh của Công ty năm 2001 giảm 6,49% - 0,05 so với năm 2000. Tuy nhiên, Công ty không có đủ tiền để thanh toán các khoản nợ vì hệ số này quá thấp mặc dù các khoản phải thu có tăng nhưng cũng không đủ để thanh toán các khoản nợ đến hạn, Công ty phải đi vay để có tiền thanh toán.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ

Một phần của tài liệu vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty kinh doanh và xây dựng nhà (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w