Giải pháp đối với hệ thống chính sách,cơ chế quản lý

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG QUẢN lý tài NGUYÊN SINH học tại vườn QUỐC GIA bến EN HUYỆN NHƯ THANH, TỈNH THANH hóa đến năm 2014 (Trang 57 - 65)

- Kiện toàn và tăng cường năng lực quản lý Nhà nước cho cơ quan đầu mối và cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống về đa dạng sinh học. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước vềđa dạng sinh học, đặc biệt là cán bộ cấp xã. - Xây dựng, ban hành và hoàn thiện cơ chế chính sách, các văn bản liên quan về quản lý đa dạng sinh học.

- Đào tạo nguồn nhân lực và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

- Xây dựng, đưa vào hoạt động và thống nhất quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin vềđa dạng sinh học.

51

- Tổ chức triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng: Phổ biến, quán triệt và xây dựng kế hoạch thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng nhằm tăng nguồn thu hỗ trợ thêm kinh phí cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.

- Cần xây dựng cơ chế đồng quản lý, cùng sử dụng khu vực hồ giữa người dân, Ban quản lý Vườn, Chính quyền địa phương.

- Ban hành quy định về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong Vườn quốc gia.

- Hỗ trợ kinh phí và nâng cao năng lực cho cán bộ; xây dựng cơ chế phối hợp trong quản lý, bảo vệ và sử dụng khu vực hồ Bến En giữa các cơ quan, ban ngành.

4.5.4 Gii pháp đối vi hot động du lch

- Nâng cao nhận thức trong du khách, cộng đồng dân cư và cả trong cán bộ

ngành các cấp, các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch về bảo vệ tài nguyên môi trường đểđảm bảo phát triển du lịch bền vững.

- Bảo vệ và khai thách hợp lý các giá trị sinh thái thuộc vùng lõi Vườn quốc gia. - Kết hợp công tác bảo vệ môi trường với các phong trào xã hội do các ngành, các cấp phát động, xây dựng môi trường du lịch thân thiện, an toàn.

52

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Vườn quốc gia Bến En - Thanh Hóa nằm trong vùng núi đá miền Trung Việt Nam và có tính đa dạng sinh học cao.Có thể khẳng định đây là Đây là một trong những khu rừng có tính đa dạng sinh học cao, cần được bảo tồn, gìn giữ và phát triển ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam.

Hiện nay, tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Bến En đang suy giảm về

thành phần loài cũng như số lượng loài, môi trường sống bị phá hủy. Tuy nhiên, tốc độ

suy giảm đa dạng sinh học đã giảm xuống, điều này được thể hiện ở mức độ phụ thuộc của người dân vào rừng, ý thức của người dân với việc bảo vệ rừng và công tác quản lý của Ban quản lý Vườn quốc gia.

Các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến đa dạng sinh học trong Vườn quốc gia Bến En như sau:

+ Ảnh hưởng của người dân vùng đệm và vùng lõi : Đây là nguyên nhân chính ,do cộng đồng và người dân chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và giá trị của công tác quản lý bảo tồn ĐDSH, đời sống của người dân còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên

ĐDSH. Các hoạt động khai thác gỗ, săn bắt động vật, khai thác lâm sản ngoài gỗ, lấn chiếm đất rừng vẫn xẩy ra thường xuyên…..

+ Ảnh hưởng hưởng của hoạt động du lịch: Tuy hiện nay số lượng khách đến du lịch sinh thái vẫn chưa nhiều nhưng nhất thiết phải có biện pháp bảo vệ và tuyên truyền đến khách tham quan về bảo vệ môi trường. Cần tăng cường công tác tuần tra giám sát để quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên hiện có.

+ Công tác quản lý bảo vệ Vườn quốc gia còn nhiều bất cập. Hoạt động khai thác gỗ trái phép, hoạt đông đánh bắt cá tại hồ bằng các biện pháp hủy diệt vẫn còn xảy ra. Theo người đân cho biết lực lượng cán bộ kiểm lâm thường xuyên kiểm tra còn ít nên hiệu quả của việc quản lý chưa tốt

5.2. Kiến nghị

1. Cần đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng bền vững

53

lý” trong công tác bảo tồn ĐDSH; Giải pháp về phát triển kinh tế xã hội nâng cao

đời sống cho người dân trong và xung quanh khu vực VQG; Giải pháp về cơ chế

chính sách hỗ trợ người dân và xây dựng các văn bản về chia sẻ lợi ích có được từ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quản lý bảo tồn ĐDSH; Giải pháp về tổ chức - kỹ thuật như quy hoạch vùng lõi, vùng đệm, tăng cường các hoạt động nghiên cứu, giám sát ĐDSH.

2. Có nhiều thời gian và điều kiện để nghiên cứu và tìm hiểu thêm về mối quan hệ giữa các bên liên quan, để cùng nhau tham gia bảo vệ bên vững nguồn tài nguyên của VQG. Tìm hiểu thêm về vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ

rừng, áp dụng quản lý tài nguyên trên cơ sở cộng đồng. Nâng cao chất lượng đời sống dân cư vùng đệm và vùng lõi nhằm giảm thiểu tác động đến nguồn tài nguyên của VQG. Có chính sách quy hoạch phù hợp đối với hoạt động du lịch sinh thái để

không ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài trong vườn.

3. Cần thực hiện đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt hơn nữa trong công tác bảo tồn và quản lý tài nguyên. Tăng cường thêm cán bộ kiểm lâm và các cán bộ có trình độ chuyên môn cao để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và tuần tra bảo vệ rừng của vườn. Thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên đối với người dân vùng đệm và cùng lõi.

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt

1.Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2002), “Chiến lược quốc gia quản lý hệ thống khu bảo tồn của Việt Nam 2002-2010”.

2.Bộ Tài nguyên và môi trường (2004), “Đa dạng sinh học và bảo tồn”, Hà Nội. 3.Bộ Tài nguyên và môi trường (2005), “Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia- Chuyên đềĐDSH”, Hà Nội

4.Bộ Tài nguyên và môi trường (2010), “Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia- Chuyên đềĐDSH”. Hà Nội.

5.Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), “Nghị định 32/2006/NĐ-CP, về quản lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm”, Hà Nội.

6.Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), “Luật số 20/2008/QH12, luật Đa dạng sinh học”, Nxb Hồng Đức.

7.Cục bảo tồn ĐDSH (2010), “Báo cáo triển vọng ĐDSH toàn cầu lần thứ 3”, Hà Nội.

8.Danh lục sách đỏ thế giới (IUCN), (2012)

9.Định hướng chiến lược bảo tồn thiên nhiên VQG Bến En giai đoạn 2011- 2020, tầm nhìn 2030

10. Hạt kiểm lâm VQG Bến En (2012), “Báo cáo tổng kết năm 2012”.

11. Hoàng Văn Sâm (2009), “Báo cáo kết quả điều tra giá trị sử dụng và bảo tồn thực vật VQG Bến En năm 2009”.

12. Nguyễn Nghĩa Thìn (2002) “Báo cáo đa dạng sinh học khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên”

13. Phân viên Điều tra quy hoạch rừng Bắc Trung Bộ (2000), “Báo cáo

điều tra cơ bản khu hệđộng thực vật VQG Bến En”.

14. Tổng cục Môi trường (2011), “Giới thiệu một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam”.

55

B. Tài liệu trên internet

Báo điện tử:

16. Ý Lâm (2011), “Hội nghị Durban đạt được thỏa thuận lịch sử về khí hậu toàn cầu”. Sự kiện môi trường 2011 ngày 12/12/2011 Truy cập ngày 21/01/2014 từ: http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/52225/thoa-thuan--lich-su--ve-khi- hau-toan-cau.html

56 PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN (Dành cho hộ gia đình)

Tôi đang thực hiện điều tra hiện trạng quản lý VQG Bến En. Vì vậy, tôi rất mong sự tham gia của ông/bà vào cuộc phỏng vấn này. Toàn bộ nội dung ông/bà trả

lời trong phiếu phỏng vấn này chỉ nhằm mục đích nghiên cứu, do đó sẽđảm bảo tuyệt đối tính an toàn và bảo mật.

Rất mong ông/bà cung cấp thông tin chính xác để cuộc nghiên cứu đạt được kết quả tốt nhất.

Phần 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN 1. Họ và tên:... 2. Địa chỉ:………., xã..., huyện Như Thanh , tỉnh Thanh Hóa. 3. Sốđiện thoại:……….. 4. Dân tộc:...; 5. Tuổi: ……... 6. Giới tính:………;7. Trình độ văn hóa……….. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Số nhân khẩu trong gia đình:... người

9. Thời gian phỏng vấn: Ngày … tháng 4năm 2015.

Câu 1: Gia đình ông (bà) đã sống ở đây bao lâu?

Trước năm 1992 1992-2000 2000 đến nay

Câu 2: Khoảng cách từ gia đình ông ( bà) đến VQG là bao nhiêu?

<1km 1-3 km >3km

Câu 3: Mức thu nhập hiện nay của gia đình ông ( bà) là bao nhiêu ( triệu

đồng/năm):

<5 triệu 5-10 triệu >10 triệu

Câu 4: Theo ông (bà) nghề nghiệp của ông (bà) có ảnh hưởng tới VQG không?

Có Không

Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào?…………... ...

57

Phần II: Thông tin về VQG

Câu 5: Theo ông (bà) ở VQG loài động vật nào có số lượng nhiều nhất?

... ...

Câu 6: Theo ông (bà) ở VQG loài thực vật nào có số lượng nhiều nhất?

... ...

Câu 7: Theo ông ( bà) trong 1 năm số lượng các loài có thay đổi đổi không?

Có Không

Câu 8: Thời điểm nào xuất hiện nhiều nhất trong ngày, trong năm?

...

Câu 9: VQG có mang lại lợi ích gì cho gia đình ông (bà) không?

Có Không

Có thì hỏi câu 11

Không chuyển sang câu 12

Câu 10: Mang lại lợi ích như thế nào?( Kinh tế, môi trường, du lịch, an ninh xã hội) ...

Câu 11: VQG có ảnh hưởng đến đời sống của ông (bà )hay không?

Có Không

- ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 12: Ông (bà) có khai thác các loại gỗ trong vườn quốc gia hay không ?

Có Không

- Nếu có thì được sử dụng vào mục địch gì?

... ...

Câu 13: Ông ( bà) có khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ trong vườn quốc

58

Câu 14: Ông (bà) có thấy có hiện tượng săn bắn các loài động trong VQG hay không?

Có Không

Những loài động nào thường bị săn bắt và khai thác?

………

Câu 15: Theo ông (bà) tình hình quản lý vườn quốc gia như thế nào?

Tốt Trung bình Kém

Câu 16: Theo ông (bà) việc chăm sóc các loài động, thực vật có được quan tâm hay không?

Có Không

Câu 17: Hằng ngày có người đến tham quan VQG không?

Có Không

- Nếu có thì số lượng khách thế nào?

Nhiều Ít Không có

Tập trung vào những khoảng thời gian nào?... ……….

Câu 18: Các năm trở lại đây, số lượng khách đến tham quan có thay đổi không?

Không Tăng ít Tăng nhiều Giảm

Câu 19: Ông (bà) có được tham gai các lớp tập huấn hay tuyên truyền để bảo vệ

VQG hay không?

Có Không

Câu 20: Ông (bà) có kiến nghị gì với ban quản lý VQG hay chính quyền địa phương?

... ... ...

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự tham gia của ông/bà !

Ghi nhận của người phỏng vấn Người phỏng vấn:

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG QUẢN lý tài NGUYÊN SINH học tại vườn QUỐC GIA bến EN HUYỆN NHƯ THANH, TỈNH THANH hóa đến năm 2014 (Trang 57 - 65)