0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Cơ sở quá trình xử lý thông số SSvà PCB

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHẤT Ô NHIỄM CHỦ YẾU TRONG SÔNG CẦU BÂY – HÀ NỘI, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHÙ HỢP (Trang 62 -63 )

7. Cấu trúc của luận án

2.1.4 Cơ sở quá trình xử lý thông số SSvà PCB

𝐶𝐻3COOH + 0,16𝑁𝐻4++ 1,2𝑂2+ 0,2𝑃𝑂43−𝑉𝑖 sinh 𝑣ậ𝑡→ 0,16𝐶5𝐻7𝑁𝑂2 + 1,2𝐶𝑂2+ 0,2(𝐻𝑃𝑂3)𝑝𝑜𝑙𝑦−𝑃+ 0,44𝑂𝐻+ 1,44𝐻2𝑂

(Quá trình tích lũy poly-P trong điều kiện hiếu khí)

(2.11)

2.1.4 Cơ sở quá trình xử lý thông số SS và PCB

Chất rắn lơ lửng (SS) trong nước thải bao gồm SS trong nước thải đầu vào và sinh khối (vi sinh vật) sinh ra trong quá trình xử lý sinh học. SS trong nước thải vào được loại bỏ

PAOs Chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học PO43- Năng lượng PAOs O2 Năng lượng CO2

49

bằng lắng cơ học riêng biệt trước khi xử lý sinh học, hoặc một phần được xử lý sinh học và lắng cùng với bùn sinh học. Một số trường hợp phải bổ sung hóa chất để giúp quá trình lắng hiệu quả hơn bằng quá trình keo tụ. Trong nước thải sau xử lý luôn có một lượng SS nhất định – chủ yếu là các chất rắn khó lắng, tùy công nghệ mà có thể đạt được nồng độ SS khác nhau [33].

PCB bản chất là chất hữu cơ, do đó diễn ra quá trình phân hủy sinh học, mặc dù hiệu suất thấp do là chất hữu cơ khó phân hủy nhưng cũng giúp giảm một phần PCB trong nước thải. PCB (đồng thời với các chất hữu cơ, vô cơ khác có trong nước thải) có khả năng hấp phụ vào bề mặt các chất rắn, đặc biệt là chất rắn có độ xốp cao như vi sinh vật. Lực giữa chất lỏng - rắn thu hút các chất hữu cơ trên bề mặt chất rắn là các lực hấp thụ vật lý (lực Van Der Waals yếu), lực do sự liên kết cộng hóa trị, và lực do hút tĩnh điện. Quá trình lắng loại bỏ SS sau xử lý giúp làm giảm nồng độ PCB trong nước thải [41]. Tùy thuộc vào mức độ phân hủy sinh học và lượng bùn được thải bỏ sau các quá trình xử lý mà mức độ loại bỏ PCB khác nhau. Trong phạm vi luận án này không nghiên cứu giải pháp nào để xử lý PCB với hiệu quả cao mà chỉ đánh giá hiệu quả xử lý PCB của giải pháp công nghệ được nghiên cứu, phát triển để xử lý TN trong điều kiện nước thải có BOD5:TN thấp. Việc xử lý PCB qua các quá trình sinh học là có giới hạn vì bản thân PCB là chất khó phân hủy. Trường hợp PCB không đạt QCCP bắt buộc phải xử lý tăng cường bằng các phương pháp khác như hấp phụ than hoạt tính hoặc oxy hóa bậc cao.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHẤT Ô NHIỄM CHỦ YẾU TRONG SÔNG CẦU BÂY – HÀ NỘI, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHÙ HỢP (Trang 62 -63 )

×