II. Tình hình sử dụng vốn lưuđộng của Công ty
2. Cơ cấu nguồn vốn lưu động
Qua bảng số 03 ta thấy vốn lưu động của công ty năm 2001 huy động chủ yếu từ nguồn vốn vay. Nợ phải trả của công ty chiếm trên 84,66% tổng nguồn vốn trong đó vốn chủ yếu sở hữu lại có xu hướng giảm dần từ 16,36% năm 2000 xuống 15,34% năm 2001.
Mặc dù nguồn vốn ngân sách cấp không thay đổi về số tuyệt đối nhưng nguồn vốn chủ sở hữu năm 2001 đã giảm 3,7% so với năm 2000 công ty đã sử dụng nguồn vốn này để mua sắm thêm một số tài sản cố định phục vụ cho hoạt động kinh doanh Nhà nước, do vậy doanh nghiệp phải tăng cao nguồn vốn của mình bằng cách nâng cao hiệu quả kinh doanh để tăng lợi nhuận, từ đó tích tụ vốn cho công ty từ phần lợi nhuận để lại.
Bảng 03: Cơ cấu nguồn vốn của công ty kinh doanh và xây dựng nhà (năm 2000 - 2001). Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 So sánh 2001/2000 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Tổng nguồn vốn 89.103 100 91.527 100 2.424 2,72 1. Vốn chủ sở hữu 14.581 16,36 14.041 15,34 (540) (3,70) - Ngân sách cấp 9.051 62,07 9.051 64,46 0 0 - Tự bổ xung 5.530 37,93 4.990 35,54 (540) (9,76) 2. Nợ phải trả 74.522 83,64 77.486 84,66 2.964 3,98 - Nợ ngắn hạn 74.171 99,53 77.246 99,69 3.075 4,15 - Nợ khác 351 0,47 240 0,31 (111) (31,62)
Nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn. Năm 2001 chiếm tỷ trọng 84,66% trong tổng nguồn vốn, tăng 3,98% so với năm 2000 -
tăng 2.964 triệu đồng. Nợ phải trả tăng là do nợ ngắn hạn năm 2001 là 77246 triệu đồng chiếm tỷ trọng 99,69% trong nợ vay phải trả, tăng 4,15% so với năm 2000. Với tình hình kinh doanh hiện nay, việc tăng các khoản nợ ngắn hạn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của công ty do phải trả lãi vay lớn. Ngoài ra việc kinh doanh phụ thuộc vào vốn vay cũng làm cho vai trò tự chủ của công ty bị hạn chế và khả năng rủi ro về tài chính cao, công ty cần phải tăng nguồn vốn chủ sở hữu và giảm nguồn vốn vay.