Phương tiện đo đạc, lấy mẫu hiện trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá một số chất ô nhiễm chủ yếu trong sông cầu bây – hà nội, đề xuất giải pháp xử lý nước thải phù hợp (Trang 89 - 91)

7. Cấu trúc của luận án

2.5.2Phương tiện đo đạc, lấy mẫu hiện trường

Lưu lượng nước thải lưu vực sông Cầu Bây được đo tại hiện trường tại cửa xả Xuân Thụy cuối sông Cầu Bây nơi xả nước trong sông Cầu Bây vào hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải (M10), tại 4 đợt lấy mẫu. Lưu lượng được xác định theo vận tốc dòng nước đo trực tiếp tại cửa xả bằng máy đo điện tử (hãng Global Water – Hoa Kỳ, độ chính xác 0,1% thang đo 0,1 ÷ 4,5m/s) và tiết diện cửa xả xác định tại thời điểm đo. Lưu lượng được xác định theo công thức (2.25). Vận tốc được đo hàng giờ trong 24 giờ, mỗi lần đo trong 1 phút, vận tốc tại thời điểm đo lấy trung bình vận tốc thực (trong 1 phút đo – chức năng được cài đặt sẵn của máy). Vị trí đo theo thực hiện theo phương pháp chuẩn 3 điểm đo vận tốc được đo tại các điểm đo 20%, 60%, 80% chiều sâu tính từ bề mặt nước; vận tốc trung bình theo chiều thẳng đứng được tính bằng cách đầu tiên là trung bình của điểm đo 20% và 80%, và sau đó lấy trung bình kết quả này với giá trị tại điểm đo 60%. Độ chính xác của kết quả đo này có thể đạt được mức chấp nhận được theo tiêu chuẩn cho việc xác định lưu lượng nước thải (5÷10%) [100]. Việc đo đạc được tiến hành trong 4 đợt trong 2 năm do đó kết quả trung bình của 4 đợt đo này cho độ chính xác có thể cao hơn.

𝑄 = ∑3600𝑣𝑖𝑆𝑖 24 24

𝑖=1

(2.25) Trong đó: Q: Lưu lượng đo được (m3/giờ);

𝑣: Vận tốc tức thời tại thời điểm đo (m/s);

S: Tiết diện ướt dòng nước tại vị trí đo tại thời điểm đo (m2). Lấy mẫu tổ hợp theo TCVN 5981-1995 bằng máy lấy mẫu tự động (Hiệu Refrigerated Wastewater Sampler, Model: WS 700R, hãng GlobalWater – Hoa Kỳ), tần suất lấy mẫu 1h/ 1lần, sau 24h, 24 mẫu được trộn đều trong thùng PE và được chia nhỏ vào 4 bình

76

thủy tinh tối màu 1000ml với nút thủy tinh. Các mẫu được gửi về phòng thí nghiệm của Công ty SFC và tiến hành phân tích ngay trong ngày.

- Mẫu nước được lấy theo các tiêu chuẩn TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) – Chất lượng nước – Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu; TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3: 2003) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu; TCVN 5999:1995 (ISO 5667 -10: 1992) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải;

- Mẫu trầm tích được lấy theo TCVN 6663 - 3:2000 - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 13: Hướng dẫn lấy mẫu bùn nước, bùn nước thải và bùn liên quan; TCVN 6663 - 15: 2004 - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu bùn và trầm tích;

- Thông số BOD5 thực hiện theo TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815-1:2003) - Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BODn) – Phần 1: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allylthiourea; TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815- 2:2003) - Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BODn) – Phần 2: Phương pháp dùng cho mẫu không pha loãng; APHA 5210 B - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải - Xác định BOD;

- Thông số COD thực hiện theo TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) - Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy hoá học (COD); APHA 5220 - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải - Xác định COD;

- Thông số SS thực hiện theo TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) - Chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh; APHA 2540 - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải - Xác định chất rắn lơ lửng; - Thông số NH4+-N thực hiện theo TCVN 5988:1995 (ISO 5664:1984) - Chất lượng nước - Xác định amoni - Phương pháp chưng cất và chuẩn độ; TCVN 6620:2000 (ISO 6778:1984) Chất lượng nước - Xác định amoni - Phương pháp điện thế; - Thông số TN thực hiện theo TCVN 6638:2000 (ISO 10048:1991) Chất lượng nước

- Xác định nitơ - Vô cơ hóa xúc tác sau khi khử bằng hợp kim Devarda; APHA 4500-N.C và 4500-NO3-.E - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải - Xác định nitơ;

77

- Thông số TP thực hiện theo TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004) - Chất lượng nước - Xác định phôt pho - Phương pháp đo phổ dùng amoni molipdat;

- Thông số PCB được thực hiện theo ISO 17858:2007 - Chất lượng nước - Xác định PCB đồng phẳng - Phương pháp sắc ký khí/khối phổ; Phương pháp 8082A ASTM – xác định PCB bằng sắc ký khí khối phổ; Phương pháp 505 ASTM - phân tích PCB trong nước bằng phương phát chiết và sắc ký khí khối phổ;

- Thông số PCB trong bùn và trầm tích thực hiện theo TCVN 8601: 2009 (ISO 10382: 2002) - Chất lượng đất - Xác định hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ và polyclo biphenyl - Phương pháp sắc ký khí với detector bẫy electron;

- Các máy móc, thiết bị chính phục vụ phân tích gồm máy phá mẫu Hach DRB200; Tủ ấm BOD HACH 205; Tủ sấy Memmert UNB400; Cân phân tích Ohaus PA 214; Máy quang phổ Shimazu 2401 PCMáy quang phổ Shimazu 2401 PC; máy sắc ký khí khối phổ và sắc ký khí với detector ECD GCMS và GC-ECD.

Nước thải để vận hành thí nghiệm mô hình được lấy tại điểm M10 – đại diện cho đặc trưng của nước thải lưu vực sông Cầu Bây thời điểm hiện nay. Mẫu làm thí nghiệm được lấy chứa vào thùng nhựa PE 500lít để vận chuyển về phòng thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá một số chất ô nhiễm chủ yếu trong sông cầu bây – hà nội, đề xuất giải pháp xử lý nước thải phù hợp (Trang 89 - 91)