Công tác đào tạo phát triển du lịch sinh thái và giáo dục nhận thức

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG QUẢN lý tài NGUYÊN SINH học tại vườn QUỐC GIA bến EN HUYỆN NHƯ THANH, TỈNH THANH hóa đến năm 2014 (Trang 53 - 55)

a. Công tác đào tạo

Nhằm tăng cường kỹ năng và kiến thức của các cán bộ trong khu vực và các bên liên quan, công tác đào tạo đã được chú trọng và triển khai. Đã có nhiều lượt người được gửi đi đào tạo, mỗi năm tổ chức 2-3 đợt tập huấn cho các cán bộ kiểm lâm trẻ, mỗi đợt đào tạo 3-4 ngày. Các nội dung đào tạo gồm: Nghiệp vụ kiểm lâm, PCCCR, kỹ năng tuần tra giám sát ĐDSH, kỹ năng tuyên truyền nâng cao nhận thức và giáo dục môi trường, nghiệp vụ hành chính văn phòng, du lịch sinh thái và kiến thức cơ bản về bảo tồn cho cán bộ lãnh đạo và cộng đồng. Tuy nhiên, còn những tồn tại như: Lực lượng kiểm lâm ít, phải thay nhau tham gia các khóa đào tạo nên thường gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Việc đào tạo chuyên sâu cho cán bộ là rất cần thiết, đặc biệt đối với cán bộ kỹ thuật, để họ có khả

năng thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu trong tương lai. Kết quảđào tạo trong thời gian rất dàn trải trên nhiều lĩnh vực, cộng với kinh phí hạn hẹp nên những nhiệm vụ

chuyên sâu chưa thực hiện được.

b. Phát triển du lịch sinh thái và giáo dục bảo tồn

Số lượng khách đến tham quan du lịch tại VQG đang dần tăng lên qua các năm. Số lượng khách tập trung chủ yếu vào mùa hè. Khách đến VQG chủ yếu là để

nghiên cứu, khách thường chỉ ở trong ngày. Tuy nhiên hiện nay khách đến tham quan VQG vẫn còn ít vì vậy người dân được hưởng lợi từ các hoạt động dịch vụ vẫn chưa nhiều.

47

Bảng 4.16: Số lượng khách thăm quan qua các năm

TT Năm Lượt khách Tổng Khách nội địa Khách quốc tế 1 2006 2.254 2.231 25 2 2007 1.187 1.187 0 3 2008 3.687 3676 11 4 2009 3.856 3.833 23 5 2010 5.827 5791 36 6 2011 6570 6503 67 7 2012 8.085 7983 102 8 2013 10.348 10.123 225 9 2014 12.753 12.438 315 Tổng 54567 53763 804

(Nguồn: Ban du lịch VQG Bến En, 2014)

Hướng dẫn du lịch và giáo dục môi trường là một nhiệm vụ quan trọng của Vườn quốc gia Bến En, được giao cho Ban du lịch sinh thái thực hiện.

- Tổ chức hướng dẫn và giáo dục môi trường: Vườn xây dựng trung tâm giáo dục môi trường, mọi du khách khi đến thăm quan làm việc tại Vườn đều được hướng dẫn, giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái rừng, các giá trị đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên và vị trí, vai trò của Vườn quốc gia đối với môi trường sinh thái và cuộc sống của con người cũng như những tác động của nó

đối với sự phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.

Du khách được giới thiệu về vị trí, vai trò và các lợi ích mà Vườn quốc gia

đem lại, từđó có nhận thức đúng đắn hơn về giá trị của rừng đối với cuộc sống của họ. Đặc biệt đối với người dân sống trong vùng đệm và vùng lõi của Vườn hiểu

được những giá trị của Vườn quốc gia, tác động đến nhận thức của họ từ đó hình thành ý thức chấp hành các quy định bảo vệ rừng và tham gia bảo vệ rừng, góp phần xã hội hóa công tác bảo vệ rừng làm giảm áp lên tài nguyên rừng của Vườn quốc gia.

Trong nhưng năm qua, thông qua việc lồng ghép các chương trình dự án, chương trình quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ... từ nguồn kinh phí

48

ngân sách Nhà nước và nguồn vốn tài trợ phi chính phủ của các tổ chức Quốc tế như: Quỹ bảo tồn Việt Nam (VCF), tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ)..., Vườn quốc gia Bến En đã thực hiện Chương trình giáo dục môi trường nâng cao nhận thức bảo tồn

được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức và cho nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là đối tượng học sinh. Tổ chức các hoạt động tập huấn về nghiệp vụ

và phát hành tờ rơi cho người dân địa phương.

Tổ chức 01 cuộc thi cho các em học sinh tiểu học và trung học cơ sở thuộc các xã vùng đệm để tìm hiểu về Vườn quốc gia Bến En. Sau cuộc thi lựa chọn trường điểm để nhân rộng chương trình cho toàn huyện. Ngoài ra, còn nhiều hoạt

động khác cho đối tượng cộng đồng như: Tổ chức hội nghị tuyên truyền, tuyên truyền bằng hình ảnh, chiếu phim... Xây dựng được 02 cuốn băng tư liệu với thời lượng 20 phút cho công tác tuyên truyền giáo dục bảo tồn nguồn gen loài Lim xanh và loài gà rừng để lồng ghép tuyên truyền trong các hội nghị. Xây dựng 05 bộ phim tuyên truyền và giới thiệu về Vườn quốc gia Bến En trên đài truyền hình Trung

ương và truyền hình tỉnh Thanh Hóa. Những hoạt động tuyên truyền trên đã góp phần quan trọng trong việc quản lý bảo vệổn định tài nguyên rừng của Vườn.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư trong vùng về các giá trị

bảo tồn là một trong những hoạt động thúc đẩy tiến trình bảo tồn ĐDSH một cách có hiệu quả. VQG đã quan tâm giải quyết việc làm tạo nguồn thu nhập thông qua các hỗ trợ

về trồng rừng, giao khoán bảo vệ rừng. Ngoài ra, một số Chương trình do các tổ chức quốc tế tài trợđã phát huy hiệu quả tích cực đối với cộng đồng dân cư.

4.5. Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Bến En

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG QUẢN lý tài NGUYÊN SINH học tại vườn QUỐC GIA bến EN HUYỆN NHƯ THANH, TỈNH THANH hóa đến năm 2014 (Trang 53 - 55)