Khảo sát cấu trúc của ORI.T2

Một phần của tài liệu phân lập chất từ cao dichloromethane của vỏ thân cây núc nác (oroxylum indicum (l ) vent ), họ chùm ớt (họ bignoniaceae) (Trang 59)

ORI.T2 là chất dạng dầu màu vàng cam. Tan tốt trong ethyl acetate.

SKLM hệ dm Hex : Ea (1:9) cho vết có Rf = 0,35.

Hình 4.3 SKLM và hình dạng của ORI.T2

4.2.2.1 Phổ MS

ESI-MS (positive) cho mũi cơ bản [M-H2O]+ tại m/z = 137 amu. Mũi ion phân tử giả M+ tại m/z = 155 amu và các mảnh khác phù hợp với công thức phân tử C8H10O3 (M = 154 amu, có độ bất bão hòa bằng 4).

4.2.2.2 Phổ 1H-NMR (DMSO_d6, 500Hz)

Ở vùng từ trường thấp δH (ppm) 5,8 – 6,8 đặc trưng cho proton của olefine tại δH (ppm) 6,75 (1H, dd, 3J = 10 Hz; 4J = 1,5 Hz) và δH (ppm) 5,86 (1H, d,

3J =10 Hz).

Ở vùng δH (ppm) từ 3,6 đến 4,1 đặc trưng cho proton liên kết với C gắn với một nguyên tố có độ âm điện mạnh oxygene.

Proton methine –CH< tại vị trí δH (ppm) 4,03 (1H, td, 3J = 4,5;

4J = 1,5 Hz), 4J = 1,5 Hz ghép với δH (ppm) 6,75 ghép xa theo hình W.

Hai proton δH (ppm) 3,85 (1H, td, 3J = 8,5; 3J = 6 Hz) và δH (ppm) 3,7 (1H,

td, 3J = 8 Hz) do mũi này bị chập nên không thấy được dạng mũi td và hai proton

này gắn cùng trên một C nhưng do gắn với C mang lập thể nên cho hai mũi ở hai vị trí khác nhau.

Hai proton ở δH (ppm) 2,7 (1H, dd, 2J =17; 3J =4,5 Hz) và δH (ppm) 2,45 (1H, dd, 2J =16,5; 3J = 4,5 Hz) cùng gắn trên một C nhưng ghép đặc trưng ở

2J = 17 Hz với nhau do gắn với C mang lập thể.

Tại δH (ppm) 2,13 (2H, m) là hai proton của –CH2– do bị chẻ mũi đa bởi C này gắn với C có hai proton không tương đương từ với nhau.

4.2.2.3 Phổ 13C-NMR (DMSO_d6, 125Hz)

Trên phổ 13C cho biết phân tử có 8 C. Từ phổ DEPT cho biết phân tử gồm có ba carbon tam cấp –CH< tại δC (ppm) 150, 126,9, 80,5, ba carbon nhị cấp –CH2– tại δC (ppm) 65,4, 39,8, 39 và hai carbon tứ cấp >C< tại δC (ppm) 196,9, 73,9.

Một mũi đơn tại δC (ppm) 196,9 đặc trưng cho carbon của nhóm carbonyl. Hai mũi tại δC (ppm) 150 và δ (ppm) 126,9 đặc trưng cho carbon của olefine.

Ba mũi tại δC (ppm) 80,5, 73,9 và 65,4 đặc trưng cho carbon liên kết với nguyên tử có độ âm điện mạnh oxygene.

Kết hợp các dữ liệu trên cho biết được hợp chất có chứa một vòng hydrofuran do tín hiệu cộng hưởng của các proton tại vị trí δH (ppm) 3,85, 3,7, 2,13 và carbon tại δC (ppm) 65,4 và 39,0. Và một vòng cyclohexenone do có tín hiệu công hưởng của các proton tại δH (ppm) 6,75, 5,86, 2,75 và 2,45 và carbon tại δC (ppm) 150,0, 126,9 và 39,8.

4.2.2.4 Một số thông tin từ phổ HSQC và HMBC Dữ liệu phổ HSQC:

-Proton tại δH (ppm) 6,75 và 5,86 liên kết với carbon tại δC (ppm) 150 và 126,9 tương ứng.

-Proton tại δH (ppm) 4,03 gắn trực tiếp lên carbon tại vị trí δC (ppm) 80,5. -Proton tại δH (ppm) 3,85 và 3,7 liên kết với carbon tại δC (ppm) 65,4. -Proton tại δH (ppm) 2,7 và 2,45 liên kết với C tại δC (ppm) 39,8. -Proton tại δH (ppm) 2,13 liên kết với C tại δC (ppm) 39.

Dữ liệu phổ HMBC:

Vị trí của proton olefine được xác định là tín hiệu tại vị trí δH (ppm) 6,75 tương tác với C tại δC (ppm) 80,5 và H tại vị trí δH (ppm) 5,86 tương tác với C tại δC (ppm) 196,9, 73,9 và 39,8.

Proton tại δH (ppm) 3,85, 3,7 tương tác với C tại vị trí δC (ppm) 73,9. Proton tại δH (ppm) 2,13 tương tác với C tại δC (ppm) 80,5 và 73,9. Proton tại δH (ppm) 2,7 và 2,45 tương tác với C tại δC (ppm) 73,9 và 80,5. Từ những dữ liệu trên cho biết vòng furan và vòng cyclohexenone ghép với nhau qua C tại δH (ppm) 80,5 và 73,9.

4.2.2.5 Kết luận

Dữ liệu của ESI-MS, 1H-NMR, 13C-NMR, HSQC, HMBC của hợp chất

ORI.T2, công thức cấu tạo được đề nghị là

3a-hydroxy-3,3a,7,7a-tetrahydrobenzofuran-6(2H)-one nó còn được biết với tên là Rengyolone.

Rengyolone được xác định là (S)-(+)-rengyolone, khi [α]29

D = +46° (c 0,3, MeOH) (Tuntiwachwuttikul và cộng sự, 2003) và hỗn hợp racemic (±)-rengyolone, khi [α]29D = −1,8° (c 2,4, MeOH) (Hase và cộng sự, 1995).[4]

Do không đủ lượng mẫu nên độ quay cực của ORI.T2 chưa được khảo sát để xác định ORI.T2 là (S)-(+)-rengyolone hay hỗn hợp racemic.

Hình 4.4 Công thức của ORI.T2

Bảng 4.3 Phổ 1H-NMR, 13C-NMR và HMBC của ORI.T2 Vị trí δH (tín hiệu, J/Hz) δC (C kiểu) HMBC 1 - 73,9 (>C<) - 2 4,03 (td, 4,5; 1,5 Hz) 80,5 (>CH–) C-1, C-4 3 2,7 (dd, 17; 4,5 Hz) 2,45 (dd, 16,5; 4,5 Hz) 39,8 (–CH2–) C-1, C-2, C-4 C-1, C-2, C-4 4 - 196,9 (>C=O) - 5 5,86 (d, 10 Hz) 126,9 (>CH–) C-1, C-3 6 6,75 (dd, 10; 1,5 Hz) 150 (>CH–) C-2, C-4, C-7 7 2,13 (m) 39 (–CH2–) C-1, C-2, C-6, C-8 8 3,85 (td, 8,5; 6 Hz) 3,7 (td, 8 Hz) 65,4 (–CH2–) C-1, C-2, C-7 C-1, C-2, C-7

Bảng 4.4 Dữ liệu phổ 1H-13C HSQC của ORI.T2

Proton (δppm) Carbon liên kết (δppm) H-2 (4,05) C-2 (80,5) Ha-3 (2,7) C-3 (39,8) Hb-3 (2,45) C-3 (39.8) H-5 (5,86) C-5 (126,9) H-6 (6,75) C-6 (150) Ha-7 (2,13) C-7 (39) Hb-7 (2,13) C-7 (39) Ha-8 (3,85) C-8 (65,4) Hb-8 (3,7) C-8 (65,4)

Bảng 4.5 So sánh phổ ORI.T2 với Rengyolone. ORI.T2

(đo trong DMSO_d6)

Rengyolone (đo trong CDCl3) Vị trí 1H-NMR δH ppm 13C-NMR δC ppm 1H-NMR δH ppm 13C-NMR δC ppm 1 - 73,9 - 75,8 2 4,03 (td) 80,5 4,25 (ddd) 81,7 3 2,7 (dd) 2,45 (dd) 39,8 2,78 (dd) 2,61 (dd) 40,2 4 - 196,9 - 196,4 5 5,86 (d) 126,9 5,86 (d) 128,9 6 6,75 (dd) 150 6,76 (dd) 147,4 7 2,13 (m) 39,0 2,34 (ddd) 2,23 (ddd) 39,6 8 3,85 (td) 3,7 (td) 65,4 4,09 (td) 3,91 (td) 66,2

*Nhận xét: Từ dữ liệu so sánh thấy các mũi cộng hưởng của hợp chất ORI.T2 trùng khớp với hợp chất Rengyolone. Các sai lệch về độ dịch chuyển có thể là do đo trên máy khác nhau, nên độ nhạy khác nhau, và dung môi đo mẫu. [4]

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Từ nguyên liệu 9,5 kg bột vỏ cây khô Núc nác, ngâm dầm với methanol. Sau đó, cô đuổi dung môi thu được 1,6 kg cao methanol tổng. Tiếp tục thực hiện phương pháp chiết lỏng – lỏng với các dung môi có độ phân cực khác nhau thu được các cao: n-hexane, dichloromethane, ethyl acetate, methanol.

Khảo sát cao dichloromethane, sắc ký nhanh cột khô thu được 12 phân đoạn.

 Tiếp tục khảo sát phân đoạn OD4 cô lập được hợp chất ORI.T1 có công thức được đề nghị như sau. Đây cũng là hợp chất mới được báo cáo lần đầu tiên trong cây Oroxylum indicum (L.) Vent. thuộc chi Oroxylum.

Tên IUPAC: Methyl 3,4-dihydroxybenzoate

 Tiếp tục khảo sát phân đoạn OD6 cô lập được hợp chất được đặt tên là ORI.T2 có công thức được đề nghị như sau:

Tên IUPAC: 3a-hydroxy-3,3a,7,7a-tetrahyrobenzofuran-6(2H)-one Tên thông thường: Rengyolone

Khảo sát hoạt tính kháng oxi hóa bằng gốc tự do DPPH (60 µg/mL) trên các cao và hợp chất ORI.T1 so sánh với chất chuẩn là Vitamin C. Khả năng loại bỏ 50% gốc tự do theo thứ tự giảm dần là: Vitamin C (5,86 µg/mL), cao dichloromethane (24,39 µg/mL), cao ethyl acetate (28,16 µg/mL), hợp chất ORI.T1 (34 µg/mL).

Kết luận: Không mẫu nào có hoạt tính kháng oxi hóa như chất chuẩn Vitamin C.

5.2 Kiến nghị

Do giới hạn về điều kiện và thời gian đề tài có một số kiến nghị như sau:  Tiếp tục khảo sát các cao khác của vỏ cây Núc nác gồm cao n-hexane, ethyl acetate, methanol.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] D C Deka, Vimal Kumar, Chandan Prasad, Kamal Kumar, B J Gogoi, Lokendra Singh, R B Srivastava, (2013), Oroxylum indicum – a medicinal plant of North East India: An overview of its nutritional, remedial, and prophylactic properties. Journal of Applied Pharmaceutical Science Vol. 3 (Suppl 1), 9: S104-S112.

[2] Saowanee Maungjunburee and Wilawan Mahabusarakam, (2010), Flavonoids from the stem bark of Oroxylum indicum (L.) Benth. ex Kurz.

Proceedings of the 7th IMT-GT UNINET and the 3rd International PSU-UNS Conferences on Bioscience, 5 : 136 -140.

[3] N Sasidharan, (2010), Qualitative and quantitative analysis of biologically active principles, baicalein, luteol in and psoralen from Oroxylum indicum, Premna serratifolia, Aegle marmelos and their allied species, KFRI Research

Report No. 350, ISBN No. 0970-8103.

[4] Saowanee Maungjunburee, (2010), Chemical Constituents from the Stem Bark of Oroxylum indicum (L.) Benh. ex Kurz, A Thesis Submitted in Partial Fulfillment of the Requirements for the Degree of Master of Science in Chemical Studies Prince of Songkla University.

[5] Lawania Rahul Dev, Mishra Anurag, Gupta Rajiv, (2010), Oroxylum indicum: A Review, Phcogj, May 2010, Vol 2, Issue 9, 7 : 304-310.

[6] Bộ môn dược liệu, Trường Đại học Dược Khoa – Hà Nội, (1980), Bài giảng dược liệu – tập I, nhà xuất bản y học, 3 : 256 – 258.

[7] Ahad A, Ganai AA, Sareer O, Najm MZ, Kausar MA, Mohd M, Siddiqui WA, (2012), Therapeutic potential of Oroxylum indicum: A review, Journal of Pharmaceutical Research and Opinion 2, 10 : 163 – 172.

[8] PTS. Võ Văn Chi, (1996), 200 cây thuốc thông dụng, nhà xuất bản tổng hợp Đồng Tháp, 3 : 224 – 226.

[9] Nguyễn Kim Phi Phụng, (2007), Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

[10] Mohd Ali, Anurag Chaudhary và Ramidi Ramachandarm, (1999), New pterocarpans from Oroxylum indicum stem bark, Indian journal of chemistry,

Vol, 38B, August 1999, 3 : 950 – 952.

[11] Philip Molyneux, (2004), The use of the stable free radical diphenylpicryl- hydrazyl (DPPH) for estimating antioxidant activity, Songklanakarin J. Sci. Technol., Vol. 26 No. 2 Mar.-Apr. 2004, 9 : 211 – 219.

[12] İlhami Gülçin, (2011), Antioxidant activity of food constituents: an overview, Review article, Arch Toxicol (2012), 86:345–391.

[13] Raghbir C. Gupta, Vivek Sharma, Nisha Sharma, Neeraj Kumar, Bikram Singh, (2008), In vitro Antioxidant Activity from Leaves of Oroxylum indicum (L.) Vent. -A North Indian Highly Threatened and Vulnerable Medicinal Plant, Journal of Pharmacy Research, Vol.1.Issue 1. July-September 2008, 8 : 65 – 72. [14] Lê Thị Thu Hương, Nguyễn Tiến Công, Nguyễn Vũ Mai Trang, Nguyễn Thị Minh Trang, (2013), Các hợp chất favonoit từ lá cây Núc nác Oroxylum indicum, Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM, số 43 năm 2013, 6 : 92 – 97.

[15] Gamal A. Mohamed, (2015), Iridoids and other constituents from Cyperus

rotundus L. rhizomes, Bulletin of Faculty of Pharmacy, Cairo University (2015)

PHỤ LỤC A PHỔ CỦA ORI.T1

Phổ 1H-NMR của ORI.T1

Phổ dãn rộng 1H-NMR của ORI.T1

H5

Phổ 13C-NMR của ORIT.1 C8 C2 C5 C1 C6 C3 C4 C7

Phổ DEPT của ORI.T1 C8 C5 C2 C1 C6 C3 C4 C7

PHỤ LỤC B PHỔ CỦA ORI.T2

Phổ ESI-MS của ORI.T2

M+= 155 [M – H2O]+

Phổ 1H-NMR của ORI.T2

H5, H6

H2, H8

Phổ dãn rộng 1H-NMR của ORI.T2 H7 H3b H3a H5 H8a H2 H6 H8b

Phổ 13C-NMR của ORI.T2 C8 C5 C2 C1 C6 C3 C4 C7

Phổ DEPT của ORI.T2 C8 C5 C2 C1 C6 C3 C4 C7

Phổ HSQC của ORI.T2 C8 C5 C2 C1 C6 C3 C7 H7 H3b H3a H5 H2 H8b H6 H8a

Phổ HMBC của ORI.T2 C4 C6 C5 C2 C1 C8 C7 C3 H6 H5 H2 H8a H8b H3a H3b H7

Một phần của tài liệu phân lập chất từ cao dichloromethane của vỏ thân cây núc nác (oroxylum indicum (l ) vent ), họ chùm ớt (họ bignoniaceae) (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)