Khả năng ảnh hưởng đến sinh thái do tồn lưu PCB trong trong trầm tích sông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá một số chất ô nhiễm chủ yếu trong sông cầu bây – hà nội, đề xuất giải pháp xử lý nước thải phù hợp (Trang 102 - 103)

7. Cấu trúc của luận án

3.4Khả năng ảnh hưởng đến sinh thái do tồn lưu PCB trong trong trầm tích sông

sông Cầu Bây

Để đánh giá bước đầu về khả năng ảnh hưởng của tồn lưu PCB đến sinh vật trong trầm tích, có thể sử dụng kết quả nghiên cứu về các giá trị ERL (effects range low) và ERM (effects range median), ERL và ERM lần lượt tương ứng với 10% và 50% số lượng các ảnh hưởng độc thu được từ thực nghiệm. ERL và ERM của tổng PCB trong trầm tích lần lượt là 22,7 và 180 ng g-1 khối lượng khô. Nếu nồng độ tổng PCB có giá trị lớn hơn ERM thì ảnh hưởng độc quan sát thấy thường xuyên trong khi tổng PCB có giá trị lớn hơn ERL thì ảnh hưởng độc ít xảy ra hơn. Toàn bộ các mẫu trầm tích sông Cầu Bây trong đợt lấy mẫu số 1 có giá trị lớn hơn ERL và nhỏ hơn ERM [104]. Kết quả này cho thấy tồn lưu của PCB trong sông Cầu Bây, có khả năng gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái của sông.

Ảnh hưởng độc của các DL-PCB có thể đánh giá qua độ độc tương đương TEQ (Toxic equivalence), được tính theo công thức (3.1):

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M10 % so v ới ∑ 6P CB PCB 28 PCB 52 PCB 101 PCB 138 PCB 153 PCB 180

89 𝑇𝐸𝑄 = ∑(𝐶𝑖𝑥𝑇𝐸𝐹𝑖) 𝑛 𝑖=1 (3.1) Trong đó: Ci – nồng độ của từng DL-PCB

TEFi: hệ số độc tương đương của từng DL-PCB

Các hệ số độc tương đương của các DL-PCB được đề xuất bởi Tổ chức Y tế thế giới vào năm 2005 [105]. TEQ của các mẫu trầm tích được trình bày trong Hình 3-6.

Kết quả tính toán cho thấy TEQ của các DL-PCB trong các mẫu trầm tích sông Cầu Bây nằm trong khoảng từ 5,3 đến 11,9 ng TEQ kg−1 khối lượng khô. Kết quả trên nhỏ hơn so với TEQ ở mẫu trầm tích Osaka, Nhật Bản và lớn hơn so với trầm tích ở Đài Loan. Như vậy tồn lưu PCB trong trầm tích sông Cầu Bây đã ở mức độ đáng kể và có khả năng ảnh hưởng đến hệ sinh thái ở trầm tích bề mặt. PCB cũng được tìm thấy trong các mẫu trầm tích trong đợt 3 (13÷19/5/2013 như Phụ lục XII). Tuy nhiên, không có sự chênh lệch đáng kể về nồng độ PCB quá hai đợt lấy mẫu. Điều này cũng phù hợp với tính chất tồn lưu lâu, ít chịu ảnh hưởng từ môi trường trong thời gian ngắn của PCB.

Hình 3-6. Giá trị TEQ của các mẫu trầm tích sông Cầu Bây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá một số chất ô nhiễm chủ yếu trong sông cầu bây – hà nội, đề xuất giải pháp xử lý nước thải phù hợp (Trang 102 - 103)