Bước 2: GV nêu yêu cầu cho HS giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu Dạy học tích hợp ứng phó với biến đổi khí hậu (Trang 25 - 28)

Đọc các thông tin dưới đây và kết hợp quan sát, phân tích các hình ảnh để trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

1. Qua thông tin dưới đây, em hãy cho biết thực trạng biến đổi khí hậu hiện nay trên thế giới.

2. Quy luật biến đổi khí hậu của Việt Nam có phù hợp với xu thế biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu không? Chứng minh?

3. Nêu những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam?

THÔNG TIN HỖ TRỢ HỌC SINHThông tin 1: Xem mục 3.1. Thông tin 1: Xem mục 3.1.

Thông tin 2: Trong thành phần của khí quyển trái đất, khí nitơ chiếm tới 78%

khối lượng khí quyển, khí oxy chiếm 21%, còn lại khoảng 1% là các khí khác như acgon, đioxit cacbon, mêtan, ôxit nitơ, nêôn, hêli, hydro, ôzôn v.v... và hơi nước. Tuy chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, các khí vết này, đặc biệt là khí điôxit cacbon, mêtan, ôxit nitơ và CFCs, một loại khí chỉ mới có trong khí quyển từ khi công nghệ làm lạnh phát triển, là những khí có vai trò rất quan trọng đối với sự sống trên trái đất. Trước hết, đó là vì các chất khí nói trên có khả năng hấp thụ bức xạ hồng ngoại do mặt đất phát ra, sau đó, một phần lượng bức xạ này lại được các chất khí đó phát xạ trở lại mặt đất, qua đó hạn chế lượng bức xạ hồng ngoại của mặt đất thoát ra ngoài khoảng không vũ trụ và giữ cho mặt đất khỏi bị

lạnh đi quá nhiều, nhất là về ban đêm khi không có bức xạ mặt trời chiếu tới mặt đất.

Các chất khí nói trên, (trừ CFCs), đã tồn tại từ lâu trong khí quyển và được gọi là các khí nhà kính tự nhiên. Nếu không có các chất khí nhà kính tự nhiên, trái đất sẽ lạnh hơn hiện nay khoảng 330C, tức là nhiệt độ trung bình bề mặt trái đất sẽ khoảng -180C. Hiệu ứng giữ cho bề mặt trái đất ấm hơn so với trường hợp không có các khí nhà kính được gọi là "hiệu ứng nhà kính". Ngoài ra, khí ôzôn tập trung thành 1 lớp mỏng trên tầng bình lưu của khí quyển có tác dụng hấp thụ các bức xạ tử ngoại từ mặt trời chiếu tới trái đất và qua đó bảo vệ sự sống trên trái đất. Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp về trước, ít nhất khoảng 10 nghìn năm, nồng độ các khí nhà kính rất ít thay đổi, trong đó khí CO2chưa bao giờ vượt quá 300 ppm. Chỉ riêng lượng phát thải khí CO2 do sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã tăng hàng năm trung bình từ 6,4 tỷ tấn cacbon (~ 23,5 tỷ tấn CO2) trong những năm 1990 lên đến 7,2 tỷ tấn cacbon (~ 45,9 tỷ tấn CO2) mỗi năm trong thời kỳ 2000 - 2005.

Sự tăng lên của các khí nhà kính dẫn đến gia tăn g hiệu ứng nhà kính của lớp khí quyển đã tạo ra một lượng bức xạ cưỡng bức với độ lớn trung bình là 2,3 w/m2, làm cho trái đất nóng lên.

Các nhân tố khác, trong đó có các sol khí (bụi, cacbon hữu cơ, sulphat, nitrat...) gây ra hiệu ứng âm (lạnh đi) với lượng bức xạ cưỡng bức tổng cộng trực tiếp là -0,5 w/m2 và gián tiếp qua phản xạ của mây là -0,7 w/m2; thay đổi sử dụng đất làm thay đổi suất phản xạ bề mặt, tạo ra lượng bức xạ cưỡng bức tổng cộng được xác định bằng -0,02 w/m2; trái lại, sự tăng khí ôzôn trong tầng đối lưu do sản xuất và phát thải các hóa chất và sự thay đổi trong hoạt động của mặt trời trong thời kỳ từ 1750 đến nay được xác định là tạo ra hiệu ứng dương với tổng lượng bức xạ cưỡng bức lần lượt là 0,35 w/m2 và 0,12 w/m2.

Như vậy, tác động tổng cộng của các nhân tố khác, ngoài khí nhà kính, đã tạo ra lượng bức xạ cưỡng bức âm. Vì thế, trên thực tế, sự tăng lên của nhiệt độ trung bình toàn cầu quan trắc được trong thời gian qua đã bị triệt tiêu một phần, nói cách khác, sự tăng lên của riêng hàm lượng khí nhà kính nhân tạo trong khí quyển làm trái đất nóng lên nhiều hơn so với những gì đã quan trắc được, và điều đó càng khẳng định sự biến đổi khí hậu hiện nay là do các hoạt động của con người mà không thể được giải thích là do các quá trình tự nhiên.

(Tổng quan về biến đổi khí hậu toàn cầu- nguồn http://occa.mard.gov.vn/)

Thông tin 3:Tại hội nghị phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu diễn ra ở Cần Thơ sáng nay, GS Trần Thục, Phó chủ tịch Hội đồng tư vấnquốc gia về biến đổi khí hậu chỉ ra hàng loạt thách thức.

Ông cho biết, ĐBSCL là 1 trong 3 đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng. Từ năm 2040 trở đi, các tỉnh ven biển phía Tây đồng bằng chịu tác động nhiều hơn.

Theo tính toán, đến cuối thế kỷ, nếu nước biển dâng 50cm, 60cm, 70cm, 80cm, 90cm và 100cm thì tỉ lệ diện tích bị ngập vĩnh viễn tương ứng tại ĐBSCL lần lượt là 4,48%, 8,58%, 14,7%, 21,0%, 28,2%, và 38,9%. Trường hợp nước biển dâng 100cm, các tỉnh bị ảnh hưởng nhiều nhất là Hậu Giang (80,62%), Kiên Giang (76,9%). TP.HCM cũng có nguy cơ ngập 17,8% diện tích, trong đó 2 quận bị ảnh hưởng nhiều nhất là Bình Thạnh (80,78%) và Bình Chánh (36,43%).

(Trích trong bài: Gần 40% ĐBSCL có nguy cơ biến mất vĩnh viễn của báo Việt Nam net.vn)

Một phần của tài liệu Dạy học tích hợp ứng phó với biến đổi khí hậu (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w