Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã phấn mễ, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2012 2014 (Trang 30 - 32)

*Tài nguyên đất

Sự hình thành và phân bố tài nguyên đất phụ thuộc nhiều vào địa chất, địa hình, nguồn nước do vậy theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng 1/25.000 của huyện nguồn tài nguyên đất của xã gồm các loại đất sau:

- Đất phù sa được bồi tụ (Pb): Phân bố chủ yếu dọc theo 2 bờ sông Đu, loại đất này thuận lợi cho việc sản xuất cây hàng năm.

- Đất phù sa không được bồi tụ (P): Phân bố chủ yếu gần đất phù sa được bồi tụ (tập trung chủ yếu vùng trung tâm xã và vùng phía Nam xã, gần sông Đu) loại đất này thuận lợi cho việc sản xuất cây hàng năm.

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (F1): Phân bố chủ yếu ở vùng phía Tây trung tâm xã và chạy dọc từ Bắc xuống Nam, loại đất này thuận lợi cho việc sản xuất cây hàng năm.

- Đất dốc tụ (D): Phân bố chủ yếu ở vùng thung lũng phía Đông dọc theo quốc lộ 3 chạy dài từ Bắc xuống Nam, loại đất này thuận lợi cho việc sản xuất cây lương thực, hoa màu.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Phân bố chủ yếu ở vùng phía Tây dòng sông Đu và chảy dọc từ Bắc xuống Nam, loại đất này thuận lợi cho sản xuất cây lâu năm (chè) và canh tác nông – lâm nghiệp.

Ngoài ra trên dịa bàn xã còn 1 số loại đất khác như đất vàng nhạt trên đá cát, đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đá nâu đỏ trên đá Macma bazơ trung tính, đỏ vàng trên đá biến chất…

* Tài nguyên nước

Trên địa bàn xã có 2 nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân là nguồn nước mặt và ngồn nước ngầm.

Nguồn nước mặt:

Ngoài nguồn nước mưa còn có các nguồn nước do những suối, khe, ngòi lớn nhỏ và các đập hồ khác nằm trên địa bàn xã cùng phần nào đảm bảo tưới tiêu chủ động cho hơn 100% diện tích đất canh tác và phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân.

Nguồn nước ngầm:

Có ở độ sâu từ 6÷12 m với chất lượng nước được coi là đảm bảo vệ

sinh, về trữ lượng nước tuy chưa xác định được chính xác nhưng về mùa khô trữ lượng nước ít, một số nơi không đủ nước để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân. Nguồn nước này chủ yếu được khai thác qua giếng khơi

*Tài nguyên rừng

Phấn Mễ là xã miền núi nên diện đất lâm nghiệp khá lớn 488,23 ha chiếm 19,29% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là rừng sản xuất. Rừng của xã chủ yếu là tre, vầu, bạch đàn, keo...và các cây thân bụi như sim, mua, guộc, lau lách...

*Tài nguyên khoáng sản

Theo đánh giá khảo sát bước đầu của Liên Đoàn địa chất, trên địa bàn xã có các nguồn khoáng sản sau: Quặng sắt phố Giá; Quặng Imenit trữ lượng khoảng 4 triệu tấn; mỏ than đang khai thác; đất Cao Lanh (đây là nguồn nguyên liệu để sản xuất gạch ngói phục vụ cho nhu cầu xây dựng của nhân dân).

* Tài nguyên nhân văn

Trên địa bàn xã có nhiều dân tộc cùng sinh sống trong đó: Kinh chiếm 78,09%, Nùng chiếm 19,3%, Sán Chí chiếm 6,64%, Cao Lan 5,59%, Tày 1,92%, các dân tộc Sán Dìu, Mường, Mán, Hoa chiếm 6,39%

Nhân dân xã Phấn Mễ có truyền thống cùng nhau đoàn kết đấu tranh bảo vệ quê hương.

Với truyền thống lịch sử, nguồn nhân lực dồi dào, một số được đào tạo và có kinh nghiệm sản xuất, có tính cần cù, chịu khó và những tiềm năng sẵn có, dưới sự lãnh đạo của huyện uỷ, Uỷ ban huyện Phú Lương, Uỷ ban nhân dân xã Phấn Mễ sẽ trở thành một xã có nền kinh tế - văn hoá - xã hội phát triển tương xứng với mục tiêu của xã cũng nhu huyện đề ra.

Trên địa bàn xã có điểm di tích lịch sử Hội trường núi Trường Sô – Dộc Mấu, và đền Phấn Mễ - Mỹ Khánh đang trình phê duyệt công nhận điểm di tích lịch sử.

Năm 2001 xã đã được nhà nước phong tặng danh hiệu xã “Anh hùng

lực lượng vũ trang”.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã phấn mễ, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2012 2014 (Trang 30 - 32)