Quy trình sử dụng:

Một phần của tài liệu nghiên cứu, điều chế và sử dụng các hoạt chất điều hòa sinh trưởng làm tăng khả năng chịu úng cho cây ăn trái đồng bằng sông cửu long (Trang 51 - 55)

V. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN:

V.6.Quy trình sử dụng:

3/ Tại Đồng Tháp:

V.6.Quy trình sử dụng:

- Đặt chế phẩm nhả chậm oxy dưới gốc cây khi cây bị ngập úng. - Sau 2 tuần lại tiến hành cung cấp chế phẩm cho cây.

- Sau khi hết úng, phun thuốc kích thích ra rễ GIBRO-T lên lá cây. Nồng độ dung dịch GIBRO-T là 200 ppm và liều lượng được phun là 10 ml cho 1 cây.

* KẾT LUẬN

Kết quả thí nghiệm trên đồng ruộng cho thấy:

- Chế phẩm nhả chậm oxy không làm thay đổi thành phần hóa học và thành phần vi sinh của đất trồng. Điều đó chứng tỏ chế phẩm không gây ô nhiễm môi trường đất trồng.

- Khi sử dụng chế phẩm, khả năng chịu úng của cây cam được tăng lên đáng kể. Nếu như sau 22 ngày cây đối chứng chết hàng loạt thì cây có sử dụng chế phẩm có thể sống trên 80% và nếu ngập úng đến 2 tháng thì 40-60% số cây vẫn sống.

- Chất oxy nhả chậm có tác dụng khác nhau đối với cây cam ở những vùng khác nhau. Cây cam ở Long An và Đồng tháp có khả năng chịu úng xấp xỉ nhau và tốt hơn đôi chút so với cây cam ở Tiền Giang.

KẾT LUẬN

1. Xác định được nguyên nhân cây chết khi bị ngập úng là do thiếu oxy.

2. Chứng minh được rằng khi cung cấp đầy đủ oxy cho cây (≥ 4mg/l ) thì khả năng chịu úng của cây tăng lên rất cao. Cây có thể chịu úng được 3 tháng với trên 90% cây sống.

3. Nghiên cứu và điều chế được chế phẩm nhả chậm oxy với thời gian 10 ngày với nồng độ oxy được phóng thích luôn luôn đạt ∼ 4 mg/l.

4. Kết quả thử nghiệm cho thấy chế phẩm ức chế sinh trưởng CCC & Peclobutazol ít có tác động đến khả năng chịu úng của cây trong quá trình ngập úng.

5. Đối với chế phẩm kích thích sinh trưởng GIBRO-T và DEKAMON kích thích ra rễ cho cây và việc sử dụng chúng sẽ làm tăng khả năng sống sót sau khi ngập úng lên 10%.

6. Kết quả thí nghiệm ngoài đồng ruộng với giải pháp: cung cấp oxy trong thời gian cây bị úng và kích thích ra rễ sau khi cây hết bị ngập úng đã giúp cho cây sống sót lên đến 60% (tùy theo hàm lượng oxy cung cấp) sau thời gian 2 tháng bị ngập úng và 80% sau 1 tháng ngập úng.

7. Đưa ra quy trình sử dụng chất nhả chậm oxy và chất điều hòa sinh trưởng để tăng khả năng chịu úng cho cây:

- Đặt chế phẩm nhả chậm oxy dưới gốc cây khi cây bị ngập úng. - Sau 2 tuần lại tiến hành cung cấp chế phẩm cho cây.

- Sau khi hết úng, phun thuốc kích thích ra rễ GIBRO-T lên lá cây. Nồng độ dung dịch GIBRO-T là 200 ppm và liều lượng được phun là 10 ml cho 1 cây. Với quy trình này số cây sống sót lên đến 80% nếu ngập 1 tháng và 60% nếu ngập 2 tháng.(so với đối chứng thì cây đã chết sau 20-22 ngày)

Ý NGHĨA

1. Kết quả nghiên cứu đã đạt được cho thấy khi sử dụng chế phẩm oxy nhả chậm và chất kích thích tăng trưởng sẽ làm cho cây cam tăng cao khả năng sống sót qua mùa lũ lụt, giúp ổn định đời sống của người nông dân vùng lũ lụt tại đồng bằng sông Cửu Long.

2. Với việc tăng khả năng chịu úng cho cây ăn trái, người nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long có thể sử dụng hiệu quả các vùng đất bị ngập úng cho trồng trọt cây ăn trái và có thể sống chung với lũ mà không cần đê bao gây nhiều tác hại cho môi trường.

3. Việc nghiên cứu được thực hiện đối với cây cam là cây có khả năng chịu úng kém sẽ cho phép ứng dụng tiếp kết quả nghiên cứu cho các cây ăn trái khác có khả năng chịu úng tốt hơn.

KIẾN NGHỊ

1. Hoàn thiện điều chế chế phẩm nhả chậm oxy để tăng cường khả năng cung cấp oxi cho cây.

2. Tăng cường hiệu suất lên đến 80% nếu cây bị úng 90 ngày (3 tháng). 3. Nghiên cứu thử nghiệm với các loại cây khác nhau trong nhóm 2 và 3.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, điều chế và sử dụng các hoạt chất điều hòa sinh trưởng làm tăng khả năng chịu úng cho cây ăn trái đồng bằng sông cửu long (Trang 51 - 55)