Tình hình quản lý, sử dụng vốn lưuđộng của Công ty

Một phần của tài liệu vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty kinh doanh và xây dựng nhà (Trang 29 - 33)

II. Tình hình sử dụng vốn lưuđộng của Công ty

3. Tình hình quản lý, sử dụng vốn lưuđộng của Công ty

Xây dựng nhà.

Chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần chịu sự cạnh tranh gay gắt, để có thể tồn tại và phát triển được thì các doanh nghiệp cần phải tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được điều này thì các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mà yếu tố quyết định là việc xử dụng hiệu quả vốn lưu động. Để đạt được điều này Công ty Kinh doanh và Xây dựng nhà đã thường xuyên đánh giá tình hình sử dụng vốn, qua đó thấy được chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh, khả năng khai thác các tiềm năng sẵn có và tận dụng tốt các nguồn vốn bên ngoài, đồng thời tìm ra những tồn tại bất hợp lý, xác định những nguyên nhân để đưa ra các biện pháp khắc phục cho phù hợp.

Qua bảng kết cấu vốn lưu động chúng ta thấy vốn lưu động của công ty tăng dần hàng năm cụ thể là: Năm 2000 tổng vốn lưu động chỉ đạt 86.304 triệu đồng, năm 2001 tổng vốn lưu động của công ty là 88.841 triệu đồng tăng 2.537 triệu đồng - 2,94% so với năm 2000 trong đó:

* Vốn bằng tiền:

Vốn bằng tiền của công ty trong hai năm đã có sự giảm sút đáng kể: Năm 2001 vốn bằng tiền của công ty là 10.213 triệu đồng đã giảm so với năm 2000 (3361) triệu đồng, tốc độ giảm là (24,76)% chỉ còn chiếm 11,5% tỷ trọng vốn lưu động. Trong đó tiền gửi Ngân hàng chiếm phần lớn trong tổng số bằng tiền: Năm 2001 tiền gửi Ngân hàng chiếm 81,08% phần còn lại là tiền mặt chiếm một tỷ lệ rất nhỏ: Năm 2001 chỉ chiếm 18,92%.

Tỉ lệ như vậy là chưa cao bởi vì khi công ty thực hiện các hoạt động kinh doanh bao giờ cũng cần vốn đặc biệt là vốn bằng tiền để tiến hành công việc, mà lượng tiền cần trong lưu thông của công ty như hiện nay là chưa cao do đó có thể sẽ không đáp ứng được nhu cầu thanh toán.

Công ty thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản thu chi nhằm tránh sự mất mát, lãng phí, công ty cũng phân định trách nhiệm rõ ràng trong quản lý tiền mặt giữa thủ quỹ và nhân viên kế toán, mọi tình hình diễn biến của các khoản thu chi đều phải thông qua sự xét duyệt của Kế toán trưởng và Giám đốc công ty.

Mức dự trữ bằng tiền của công ty chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán với các khách hàng.

* Các khoản phải thu:

Các khoản phải thu năm 2001 là 33.794 triệu đồng với tỉ lệ giảm (25,21%) so với năm 2000 và chiếm tỷ trọng 38,04% trong tổng số vốn lưu động.

Trong cơ cấu các khoản nợ phải thu, thì các khoản phải thu khác chiếm tỷ trọng khá cao 82 - 91% nhưng lại có xu hướng giảm:2001 là 27.728 triệu đồng với tỉ lệ giảm (32,84) so với năm 2000 - 41286 triệu đồng.

Ngoài ra nợ phải thu của khách hàng cũng giảm nhiều: Năm 2000 chiếm tỷ trọng 4,67%, năm 2001 là 3,91%, điều đó chứng tỏ năm 2001 công ty đã có biện pháp thanh toán với khách hàng tốt nên đã thu hồi công nợ nhanh, nhưng Công ty vẫn phải vay vốn khá nhiều để kinh doanh nên chi phí sử dụng vỗn vẫn cao đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty.

* Hàng tồn kho

Hàng tồn kho của Công ty đang tăng lên hàng năm, năm 2000 là 26.854 triệu đồng chiếm tỷ trọng 31,12% trong tổng số vốn lưu động, sang năm 2001 hàng tồn kho chiếm 44,86% tông vốn lưu động tương ứng 39.854 triệu đồng. Trong đó chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm 99,97% vào năm 2000 tương ứng 26.85 triệu đồng, sang năm 2001 là 99,98% tương ứng với số tiền là 39.845 triệu đồng, phần còn lại là công cụ dụng cụ chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Xu hướng tăng lên của lượng hàng tồn kho tại Công ty là một điều đáng ngại. Bởi vì hàng tồn kho là một bộ phận lưu động không sinh lời, nếu bộ phận này lớn sẽ làm cho lượng vốn lưu động bị ứ đọng, đưa công ty tới tình trạng bị thiếu vốn kinh doanh, buộc Công ty phải đi vay vốn và sẽ làm cho chi phí về lãi tang, lợi nhuận sẽ giảm, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty.

* Tài sản lưu động khác:

Tài sản lưu động khác nói chung là chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn lưu động năm 2000 là 692 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0.8% nhưng sang năm 2001 tài sản lưu động lại tăng lên thành 4.980 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,36% tổng vốn lưu động, tốc độ tăng là 619,65% so với năm 2000.

Như vậy, có thể thấy vốn lưu động của Công ty tồn đọng ở nợ phải thu quá nhiều và lượng tiền của công ty vẫn còn thấp ảnh hưởng đến khả năng

thanh toán. Vì vậy, Công ty cần tích cực thu hồi nợ để tăng nguồn thu, quay nhanh vòng vốn và dự trữ thêm tiền mặt đảm bảo khả năng thanh toán nhanh.

Một phần của tài liệu vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty kinh doanh và xây dựng nhà (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w