Rèn luyện ngôn ngữ Vật lý cho HS

Một phần của tài liệu áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực khi giảng dạy chương 2 dao động cơ, vật lý 12 nâng cao, nhằm bồi dưỡng năng lực tư duy của học sinh (Trang 38)

h ợp tác

2.3.5. Rèn luyện ngôn ngữ Vật lý cho HS

Như ta đã biết, ngôn ngữ là hình thức biểu hiện của tư duy. Mỗi khái niệm VL được biểu đạt bằng một từ, mỗi định nghĩa, định luật VL được phát biểu bằng một mệnh đề, mỗi suy luận bao gồm nhiều phán đoán liên tiếp. Tuy kiến thức VL rất đa dạng nhưng những cách phát biểu các định nghĩa, quy tắc, định luật VL cũng có những hình thức chung nhất định, GV có thể chú ý rèn luyện cho HS quen dần.

Để mô tả một loại hiện tượng, cần những thuật ngữ diễn tả những dấu hiệu đặc trưng của loại hiện tượng đó. Ví dụ: để mô tả chuyển động cơ học, cần đến các thuật ngữ để chỉ quỹ đạo (thẳng, cong, tròn…), chỉ sự nhanh hay chậm của chuyển động (vận tốc), chỉ sự thay đổi vận tốc (gia tốc), chỉ vị trí (tọa độ);để mô tả tương tác cơ học giữa các vật, cần đến thuật ngữ luật.

Định nghĩa một đại lượng VL thường gồm hai phần: Một phần nêu lên đặc điểm

34

và một phần nêu lên đặc điểm định lượng (đại lượng nào đo bằng cách nào, quan hệ với

các đại lượng khác theo công thức nào)

Một định luật VL thường nêu lên mối quan hệ hàm số giữa hai đại lượng hoặc nêu

lên những điều kiện để cho một hiện tượng có thể xảy ra. Ví dụ: Định luật khúc xạ ánh sáng nêu lên mối quan hệ giữa sin của góc tới và sin của góc khúc xạ, còn định luật cảm ứng điện từ nêu lên điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung dây dẫn kín.

Đặc biệt đáng chú ý là nhiều khi trong VL, vẫn dùng những từ ngữ thường dùng trong ngôn ngữ hàng ngày, nhưng có một nội dung phong phú và chính xác hơn. Mỗi khi gặp một thuật ngữ mới diễn tả một khái niệm mới, cần giải thích rõ cho HS và yêu cầu họ tập sử dụng nó một cách chính xác, thành thạo thay cho ngôn ngữ hàng ngày.

2.4. Bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh

Quy trình bồi dưỡng năng lực tư duy của HS được thể hiện qua các thao tác: - Khám phá, xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng

● Đặt câu hỏi

● Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng ● Tổ chức và xử lý thông tin

- Hình thành ý tưởng và hành động

● Tưởng tượng và kết nối ý tưởng

● Xem xét lựa chọn thay thế

● Tìm kiếm giải pháp và hành động - Suy ngẫm

● Suy nghĩ về quá trình tư duy ● Xem xét lại tiến trình

● Vận dụng vào bối cảnh mới

- Phân tích, tổng hợp và đánh giá ● Sử dụng các thao tác lôgic

● Rút ra kết luận và kế hoạch hành động ● Đánh giá tiến trình và kết quả đầu ra

35

Chương 3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ

3.1. Một số PPDH tích cực trong dạy học Vật lý

Thực hiện dạy và học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ truyền thống. Trong hệ

thống các PPDH quen thuộc được đào tạo trong các trường sư phạm nước ta từ mấy thập

kỉ gần đây cũng đã có nhiều PP tích cực. Các sách lí luận dạy học đã chỉ rõ, về mặt hoạt động nhận thức, thì PP thực hành là “tích cực” hơn PP trực quan, PP trực quan thì “sinh động” hơn PP thuyết trình.

Muốn thực hiện dạy và học tích cực thì cần phát triển PP thực hành, PP trực quan theo kiểu tìm tòi từng phần hoặc nghiên cứu phát hiện, nhất là khi dạy các môn KH thực nghiệm.

Đổi mới PPDH cần thừa kế, phát triển những mặt tích cực của hệ thống PPDH đã

quen thuộc, đồng thời cần đòi hỏi, vận dụng một số PPDH mới, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy và học ở nước ta để GD từng bước tiến lên vững chắc.

Môi trường học tập mới khuyến khích hình thành thói quen tự học và tự đánh giá của HS, thói quen học cả đời.

Huấn luyện: Thay đổi quan niệm từ “Thầy giáo chỉ đạo toàn diện học tập của HS”

sang “Huấn luyện viên tổ chức hoạt động học tập sáng tạo của học sinh”. Huấn luyện

đồng nghiệp, giúp đỡ đồng nghiệp trong tổ chức học tập mới. Theo hướng nói trên, nên

quan tâm phát triển một số PP dưới đây.

3.1.1. Dạy học vấn đáp, đàm thoại

Vấn đáp, đàm thoại là PP trong đó GV đặt ra những câu hỏi để HS trả lời, hoặc có

thể tranh luận với nhau và với cả GV, qua đó HS lĩnh hội được nội dung bài học.

PP vấn đáp, đàm thoại khác với thuyết trình ở chỗ nội dung cần truyền thụ không được thể hiện qua lời giảng của người dạy mà được thực hiện bởi hệ thống câu trả lời của người đọc, dưới sự gợi mở bởi các câu hỏi do người dạy đề xuất.

Mục đích của PP này là NC chất lượng của giờ học bằng cách tăng cường hình thức hỏi –

đáp, đàm thoại giữa GV và HS, rèn cho HS bản lĩnh tự tin, khả năng diễn đạt một vấn đề

trước tập thể. Muốn thực hiện điều đó đòi hỏi GV phải xây dựng được hệ thống câu hỏi

phù hợp với yêu cầu bài học, hấp dẫn, sát đối tượng, xác định được vai trò chức năng của

từng câu hỏi, mục đích hỏi, các yếu tố kết nối các câu hỏi, thứ tự hỏi. GV cũng cần dự

kiến các phương án trả lời của HS để có thể chủ động thay đổi hình thức, cách thức, mức

độ hỏi, có thể dẫn dắt qua các câu hỏi phụ tránh đơn điệu, nhàm chán, nặng nề, bế tắc; tạo hứng thú học tập của HS và tăng hấp dẫn của giờ học.

36

3.1.2. Dạy và học phát hiện và giải quyết vấn đề

Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt, thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực bảo đảm sự thành đạt trong cuộc sống. Vì vậy, tập dượt cho HS biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình

và cộng đồng không chỉ có ý nghĩa ở tầm PPDH mà phải được đặt như một mục tiêu giáo

dục. Trong dạy học phát hiện và GQVĐ, HS vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được

PP chiếm lĩnh tri thức đó, phát triển tư duy tích cực sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội: phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí các vấn đề nảy sinh.

Dạy và học phát hiện, GQVĐ không chỉ giới hạn ở phạm trù PPDH, nó đòi hỏi cải tạo

nội dung, đổi mới cách tổ chức quá trình dạy học trong mối quan hệ thống nhất với PPDH.

Khuyến khích HS phát hiện và tự GQVĐ. Vấn đề cốt yếu của PP này là thông qua

quá trình gợi ý, dẫn dắt, nêu câu hỏi, giả định, GV tạo điều kiện cho HS tranh luận, tìm tòi, phát hiện vấn đề thông qua các tình huống có vấn đề. Các tình huống này có thể do GV chủ động xây dựng, cũng có thể do lôgic kiến thức của bài học tạo nên. Cần trân trọng, khuyến khích những phát hiện của HS, tạo cơ hội, điều kiện cho HS thảo luận, tranh luận, đưa ra ý kiến, nhận định, đánh giá cá nhân (có thể không đúng hoặc khác với

sự chuẩn bị của GV), giúp HS tự GQVĐ để chủ động chiếm lĩnh kiến thức.

3.1.3. Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ

PPDH hợp tác giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ GV.

Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên, vì vậy PP này còn được gọi là PP cùng tham gia, nó như một PP trung gian giữa sự làm việc độc lập của từng HS với sự việc chung của cả lớp. Trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của HS phải được phát huy và ý quan trọng của PP này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động. Cần tránh khuynh hướng hình thức và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiểu biểu nhất của đổi mới PPDH, hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ PPDH càng đổi mới.

3.2. Đặc trưng cơ bản của PPDH tích cực

3.2.1. Dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo thông

qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của HS

DH thay vì lấy “Dạy” làm trung tâm sang lấy “Học” làm trung tâm. Trong PP tổ chức, người học – đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” – được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó

37

tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt.

“Hoạt động làm cho lớp học ồn ào hơn, nhưng là sự ồn ào hiệu quả”.

3.2.2. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự học của

học sinh

PPDH tích cực xem việc rèn luyện PP học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả DH mà còn là một mục tiêu DH.

Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh – với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão – thì không thể nhồi nhét vào đầu óc HS khối lượng kiến thức ngày càng nhiều.

Trong các PP học thì cốt lõi là PP tự học. Nếu rèn luyện cho HS có được PP, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội.

3.2.3. Dạy học phân hóa kết hợp với hợp tác

Trong một lớp học trình độ kiến thức, tư duy của HS thường không thể đồng đều, vì

vậy khi áp dụng PPDH tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, mức độ,

tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi hoạt động độc lập. Áp dụng PPDH tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hóa này càng lớn.

Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy – trò, trò – trò tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập.

38

Chương 4. THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI HỌC TRONG CHƯƠNG 2 DAO ĐỘNG CƠ, VẬT LÝ 12 NÂNG CAO

4.1. Đại cương về chương

4.1.1. Mục tiêu

Chủ đề Mức độ cần đạt

1. Dao động điều hòa. Các đại lượng đặc trưng. 2. Con lắc lò xo. Con lắc đơn. 3. Dao động riêng. Dao động tắt dần. 4. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng. Dao động duy trì. 5. Phương pháp giản đồ Frênen. Kiến thức

- Phát biểu được định nghĩa dao động điều hòa.

- Nêu được li độ, biên độ, tần số, chu kì, pha, pha ban đầu.

- Nêu được quá trình biến đổi năng lượng trong dao động điều hòa.

- Viết được phương trình động lực học và phương trình dao động điều hòa của con lắc lò xo và con lắc đơn.

- Viết được công thức tính chu kì (hoặc tần số) dao động điều hòa của con lắc lò xo và con lắc đơn. Nêu được ứng dụng của con lắc đơn trong việc xác định gia tốc rơi tự do.

- Trình bày được nội dung của phương pháp giản đồ Frênen. - Nêu được cách sử dụng phương pháp giản đồ Frênen để tổng hợp hai dao động điều hòa cùng tần số và cùng phương dao động.

- Nêu được dao động riêng, dao động tắt dần, dao động cưỡng bức là gì ?

- Nêu được điều kiện để hiện tượng cộng hưởng xảy ra.

- Nêu được các đặc điểm của dao động tắt dần, dao động cưỡng

bức. Kĩ năng

- Giải được những bài toán đơn giản về dao động của con lắc lò

xo và con lắc đơn.

- Biểu diễn được một dao động điều hòa bằngvectơ quay.

- Xác định chu kì dao động của con lắc đơn và gia tốc rơi tự do bằng thí nghiệm.

39

4.1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương

4.2. Thiết kế giáo án một số bài học trong chương 2. Dao động cơ, Vật lý 12 NC

Thiết kế giáo án của 5 bài trong chương, gồm:

+ Bài 6: Dao động điều hòa

+ Bài 7: Con lắc đơn. Con lắc vật lý

+ Bài 8: Năng lượng trong dao động điều hòa

+ Bài 10: Dao động tắt dần và dao động duy trì

+ Bài 11: Dao động cưỡng bức. Cộng hưởng Thực hành: Xác định chu kỳ

dao động của con lắc đơn

hoặc con lắc lò xo và gia tốc

trọng trường Dao động điều hòa

Con lắc đơn. Con lắc vật lý

Năng lượng trong dao động điều

hòa

Bài tập về dao động điều

hòa Dao động tắt dần và dao động duy trì Dao động cưỡng bức. Cộng hưởng Tổng hợp dao động

40

Bài 6. DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức

- Thông qua quan sát có khái niệm về chuyển động dao động. - Biết cách thiết lập phương trình động lực học của con lắc lò xo.

- Biết rằng biểu thức của dao động điều hoà là nghiệm của phương trình động lực học.

- Hiểu rõ các đại lượng đặc trưng của dao động điều hoà: biên độ, pha, tần số góc, chu kỳ, tần số.

- Biết tính toán và vẽ đồ thị biến đổi theo thời gian của li độ, vận tốc và gia tốc trong dao động điều hoà (DĐĐH).

- Hiểu rõ khái niệm chu kỳ và tần số của dao động điều hoà. - Biết biểu diễn dao động điều hoà bằng vectơ quay.

- Biết viết điều kiện ban đầu tuỳ theo cách kích thích dao động và từ điều kiện ban đầu suy ra biên độ A và pha ban đầu .

2.Kỹ năng

- Giải bài tập về động học dao động.

- Tìm được các đại lượng trong phương trình dao động điều hoà.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Chuẩn bị con lắc lò xo, đồng hồ bấm giây để đo chu kì của con lắc lò xo. - Phiếu học tập cho HS.

Phiếu học tập

Câu 1: Thế nào là dao động điều hòa ? Cho ví dụ ?

Câu 2:Xét ba đại lượng đặc trưng A, ,  cho dao động điều hòa của một con lắc lò xo đã cho. Những đại lượng nào có thể có những giá trị khác nhau, tùy thuộc các kích thích dao động ? Đại lượng nào chỉ có một giá trị xác định đối với con lắc lò xo đã cho ?

Câu 3: Tốc độ của chất điểm dao động điều hòa cực đại khi A. li độ cực đại.

B. gia tốc cực đại. C. li độ bằng 0. D. pha bằng /4.

Câu 4: Gia tốc của chất điểm dao động điều hòa bằng 0 khi A. li độ cực đại.

B. li độ cực tiểu.

C. vận tốc cực đại hoặc cự tiểu. D. vận tốc bằng 0.

Câu 5: Dao động điều hòa đổi chiều khi A. lực tác dụng đổi chiều.

41

B. lực tác dụng bằng 0.

C. lực tác dụng có độ lớn cực đại.

D. lực tác dụng ngược chiều với vận tốc.

2. Học sinh:

- Ôn lại các kiến thức về đạo hàm, cách tính đạo hàm, ý nghĩa vật lí của đạo hàm; trong chuyển động thẳng, vận tốc của chất điểm bằng đạo hàm toạ độ của chất điểm theo thời gian, còn gia tốc bằng đạo hàm của vận tốc theo thời gian.

- Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều của vật.

Các cơ hội HS có thể nhận được trong quá trình tiếp thu bài học:

Một phần của tài liệu áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực khi giảng dạy chương 2 dao động cơ, vật lý 12 nâng cao, nhằm bồi dưỡng năng lực tư duy của học sinh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)