0
Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, đánh giá kết quả học Chương trình

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC XÓA MÙ CHỮ VÀ CHỐNG TÁI MÙ CHỮ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 28 -29 )

II. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU HỌC CHƯƠNG TRÌNH XMC VÀ GDTTSKBC

3. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, đánh giá kết quả học Chương trình

tục sau khi biết chữ.

* Đây là điểm mới của Chương trình XMC. Các chương trình cũ chỉ quy định

chuẩn kiến thức, kỹ năng chung cho toàn bộ chương trình. Chương trình mới quy định rõ chuẩn kiến thức, kỹ năng cho từng chủ đề cụ thể.

3. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, đánh giá kết quả học Chương trình Chương trình

3. 1. Phương pháp dạy học Xoá mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết

chữ phải phù hợp với đặc điểm học viên, phải phát huy vai trò chủ động, độc lập và kinh nghiệm của người học; coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn lao động, sản xuất và công tác; coi trọng việc tổ chức cho học viên được hoạt động, được thực hành, trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau; khuyến khích sử dụng phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin để nâng cao hứng thú học tập và chất lượng dạy và học. Tài liệu hướng dẫn dạy và học phải đáp ứng nhu cầu của phương pháp dạy học Xoá mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.

3.2. Tổ chức dạy học Xoá mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ theo hình thức vừa học vừa làm. Tuỳ theo tình hình cụ thể của người học và của từng địa phương mà tổ chức theo lớp, theo nhóm hoặc theo cá nhân. Nếu số lượng học viên ở mỗi lớp quá ít, có thể tổ chức dạy học theo lớp ghép.

3.3. Giáo viên chủ động lựa chọn, vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học cho phù hợp với nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể. Có thể mượn và sử dụng các thiết bị dạy học dành cho học sinh tiểu học để thực hiện chương trình (Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học) .

3.4. Đánh giá kết quả học tập đối với học viên ở các môn học trong mỗi lớp và cuối mỗi giai đoạn nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu dạy học, làm căn cứ để điều chỉnh quá trình dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, động viên, khuyến khích học viên tích cực học tập và tự tin trong học tập.

3.5 Đánh giá kết quả học tập các môn học mỗi lớp và cuối mỗi giai đoạn cần phải:

a. Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học ở từng giai đoạn để xây dựng công cụ đánh giá thích hợp;

b. Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì; giữa đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học viên; giữa đánh giá của cơ sở giáo dục và đánh giá của cộng đồng;

c. Kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác.

3.6. Các môn học được đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của giáo viên. Thực hiện Quy định đánh gía và xếp loại học viên học Chương trình XMC và GDTTSKBC (ban hành theo Quyết định số 79/2008/QĐ-BGDĐT). Học viên học hết chương trình lớp 3 và được xếp loại học lực đạt yêu cầu thì được thủ trưởng các cơ sở giáo dục tổ chức lớp học xoá mù chữ "xác nhận biết chữ" vào học bạ. Học viên học hết chương trình lớp 5 và được xếp loại học lực đạt yêu cầu thì được thủ trưởng các cơ sở giáo dục tổ chức lớp học giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ xác nhận "Hoàn thành Chương trình giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ" vào học bạ và được giám đốc TTGDTX cấp huyện cấp chứng chỉ. Những học viên được xác nhận "Hoàn thành Chương trình giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ" hoặc có chứng chỉ được xét vào học tiếp chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC XÓA MÙ CHỮ VÀ CHỐNG TÁI MÙ CHỮ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 28 -29 )

×