II. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU HỌC CHƯƠNG TRÌNH XMC VÀ GDTTSKBC
3. Hình thức, cấu trúc, nội dung tài liệu
Bộ tài liệu học XMC bao gồm 08 cuốn (Tiếng Việt 1, Tiếng Việt 2, Tiếng Việt 3, Toán 1, Toán 2, Toán 3, Tự nhiên và xã hội 2, Tự nhiên và xã hội 3). Tài
liệu học XMC có chung kích thước 17 x 24 cm, in mầu (các môn Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội in 04 mầu, môn Toán in 02 mầu).
Cấu trúc, nội dung của tài liệu các môn cụ thể như sau
3.1. Môn Tự nhiên và xã hội
- Tài liệu môn TN và XH bao gồm các bài theo 03 chủ đề chính: Con người và sức khỏe; Xã hội; Tự nhiên.
- Mỗi bài được cấu trúc như sau: + Số thứ tự của bài
+ Tên bài
+ Các hoạt động: được thể hiện bằng các yêu cầu/nhiệm vụ; các bài tập; bài thực hành; tóm tắt nội dung cơ bản.
HV sẽ thực hiện các hoạt động dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV/HDV. Các yêu cầu/nhiệm vụ có thể được thể hiện bằng các câu hỏi mở, hoặc các bài tập trắc nghiệm để HV lựa chọn các phương án đúng; và các bài tập thực hành.
- Tài liệu được trình bày bằng 2 kênh: kênh hình và kênh chữ.
Phần kênh chữ bao gồm không đơn thuần là những thông tin được viết dưới dạng trần thuật mà là các câu hỏi, “lệnh” và hệ thống bài tập trắc nghiệm giúp người học không những tích cực động nóo suy nghĩ để trả lời các câu hỏi, thực hiện các “lệnh” mà cũng tăng cường khả năng tự học.
Phần kênh hình rất phong phú và đa dạng. Chúng không chỉ có vai trò minh họa cho kênh chữ mà còn cung cấp thông tin, là phương tiện để người học quan sát, sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, so sánh... để khám phá ra kiến thức của bài học và là phương tiện để người học liên hệ vận dụng vào thực tiễn hay gợi ý các cách giải quyết tình huống.
Kênh hình làm nhiệm vụ kép: vừa đóng vai trò cung cấp thông tin, là nguồn tri thức quan trọng của bài học, vừa đóng vai trò chỉ dẫn các hoạt động học tập cho HV thông qua các kí hiệu. Mỗi bài học là một chuỗi các trình tự hoạt động học tập của HV, đồng thời giúp cho giáo viên lựa chọn các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học phù hợp.
Hệ thống kí hiệu trong tài liệu có vai trò hướng dẫn các hoạt động dạy học và luyện cho HV khả năng tự học.
- Cách trình bày một chủ đề
Có một trang riêng để giới thiệu chủ đề bằng hình ảnh thể hiện nội dung cốt lõi của chủ đề. Mỗi một chủ đề được trình bày bằng mầu sắc và ký hiệu riêng để phân biệt với các chủ đề khác.
- Cách trình bày một bài
Tiến trình mỗi bài học được xắp xếp theo một logic hợp lý. Thể hiện: - Bài học có thể bắt đầu bằng việc yêu cầu HV suy nghĩ, nhớ lại những kiến thức, hoặc liên hệ với kinh nghiệm có sẵn rồi mới yêu cầu HV trả lời, làm bài tập...
- Bài học cũng có thể bắt đầu bằng việc yêu cầu HV quan sát các hình trong tài liệu hoặc quan sát ngoài thiên nhiên để tìm ra những kiến thức rồi mới trả lời những câu hỏi yêu cầu HV suy nghĩ để vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống.
- Bài học cũng có thể bắt đầu bằng việc đưa ra kiến thức cần biết, HV cần dựa vào đó để trả lời câu hỏi để củng cố kiến thức.
- Kết thúc bài, HV được củng cố lại những điều đã học bằng nhiều hình thức khác nhau như trò chơi, vẽ hình,... mà không đơn thuần chỉ trả lời câu hỏi. Ngoài ra, ở phần kết thúc của một số bài còn yêu cầu HV sưu tầm thông tin để làm phong phú thêm kiến thức vừa được học.
3.2. Môn Toán
Gồm có 2 loại bài: Bài học mới và Bài học luyện tập
Bài học mới gồm phần bài học mới và phần các bài tập thực hành. Phần bài học mới không nêu các kiến thức có sẵn mà nên chỉ nêu các tình huống có vấn đề (bằng câu gợi ý, hình ảnh trực quan...). Bài học mới nào cũng có một số bài tập củng cố, thực hành kiến thức mới học ( thường từ 3- 4 bài tập).
Bài học luyện tập (luyện tập, thực hành, ôn tập) gồm các bài tập, các câu hỏi sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó. Mỗi câu hỏi, bài tập thường có phần chỉ dẫn hành động nêu thành “lệnh” và phần thông tin (nội dung chính của bài tập, câu hỏi)
1. Đối với bài học mới
Tài liệu biên soạn giúp giáo viên tổ chức hướng dẫn học viên: a)Tự phát hiện và tự giải quyết nhiệm vụ của bài học
b)Tự chiếm lĩnh kiến thức mới
c)Thiết lập được mối liên hệ giưa kiến thức mới và kiến thức đã học
2. Đối với bài học luyện tập
Mục đích của việc biên soạn đối với bài luyện tập nhằm:
a) Giúp GV tổ chức cho HV đều tham gia vào hoạt động thực hành, luyện tập theo khả năng của mình
b)Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau giữa các đối tượng HV c) Khuyến khích HV tự đánh giá kết quả học tập
d) Đa dạng và phong phú các loại bài tập, thực hành để giúp HV nhận ra kiến thức cơ bản của bài học trong sự đa dạng phong phú của các bài thực hành, luyện tập.
đ) Nhìn chung trong hầu hết các bài học đều có những bài tập mẫu /giải sẵn để giúp HV làm theo, tuy nhiên ở mức độ vừa phải, cần thiết để tránh HV không có thời gian tư duy tìm tòi..