SẢN PHẨM MONG MUỐN ĐỐI VỚI HỌC SINH 1.Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Dạy học tích hợp ứng phó với biến đổi khí hậu (Trang 40 - 44)

- Bước 2: Hoạt động trên lớp

2. Nhiệm vụ 2: Dựa vào các thông tin để đưa ra nhưng biện pháp tối ưu nhất để

SẢN PHẨM MONG MUỐN ĐỐI VỚI HỌC SINH 1.Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

1.Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

- Thích ứng vời biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoăc con

người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do BĐKH và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.

Vấn đề khí hậu

Biện pháp thích ứng

Hạn hán Hứng nước mưa, bảo vệ nguồn nước và giảm thất thoát, phục hồi hệ sinh thái, thay đổi tập quán canh tác, cây trồng chịu hạn, xen canh,

dự trữ giống, đa dạng hóa kinh tế.

Lũ lụt Phục hồi hệ thực vật ven bờ, nâng cao nền nhà (trường, bệnh viện), đường vượt lũ, thay đổi thời vụ, cây trồng, quy hoạch sử dụng đất, hệ thống cảnh báo sớm.

Nước biển dâng

Phục hồi và bảo vệ vùng đất ngập nước ven biển, đầm lầy, rừng ngập mặn, bảo vệ bờ biển và xây kè, cân nhắc biến đổi khí hậu trong quy hoạch cơ ở hạ tầng.

Nhiệt độ cao

Điều chỉnh thời gian và khu vực chăn thả, trồng cây bóng mát, chuyển sang giống cây chiụ nắng, cải thiện y tế công cộng, quản lí và thanh toán dịch bệnh.

Gió mạnh,

bão

Nhà và công trình chịu được gió mạnh, trồng và phục hồi rừng, trồng cây chắn gió, hệ thống cảnh báo sớm.

2. Các biện pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu

Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải nhà kính và tăng bề hấp thụ, bề chứ khí nhà kính như:

- Sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng

- Sử dụng năng lượng carbon thấp hoặc năng lượng không carbon (mặt trời, thủy điện, năng lượng gió…

- Thu và lưu trữ carbon (biogas) hoặc tăng bề hấp thu carbon (cây xanh, rừng) - Lối sống và lựa chọn tiêu dùng carbon thấp (chuyển sang khí đốt tự nhiên, nhnhiên liệu sinh học…, đi tàu hỏa, xe bus).

Đọc thêm:

Quan hệ giữa thích ứng và giảm nhẹ

Các thuật ngữ về thích ứng và giảm nhẹ BĐKH đóng vai trò quan trọng và là nền tảng cơ bản để giải quyết các vấn đề của BĐKH. Giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH có một số điểm chung như có thể bổ sung, thay thế, độc lập hoặc cạnh tranh nhau và có những đặc điểm, khung thời gian rất khác nhau.

Cả thích ứng và giảm nhẹ đều đòi hỏi năng lực của xã hội có quan hệ mật thiết với sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự thích ứng với BĐKH phụ thuộc vào sự hứng chịu những rủi ro về thời tiết, tài sản tự nhiên hay nhân sinh của xã hội, nguồn lực con người, các thể chế và thu nhập. Tất cả các yếu tố này sẽ quyết định khả năng giảm nhẹ và thích ứng của xã hội. Những chính sách hỗ trợ sự phát triển và nâng cao khả năng thích ứng và giảm nhẹ có thể có một số điểm chung. Các chính có thể được lựa chọn có một số ảnh hưởng lên hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội, tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết phải có sự thỏa hiệp. Các nhân tố chính quyết định khả năng thực thi kế hoạch giảm nhẹ và thích ứng BĐKH bao gồm: tài nguyên, thị trường, tài chính, thông tin và nhiều các vấn đề điều khiển khác.

Các khái niệm về thích ứng và giảm nhẹ BĐKH cho thấy giảm nhẹ BĐKH sẽ giảm tất cả các tác động (tích cực và tiêu cực) của BĐKH và do đó giảm các cơ hội thích ứng; trong khi đó thích ứng BĐKH có thể phát huy các tác động tích cực và giảm các tác động tiêu cực của BĐKH.

Thích ứng và giảm nhẹ BĐKH đều được thực hiện trên cùng một quy mô địa phương hay khu vực và có thể được thúc đẩy bởi những ưu tiên và mối quan tâm của địa phương, khu vực cũng như quan tâm toàn cầu. Giảm nhẹ BĐKH mang lại lợi ích toàn cầu, và do đó mang lại lợi ích cho địa phương cũng như khu vực. Trong khi đó thích ứng với BĐKH chủ yếu trên quy mô của hệ thống bị ảnh hưởng bởi BĐKH, tốt nhất là quy mô khu vực nhưng hầu hết là quy mô địa phương. Việc giảm phát thải khí nhà kính đạt được bởi các hành động giảm nhẹ khác nhau có thể được so sánh, đặc biệt nếu biết được giá thành giảm nhẹ BĐKH thì chi phí – hiệu quả của các hành động giảm nhẹ có thể được xác định và so sánh. Tuy nhiên, việc so sánh lợi ích của các hành động thích ứng với BĐKH trở

lên khó khăn hơn. Hơn nữa, như đã trình bày ở trên, thích ứng với BĐKH ảnh hưởng chủ yếu trên quy mô khu vực và địa phương, do đó những lợi ích của hành động thích ứng với BĐKH được ước tính khác nhau phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế, xã hội và chính trị của nơi tiến hành các hành động thích ứng.

Ngoài ra, trên thực tế, phải mất vài thập kỷ để có thể minh chứng những lợi ích của các hành động giảm nhẹ BĐKH trong hiện tại do thời gian tồn tại dài của các khí nhà kính trong không khí; trong khi đó rất nhiều các giải pháp thích ứng BĐKH có thể có hiệu quả nhanh chóng và đạt được những lợi ích bằng cách giảm tính dễ bị tổn thương của các dao động khí hậu. Do đó có một sự gián đoạn giữa việc gánh chịu chi phí giảm nhẹ BĐKH và nhận thấy những lợi ích này, trong khi đó thời gian này đối với thích ứng lại ngắn hơn nhiều.

Thích ứng và giảm nhẹ BĐKH có liên quan với nhau ở các mức độ khác nhau. Những nỗ lực giảm nhẹ có thể thúc đẩy khả năng thích ứng nếu loại trừ những sai sót và sự thiếu chính xác của thị trường cũng như tiền trợ cấp vô lý …Ở mức độ tổng quan cao, những chi phí giảm nhẹ dường như là hướng tới tài nguyên xã hội hay cá nhân và giảm kinh phí cho thích ứng, tuy nhiên trên thực tế các nguồn kinh phí là khác nhau. Cả 2 sự lựa chọn thay đổi giá trị tương đối, điều này có thể dẫn tới những sự điều chỉnh nhỏ hình thức tiêu thụ và đầu tư, do đó thay đổi phương thức phát triển kinh tế khu vực bị ảnh hưởng. Những nỗ lực thích ứng BĐKH có thể gây cả tác động tích cực và tiêu cực đến giảm nhẹ BĐKH. Ví dụ như việc trồng cây gây rừng như là một phần của chiến lược thích ứng BĐKH khu vực có những đóng góp tích cực cho giảm nhẹ. Ngược lại, hành động thích ứng đòi hỏi việc sử dụng năng lượng từ nguồn phát thải carbon tăng lên.

Các hành động nhằm giảm nhẹ BĐKH chủ yếu liên quan tới các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải (transportation), công nghiệp, dân cư (residential), rừng và nông nghiệp; trong khi đó thích ứng với BĐKH liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, du lịch và giải trí, sức khỏe con người, cung cấp nước, quản lý đới bờ, quy hoạch đô thị và bảo tồn thiên nhiên.

Chiến lược giảm nhẹ BĐKH có nội dung chính là chiến lược giảm khí nhà kính, bao gồm giảm nguồn phát thải khí nhà kính đồng thời với tăng bể hấp thụ khí

nhà kính trên phạm vi toàn cầu. Trong khi đó, chiến lược thích ứng với BĐKH có mục tiêu là ngăn chặn các tác động của BĐKH, bao gồm cả tác động tự nhiên và nhân sinh đối với hệ thống tự nhiên - xã hội.

Chiến lược giảm nhẹ BĐKH có nội dung chủ yếu là chiến lược giảm khí nhà kính, nghĩa là giảm nguồn phát thải và tăng bể chứa khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu. Trong khi đó, chiến lược thích ứng với BĐKH có mục tiêu là ngăn chặn các tác động của BĐKH, kể cả biến đổi tự nhiên và biến đổi do hoạt động của con người tới hệ thống tự nhiên và xã hội trên trái đất.

Nhìn chung, cả chiến lược giảm nhẹ BĐKH và thích ứng với BĐKH đều là những hành động can thiệp trực tiếp tới một chu trình gồm 4 yếu tố:

- BĐKH: nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng, chế độ mưa, hạn hán, lũ lụt…

- Phát triển kinh tế - xã hội: tăng trưởng kinh tế, công nghệ, dân số và quản lý; nồng độ khí nhà kính và phát thải khí nhà kính; hệ thống tự nhiên - xã hội.

Giảm nhẹ BĐKH can thiệp vào chu trình từ phát triển kinh tế - xã hội dẫn đến phát thải khí nhà kính. Trong khi đó, thích ứng BĐKH can thiệp vào 2 quá trình: tác động của BĐKH đến hệ thống tự nhiên - xã hội và mối tương tác giữa phát triển kinh tế - xã hội với hệ thống tự nhiên - xã hội.

Một phần của tài liệu Dạy học tích hợp ứng phó với biến đổi khí hậu (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w