5. Bố cục đề tài
3.1.2.2. Về mức độ phạm tội của người chưa thành niên
Các hành vi vi phạm pháp luật mà người chưa thành niên hay phạm phải là: trộm cắp, cố ý gây thương tích, cướp giật, gây rối trật tự công cộng…trong đó có nhiều đối tượng thực hiện hoặc tham gia những vụ án đặc biệt nghiêm trọng như giết người, hiếp dâm… Bên cạnh đó còn thực hiện các tệ nạn xã hội khác như ma tuý, mại dâm, cờ bạc…
Hàng loạt các vụ án trên thực tế do người chưa thành niên gây ra với tính chất và mức độ nghiêm trọng khiến dư luận xã hội xôn xao. Có những vụ án mạng dã man, tàn nhẫn, mất tính người do những người chưa thành niên thực hiện. Điển hình có thể kể đến vụ án cướp tiệm vàng Ngọc Bích (ở phố Sàn, Lục Nam, Bắc Giang) do Lê Văn Luyện thực hiện, hành động của Luyện là một chuỗi hoạt động có ý thức, Luyện đã lên kế hoạch từ trước, chuẩn bị sẵn hung khí, thậm chí khi đã lọt được vào nhà, hắn không thực hiện hành vi trộm cắp tài sản trước mà nằm phục lại đến hơn 3 giờ đồng hồ chỉ để chờ giết từng người nhà nạn nhân. Sau khi gây án xong, hắn còn bình tĩnh lau dọn hiện trường, gọi người đến đón và bỏ trốn sang Trung Quốc. Hành vi của Luyện đã tước đoạt mạng sống của 3 người, trong đó có một cháu bé mới 18 tháng tuổi, bé Bích may mắn sống sót là ngoài dự liệu của hắn. Với tội ác như vậy, nhưng vì lý do khi thực hiện hành vi, Luyện chưa đủ 18 tuổi nên theo quy định của luật, Toà án chỉ tuyên phạt Lê Văn Luyện 18 năm tù.
3.1.2.3. Về hung khí mà người chưa thành niên sử dụng khi gây án
Những năm gần đây, xu hướng sử dụng hung khí nguy hiểm để gây án của người chưa thành niên cũng gia tăng đáng kể. Hung khí thường được sử dụng như : dao, kiếm Nhật, mã tấu, gậy sắt, dùi cui điện…thậm chí còn có trường hợp người chưa thành niên sử dụng súng để gây án. Ngày 03/6/2012, cảnh sát Hà Nội bất ngờ kiểm tra xe taxi có biểu hiện nghi vấn tại nút giao thông Nguyễn Chí Thanh – Đê La Thành, phát hiện hai đối tượng là Đỗ Văn Tâm (sinh năm 1996) và Lã Huy Định (sinh năm 1979) mang theo một khẩu súng Colt tự chế với 5 viên đạn và một dao găm dạng gấp. Trong đó, khẩu súng
40
Lê Bình, Mỗi năm có 10.000 vụ trẻ em vi phạm pháp luật, nguồn:
được tìm thấy trên người của đối tượng Tâm. Qua khai thác tại chỗ, thì Tâm và Định đang trên đường đi “hỗ trợ” nhóm bạn đang gặp xích mích với một nhóm khác.41
Các đối tượng này thường đem theo hung khí bên người, khi xảy ra va chạm, xích mích hoặc chỉ cần một lời nói, ánh mắt “đểu” là sẵn sàng xông vào gây án. Như vụ án thứ ba, đối tượng Nguyễn Quốc Huy chỉ vì bị bạn cốc đầu mà đã về nhà lấy dao để “nói chuyện” với Đạt, dẫn đến cái chết oan uổng cho Nguyễn Quang Trường.
3.1.2.4. Về xu hướng hoạt động theo băng nhóm của người chưa thành niên
Ngoài việc sử dụng hung khí nguy hiểm, thì vấn đề xu hướng hoạt động theo băng nhóm của người chưa thành niên cũng là vấn đề đáng quan tâm. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp người chưa thành niên không phạm tội một mình. Mà họ phạm tội còn do sự hỗ trợ, giúp sức hoặc cùng thực hiện hành vi với người khác, điển hình là vụ án thứ tư mà người viết đã nêu.
Băng nhóm tội phạm của người chưa thành niên thông thường không giống hoàn toàn như những băng nhóm chuyên nghiệp, có tổ chức do người đã thành niên thành lập. Có thể, lúc đầu đó chỉ đơn thuần là một nhóm bạn cùng chung sở thích hoặc mục đích (nhưng đa phần những sở thích hoặc mục đích này cũng ít nhiều liên quan đến tệ nạn xã hội như: đi bar, sử dụng thuốc lắc, đua xe…), tuy nhiên sau một thời gian, họ bị những nhân tố ngoại lai khác tác động như: bạn bè xấu rủ rê, chịu sự lợi dụng của những tội phạm đã trưởng thành, hay cần tiền, thích thể hiện mình… thúc đẩy họ rơi vào con đường phạm tội.
Đơn cử như vụ án xảy ra vào ngày 25/3/2010 tại quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng “người yêu” bị thiệt thòi, nhóm đối tượng gần 20 người ( đều là những người chưa thành niên, khoảng 13-15 tuổi) do Võ Hoàng Phước (15 tuổi) dẫn đầu đã truy đuổi nạn nhân là Phạm Huấn (15 tuổi) với mục đích dạy cho Huấn một bài học. Nhóm này đã truy đuổi và dùng dao đâm nạn nhân hai nhát khiến Huấn gục ngay tại chỗ và tử vong trên đường đi cấp cứu.42
Bên cạnh đó, có những đối tượng chưa thành niên lười lao động, thích ăn chơi đua đòi, đã cùng nhau thành lập nên những băng nhóm chuyên nghiệp để cùng nhau đi gây án. Như trường hợp của My “sói” mà người viết đã nêu ở vụ án thứ mười.
41
Bùi Ngà, 9x ra đường là phải có …súng và hung khí, nguồn: http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/9x-ra-duong-la- phai-co-sung-va-hung-khi/65298884/218/, (truy cập 08/4/2013).
42
Quốc Thắng, Cuộc hỗn chiến vì “tình” của băng nhóm tuổi teen, nguồn: http://vnexpress.net/gl/phap- luat/2010/03/3ba1a457/, (truy cập 08/4/2013).
3.2. Nguyên nhân tình hình gia tăng tội phạm đối với lứa tuổi người chưa thành
niên
Có rất nhiều nguyên nhân nhân gây nên tình trạng phạm tội vị thành niên nhưng có thể thấy nổi bật là các nhóm nguyên nhân chính sau:
3.2.1. Hoàn cảnh gia đình
( Nguyên nhân tội phạm vị thành niên do hoàn cảnh gia đình)
Hoàn cảnh gia đình là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến việc người chưa thành niên phạm tội. Cha mẹ thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục con cái hoặc quá nuông chiều con cái hoặc quá kỳ vọng vào con cái đều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm của trẻ. Trong số các trẻ vị thành niên phạm pháp ở Việt Nam thì có đến hơn 70% trẻ không được quan tâm chăm sóc đầy đủ, đúng cách từ gia đình. Theo con số thống kê của trường Đại học An ninh nhân dân, hoàn cảnh gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến việc trẻ phạm tội như sau: 30% trẻ phạm tội có bố, mẹ nghiện ma tuý, ham mê cờ bạc; 21% có gia đình làm ăn phi pháp; 8% có anh chị có tiền án tiền sự; 10,2% trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ; 32% trẻ có bố mẹ ly hôn; 49% trẻ bị cha mẹ đánh đập, chửi mắng; 21% được nuông chiều quá mức, 28% bố mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu và 75% trẻ không được gia đình quan tâm quản lý… Tại trường giáo dưỡng số 2 - Bộ Công an có 60 – 70% em vi phạm pháp luật là do gia đình không giáo dục nghiêm khắc; ở trại giam Thanh Xuân - Bộ Công an thì 57% phạm nhân ở tuổi thanh thiếu niên hay bị bố mẹ mắng chửi, hay có người thân nghiện hút, cờ bạc…43
43
Theo Gia đình và trẻ em, Đừng quay lưng lại với trẻ em phạm tội, nguồn: http://giadinh.net.vn/nuoi-day- con/dung-quay-lung-lai-voi-tre-em-pham-toi-1630.htm, (truy cập 08/4/2013).
Những em thiếu sự quan tâm của bố mẹ sẽ dễ bị lôi kéo vào các hoạt động phạm pháp hoặc các em sẽ dễ tái phạm tội nếu sau khi hết thời gian giáo dục cải tạo về địa phương mà không được quan tâm, quản lý của gia đình. Từ những yếu tố tiêu cực trong gia đình đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Cha mẹ các em chỉ thấy con mình hư hỏng, có mắng chửi thì trẻ hoặc cãi lại, hoặc càng tái phạm tội với mức độ cao hơn. Bố mẹ trẻ cho rằng đưa các em vào những Trung tâm giáo dưỡng với suy nghĩ gia đình không giáo dục được trẻ thì để các cơ quan có thẩm quyền xử lý. Đó chính là những hành động như giọt nước làm tràn ly, chỉ khiến những tư tưởng phá phách của trẻ phát triển với cường độ mạnh hơn, tính chất cũng phức tạp hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó sự nhân nhượng một cách vô nguyên tắc những đòi hỏi vô lý của con cái, lại dần tạo ra cho trẻ những hành động vô nguyên tắc, vô kỷ luật từ đó đẩy các em tới chỗ hư hỏng. Một số gia đình do không nắm vững được tâm lý lứa tuổi mới lớn, cùng với việc thiếu phương pháp sư phạm trong dạy dỗ con cái, nên thường có hành vi cấm đoán, kiềm chế các em bằng các hình thức kỷ luật hà khắc, tách biệt các em với môi trường bên ngoài. Sự kèm cặp chặt chẽ với những hình thức đi đâu, làm gì cũng có người lớn giám sát vô hình chung đã làm các em tách biệt hẳn với xã hội và không phát huy được tính độc lập sáng tạo dẫn đến tâm lý thụ động, chán nản, luôn có xu hướng phá vỡ sự ràng buộc của gia đình để thể hiện bản thân và không ít trường hợp đã bị bạn bè xấu lôi kéo vào con đường phạm tội.
Khi trẻ không còn thấy sự quan tâm chăm sóc của gia đình, lại bị tấn công từ nhiều phía, các em dễ rơi vào cảm giác bị xúc phạm nhiều dẫn đến mất tự chủ, có nhiều phản ứng không kìm chế được. Việc trẻ bỏ nhà ra đi là dấu hiệu sớm báo trẻ chuẩn bị phạm tội. Phần lớn trẻ đều hoạt động theo băng nhóm vì đó là thế giới riêng mà chúng không tìm thấy khi sống ở gia đình. Vì vậy theo các nhà nghiên cứu về trẻ vị thành niên thì khi trẻ đã phạm tội, cách hiệu quả hơn cả không phải là đòn roi trừng phạt, mà trẻ cần điều trị về tâm lý, đồng thời các gia đình cũng nên mở rộng lòng đón nhận các em quay trở lại cộng đồng, giúp trẻ lấy lại thăng bằng và sự tự tin. Đó mới là phương pháp tốt nhất và có tác dụng hữu hiệu nhất.
Xuất phát từ quan điểm này các chuyên gia nghiên cứu về trẻ vị thành niên cho rằng biện pháp tốt nhất để giải quyết tình trạng trẻ em hư là là tác động vào chính gia đình chứ không phải là tác động vào đứa trẻ. Khi phát hiện thấy trẻ có biểu hiện xấu, gia đình cần phải tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục bằng việc tự xem xét về cách thức giáo dục trẻ và môi trường xung quanh đứa trẻ.
Ở nhiều nước phát triển, do có hệ thống an sinh xã hội tốt, chính phủ đã xây dựng và phát triển đội ngũ các cơ quan chuyên làm công tác xã hội. Các nhân viên công tác xã hội này, khi được nhà trường, cha mẹ, cảnh sát, hàng xóm hoặc bất cứ người nào thông báo về các biểu hiện trẻ em hư hoặc trẻ em bị bỏ bê không ai chăm sóc, họ có nhiệm vụ nghiên cứu gia đình đứa trẻ và môi trường xung quanh đứa trẻ để có các biện pháp kịp thời. Hiện nay ở Việt nam không có cơ quan nào đảm trách việc này.
3.2.2. Tâm lý trẻ em giai đoạn vị thành niên
Trẻ em vị thành niên có tâm lý thiếu ổn định, xốc nổi, thích độc lập và thích khẳng định mình. Điều này dẫn đến thái độ sống không đúng đắn và những hành vi xấu của trẻ. Vì vậy nếu chúng ta không kịp uốn nắn, đó là nguyên nhân dẫn đến tội phạm.
Rất ít các công trình nghiên cứu về lứa tuổi vị thành niên của Việt Nam để ý tới việc nghiên cứu, đánh giá những hành vi kém thích nghi, hành vi rối nhiễu và sự thiếu hụt các kỹ năng ứng phó giải quyết vấn đề ở tuổi vị thành niên. Những đứa trẻ thất bại trong việc xử lý những xung đột với cha mẹ, với thầy cô, với bạn bè (nhất là bạn khác giới) có thể bỏ nhà đi lang thang, có thể bỏ lớp, bỏ trường gia nhập vào các nhóm bạn xấu… rồi trở thành tội phạm.
Nghiên cứu trẻ em vị thành niên bỏ nhà đi qua đêm hoặc bỏ nhà gia nhập vào nhóm trẻ lang thang cho thấy các em này thường bày tỏ sự thất vọng, chán nản về gia đình. Đứa trẻ bỏ nhà thường là muốn thoát khỏi môi trường thù nghịch, nơi trẻ không cảm nhận được sự yêu thương, hoặc nơi làm trầm trọng những xung đột. Chẳng hạn, như trẻ có nhu cầu được độc lập, muốn được tôn trọng trong khi cha mẹ không tin trẻ, gia tăng sự kiểm soát, hay xúc phạm trẻ và khi trẻ cảm thấy không còn khả năng thay đổi quan hệ với cha mẹ, trẻ có thể bỏ nhà đi lang thang. Phần lớn những trẻ bỏ nhà đi lang thang có sự thiếu hụt nhận thức và không có kỹ năng giải quyết xung đột.
Những nghiên cứu dựa trên trẻ vị thành niên gặp thất bại trong học tập, có hành vi quậy phá, rối nhiễu tâm lý (tỷ lệ này chiếm từ 10-12%) cho thấy các kỹ năng hợp tác, kiểm soát xung tính, kiềm chế xúc cảm, kỹ năng tự đánh giá, giải quyết các tình huống có vấn đề và đặc biệt là kỹ năng giao tiếp ứng xử trong quan hệ với bạn khác giới ở các em này rất hạn chế. Chẳng hạn, khi nghiên cứu trên hai nhóm vị thành niên là học sinh bình thường (218 em) và những học sinh có vấn đề – cá biệt (168 em) từ lớp 8 đến 12 (14-19 tuổi), các nhà nghiên cứu đã so sánh kỹ năng ứng phó giải quyết vấn đề của hai nhóm này với các tình huống khó khăn, xung đột trong quan hệ liên quan đến cá nhân (quan hệ với cha mẹ; quan hệ với bạn cùng giới, khác giới; quan hệ với người lớn khác, quan hệ với
trẻ ít tuổi hơn). Mức độ đánh giá các kỹ năng chia thành 5 loại: tích cực, hợp lý, tiêu cực, xung tính và lảng tránh. Kết quả cho thấy nhóm trẻ cá biệt có các kỹ năng giải quyết vấn đề một cách hợp lý thấp hơn hẳn nhóm trẻ bình thường, trong khi nhóm trẻ cá biệt sử dụng các giải pháp tiêu cực, xung tính hay lảng tránh cao hơn hẳn nhóm trẻ bình thường. Kết luận của công trình nghiên cứu này cho thấy ở nhóm trẻ có vấn đề – cá biệt, thiếu hụt không chỉ ở nhận thức tình cảm mà thiếu hụt cả các kỹ năng (ví dụ: thiếu kỹ năng tự kiềm chế xung tính, kỹ năng đánh giá hậu quả, kỹ năng phân tích chọn lựa các giải pháp hợp lý…).
3.2.3. Sự thay đổi quá nhanh của xã hội cùng với sự gia tăng của các tệ nạn xã hội
Sự thay đổi quá nhanh của xã hội khiến trẻ không kịp thích ứng, tâm lý trẻ trong giai đoạn vị thành niên lại thiếu ổn định, xốc nổi nên dẫn đến thái độ sống không đúng đắn và những hành vi xấu, trong khi đó người lớn dần ít quan tâm hơn đến đời sống con cái mà chạy theo sự chuyển biến của xã hội. Nếu không kịp uốn nắn, đó chính là căn nguyên tội phạm.
Còn ở góc độ xã hội, chúng ta quá chú trọng phát triển kinh tế, không có nhiều sân chơi lành mạnh để giáo dục nhân cách cho giới trẻ, trong khi đó công tác quản lý nhà nước về các sản phẩm, loại hình văn hoá độc hại còn buông lỏng. Tổ chức đoàn thể có nhiều cố gắng trong việc tổ chức các phong trào thu hút giới trẻ tham gia, nhưng rồi không nuôi dưỡng được phong trào, nên phần lớn phong trào còn mang nặng khẩu hiệu như thế thì dù có nhiệt tình mấy đi nữa thì thanh thiếu niên cũng chỉ đến một lần rồi thôi.
Công tác điều tra, xử lý tội phạm chưa thành niên cũng chưa được kiên quyết, một số vụ việc còn bị tác động bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, nên không đủ sức giáo dục cho người khác.
Một thực tế không thể phủ nhận là việc bùng nổ công nghệ thông tin. Nhiều học sinh, sinh viên bỏ học, bị các quán net lôi cuốn vào các trò chơi trên mạng. Bên cạnh đó các trò chơi thiếu lành mạnh như bạo lực đẫm máu, kích động mạnh hoặc mang nặng tính khiêu dâm, kích dục lại được phô trương tràn lan, phù hợp với tâm lý thích nổi loạn của trẻ vị thành niên. Đó chính là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ em thiếu tiền chơi điện tử,