Kiến nghị giải quyết vấn đề nguyên nhân gia tăng tội phạ mở người chưa

Một phần của tài liệu tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong luật hình sự việt nam (Trang 73 - 82)

5. Bố cục đề tài

3.3.3.2. Kiến nghị giải quyết vấn đề nguyên nhân gia tăng tội phạ mở người chưa

thành niên

Thiết nghĩ, cách sửa đổi luật theo hướng hạ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hay tăng thật nặng mức hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội cũng chỉ giải quyết được phần “ngọn” của vấn đề trẻ hoá tội phạm như hiện nay. Theo như quan điểm của luật sư Vũ Tấn Vinh thì “Nếu sau này có những trẻ 10 tuổi, 12 tuổi phạm tội

còn tàn ác hơn Lê Văn Luyện thì chúng ta lại tiếp tục hạ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự?”. Trong khi đó, theo luật sư Trịnh Thanh “Kinh tế, văn hóa, giáo dục… hiện nay có

nhiều bất ổn chính là nguyên nhân tạo ra những hiện tượng bất ổn trong xã hội. Cần tìm hiểu nguyên nhân sâu xa dẫn đến tỉ lệ tội phạm gia tăng từ đó có hướng giải quyết đồng

bộ. Nếu sửa luật theo hướng tăng nặng hình phạt, giảm độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự… sẽ liên quan đến nhiều ngành và cần phải có công trình nghiên cứu kỹ để xem xét, đánh giá".

Do đó, theo người viết, muốn đấu tranh phòng chống tội phạm chưa thành niên hiệu quả, thì phải tìm ra những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh loại tội phạm này, từ đó tìm ra những giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa tội phạm chưa thành niên phát sinh. Cũng giống như người thầy thuốc, muốn chữa hết bệnh cho bệnh nhân phải tìm được đúng bệnh và áp dụng đúng pháp đồ điều trị.

Vấn đề phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội là một vấn đề rộng lớn của toàn xã hội, nhưng trước hết phải tiến hành từ gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, là yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của người chưa thành niên. Vì vậy, xây dựng gia đình văn hoá mới có lối sống lành mạnh, thành viên tôn trọng lẫn nhau,

thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức xã hội sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc ngăn ngừa những nhân tố tiêu cực tác động đến người chưa thành niên, đồng thời cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường và sự quan tâm của xã hội.

- Tăng cường vai trò quản lý của gia đình đối với người chưa thành niên

Công tác giáo dục được thể hiện cụ thể như việc lựa chọn phương pháp giáo dục đúng, tăng cường trách nhiệm trong quản lý và giáo dục con cái, kiểm tra các hoạt động hằng ngày của các em để kịp thời uốn nắn, sửa chữa các lệch lạc trong suy nghĩ và hành động, không để các em bị lợi dụng, lôi kéo vào con đường tiêu cực là hết sức cần thiết.

Các bậc cha mẹ cần được nâng cao tri thức về phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội để họ có định hướng và có biện pháp quản lý, giáo dục con cái. Xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm cho các em lớn khôn và trưởng thành, không vi phạm pháp luật, không phạm tội và mắc tệ nạn xã hội, đảm bảo được đời sống kinh tế gia đình để trẻ em có những điều kiện sống tối thiểu như ăn, mặc, ở, sinh hoạt, học hành.

Có thể nói rằng, trách nhiệm của cha mẹ trong việc giáo dục con cái, phòng ngừa, khắc phục, hạn chế đến mức thấp nhất thực trạng người chưa thành niên phạm tội là vô cùng quan trọng. Thiết nghĩ, các bậc cha mẹ nên dành nhiều thời gian quan tâm chăm sóc đến con cái của mình, nên uốn nắn giáo dục trẻ từ nhỏ. Hãy dạy cho trẻ biết cái gì là “nên” hay “không nên”, thế nào là “tội phạm” và thế nào là “công dân có ích cho xã hội”, nhằm góp phần tạo nên những công dân vừa có tài vừa có đức, những niềm hi vọng mới cho tương lai của đất nước ta.

- Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các cơ quan chức năng

khác trong việc quản lý, giáo dục phòng chống vi phạm pháp luật ở học sinh, sinh viên

Cụ thể là, các cơ sở đào tạo có trách nhiệm quản lý giáo dục học sinh, sinh viên trong các trường học, đưa nội dung giáo dục, pháp luật và các quy định bảo vệ an ninh, trật tự vào chương trình giáo dục chính khóa ở các cấp học; phối hợp tốt với gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, bảo vệ an ninh, trật tự trong khu vực nhà trường.

Tóm lại, đóng vai trò là một mắc xích quan trọng trong công tác giáo dục ý thức trẻ vị thành niên, nâng cao nhận thức về pháp luật cho thanh – thiếu niên, góp phần ngăn chặn tình trạng trẻ hoá tội phạm, nhà trường cần phát huy tối đa khả năng vốn có của mình để thực hiện tốt sứ mệnh được giao phó là đào tạo nên nhân tài cho đất nước.

- Tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền và phát huy hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan Nhà nước trên các lĩnh vực

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; ý thức tôn trọng pháp luật, trách nhiệm công dân trong phòng, chống vi phạm tội phạm, phổ biến rộng rãi những gương người tốt, việc tốt; phản ảnh kịp thời những hiện tượng tiêu cực, giúp các cơ quan chuyên trách phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm, phạm tội, thường xuyên kiểm tra và kiên quyết khắc phục những hiện tượng không lành mạnh.

Nhà nước, chính quyền địa phương quản lý, giám sát chặt chẽ một số ngành nghề nhạy cảm dễ vi phạm pháp luật như các quán cafê, quán rượu, internet, các cửa hàng băng đĩa… để cho trẻ em và học sinh, sinh viên không vi phạm pháp luật, nhiễm các hành vi bạo lực, văn hoá phẩm đồi truỵ khi tham gia giải trí các dịch vụ này.

Cần nâng cao hiệu quả các biện pháp quản lý nhà nước về an ninh trật tự, củng cố các lực lượng nghiệp vụ trực tiếp phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, nhất là các lực lượng ở cơ sở, bảo vệ dân phố, dân phòng, bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách của các cơ quan, xí nghiệp; đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, liên tục phát động quần chúng tấn công trấn áp tội phạm; kịp thời phát hiện, phòng ngừa đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm nguy hiểm; phối hợp với ngành nội chính tiến hành điều tra, truy tố, xét xử kịp thời các đối tượng phạm tội; nghiên cứu, dự báo tình hình tội phạm, đề xuất chủ trương, biện pháp đấu tranh phù hợp.

Triển khai tốt việc dạy nghề cho các đối tượng ở các trại giam, đưa chương trình việc làm vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hỗ trợ giải quyết việc làm cho các đối tượng vừa ra khỏi các trường giáo dưỡng hoặc trại giam nhanh chóng tái hòa nhập với cộng đồng.

Đã đến lúc chúng ta cần xem xét lại hiệu quả gắn kết của “tam giác”: Gia đình - Nhà trường - Xã hội. Đã đến lúc ngành giáo dục, gia đình, các chuyên gia tâm lý, nhà làm luật… cần ngồi lại với nhau để phân tích cặn kẽ nguyên nhân nhằm tìm ra một giải pháp mạnh mẽ, triệt để, thiết thực nhằm hạn chế và ngăn chặn những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tội phạm ở thanh thiếu niên. Bởi như PGS.TS Trịnh Hòa Bình nhận định thì

“Cái ác vẫn tồn tại trong lòng xã hội. Nếu cả xã hội không đồng tâm, kết lại đứng bên nhau thì cái ác có thể nảy sinh ở bất cứ nơi đâu, bất cứ vị trí nào, không kể người thất

KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ những nội dung về mặt lý luận, pháp lý và thực tiễn mà người viết tìm hiểu về đề tài “Tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong Luật Hình sự Việt Nam”. Qua quá trình nghiên cứu nội dung của đề tài này người viết rút ra được một số kết luận cơ bản sau:

Chế định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một trong những căn cứ quan trọng để xác định yếu tố chủ thể của tội phạm. Việc xác định chính xác tuổi của người phạm tội có ý nghĩa rất lớn đến việc xác định tội phạm và trách nhiệm hình sự, trong nhiều trường hợp, nó có ý nghĩa quyết định trong việc khẳng định có phạm tội hay không phạm tội cũng như có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không. Bên cạnh vai trò vô cùng quan trọng của tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì phải thừa nhận rằng các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng về chế định này đang bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót mà cần phải nhanh chóng được khắc phục.

Hiện nay, nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa, phát triển theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đời sống nhân dân ngày càng khấm khá hơn, trình độ nhận thức của người dân cũng được nâng cao đáng kể so với trước đây. Trong bối cảnh đó, thì tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật diễn biến phức tạp với mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng hơn, cho nên vấn đề này đang trở thành mối lo ngại của toàn xã hội, cần được đặc biệt quan tâm. Chính vì thế việc nghiên cứu các quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự là vô cùng cần thiết nhằm hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật, góp phần hạn chế tình trạng phạm tội ở lứa tuổi chưa thành niên.

Qua quá trình nghiên cứu luận văn này người viết đã rút ra được nhiều bài học. Việc người chưa thành niên phạm tội ngày càng phổ biến do nhiều nguyên nhân, đó có thể là các nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau nhưng quan trọng hơn cả là do sự thiếu ý thức từ trong suy nghĩ của người chưa thành niên. Do môi trường sống không được lành mạnh, công thêm việc không được sự giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội nên hình thành nên nhân cách không tốt, chính vì thế để khắc phục nguyên nhân này cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội. Bên cạnh giáo dục, tuyên truyền thì quy định pháp luật phải nghiêm khắc hơn, thể hiện sự nghiêm minh nhằm răn đe toàn dân ý thức tôn trọng pháp luật.

Với mục tiêu hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về tình hình người chưa thành niên phạm tội sao cho phù hợp với thực tế, người viết đã tìm hiểu chế định tuổi chịu trách nhiệm hình sự và hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội

theo quy định của pháp luật Hình sự hiện hành. Bên cạnh đó, người viết cũng tham khảo các ý kiến của các nhà nghiên cứu luật học thông qua các bài viết chuyên khảo, bài báo…

Trên cơ sở nghiên cứu những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và tìm hiểu trên thực tế tình hình phạm tội hiện nay bằng những vụ án cụ thể. Người viết đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những bất cập của quy định pháp luật và từ đó góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người trong đấu tranh phòng chống tội phạm, giáo dục ý thức đối với mọi người nói chung và người chưa thành niên phạm tội nói riêng, hạn chế tình hình vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự cho toàn xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



 Văn bản quy phạm pháp luật

1. Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989

2. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001

3. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1986

4. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009

5. Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005

6. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004

7. Luật Đặc xá năm 2007, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007 8. Nghị quyết 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng Thẩm phán

Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985

9. Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT (ngày 12/7/2011) của VKSNDTC, TANDTC, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ LĐ,TB&XH hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên

 Sách, tạp chí

10. Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam (Quyển 1- Phần chung), Nxb Chính trị quốc gia- sự thật, 2010

11. Nguyễn Mai Bộ: Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân

12. Lê Cảm, Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung Luật hình sự, tập III, Nxb Công an nhân dân Hà Nội, 2000

13. Lê Cảm, sách chuyên khảo Sau đại học Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật Hình sự ( phần chung), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2005

14. Phan Khắc Giảng: Luật hình giải nghĩa và quy hình, Nxb Vĩnh Long – Sài Gòn, 1933

15. Nguyễn Văn Hào: Bộ hình luật Việt Nam, xuất bản dưới sự bảo trợ của Bộ Tư pháp (chế độ Sài Gòn), 1962

16. Phan Trung Hiền: Lý luận về Nhà nước và pháp luật quyển 2, Nxb Chính trị - quốc gia

17. Nguyễn Ngọc Hòa & Lê Thị Sơn: Từ điển pháp luật hình sự, Nxb Tư pháp Hà Nội, 2006

18. Phan Huy Lê: Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1960

19. Đỗ Ngọc Quang: Tìm hiểu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về tham nhũng trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân Hà Nội, 1997

20. Đinh Văn Quế: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (phần chung), Nxb TP.HCM, 2000

21. Đinh Văn Quế: Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự

trong Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, 2000 22. Lê Đức Thọ: Từ điển Thuật ngữ pháp lý

23. Kiều Đình Thụ: Tìm hiểu Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1996

24. Đào Trí Úc (chủ biên): Mô hình lý luận về Bộ luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 1993

25. Hoàng Việt: Luật lệ tập II, Nxb Văn hóa – Thông tin, 1994

26.Nguyễn Như Ý (chủ biên): Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa – Thông tin, 1999

27. Trang thông tin điện tử

28. Minh Anh, Đề xuất hạ tuổi thành niên xuống 16, nguồn:

http://www.tinmoi.vn/de-xuat-ha-tuoi-thanh-nien-xuong-16-

011097236.html, [truy cập ngày 09/4/2013]

29. Loan Anh, Mẹ già quặn lòng để con ngồi tù vì sướng hơn đi lang thang, nguồn: http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Me-gia-quan-

long-de-con-ngoi-tu-visuong-hon-di-lang-thang/2131584779/302/,

[truy cập ngày 04/4/2013]

30. Lê Bình, Mỗi năm có 10.000 vụ trẻ em vi phạm pháp luật, nguồn:

http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=703&id=470286,

[truy cập ngày 08/4/2013]

31. TS. Lã Thị Bưởi, Say rượu bệnh , nguồn:

http://www.benh.vn/cham-soc-dan-ong/Say-ruou-benh-ly/98/35/22-

5-2011.htm. [Truy cập ngày 01/3/2013]

32. Nguyễn Duy Chiến, Đánh chết con vì tưởng là ma, nguồn:

http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Danh-chet-con-vi-tuong-la-

ma/30188389/218/, [truy cập 04/4/2013]

33. Văn Chung, Cần tiền mua điện thoại, cậu học sinh lớp 12 gây ra

thảm án, nguồn: http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/574150/Can-

tien-mua-dien-thoai-cau-HS-lop-12-gay-ra-tham-an-tpot.html, [truy

cập ngày 08/4/2013]

34. Chuyên đề pháp luật: Tình hình tội phạm vị thành niên”, nguồn:

http://www.luatsurieng.net/thong-tin-phap-luat/chi-tiet/tinh-hinh-

pham-toi-vi-thanh-nien, [truy cập ngày 09/4/2013]

35. Thế Cường, Khởi tố nữ sinh lớp 9 giết bạn phi tang xác xuống ao, nguồn: http://dantri.com.vn/su-kien/khoi-to-nu-sinh-lop-9-giet-ban-

phi-tang-xac-xuong-ao-596899.htm, [truy cập ngày 08/4/2013]

36. Theo Gia đình và trẻ em, Đừng quay lưng lại với trẻ em phạm tội, nguồn: http://giadinh.net.vn/nuoi-day-con/dung-quay-lung-lai-voi-

37. Lê Hoàng, Kẻ vứt xác nữ sinh nhận là “em” sát thủ Lê Văn Luyện,

Một phần của tài liệu tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong luật hình sự việt nam (Trang 73 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)